Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
CÀ TÍM
Quả cà tím có đực, có cái. Để phân biệt ta chỉ cần nhìn ở đáy quả cà: Nếu vết lõm sâu và và dài như một cái gạch ngang là cà cái; nếu vết lõm nông và tròn là cà đực. Cà đực có ít hạt do đó ít đắng hơn cà cái.
Giá trị dinh dưỡng Tuy có ít năng lượng và chất dinh dưỡng, nhưng cà được nhiều người ưa thích vì có nhiều chất xơ, tốt cho bài tiết tiêu hóa, ăn lại mau no, không sợ béo mập. Một chén cà tím (khoảng 180g) có 20 calori, 2.5 g chất xơ và 0.5 mg sinh tố C.
Cà tím có cấu tạo đặc biệt giống như thịt và dễ thấm hút gia vị trong món ăn. Vì thế, người ăn chay thường dùng để nấu nướng thay cho thịt. Nhưng khi nấu với mỡ béo, cà sẽ hút rất nhiều mỡ, vì thế nên dùng dầu thực vật có ít chất béo bão hòa.
Sau khi nấu, đôi khi cà có vị hơi đắng. Để làm mất vị đắng này, ướp cà với một chút muối, xếp mỏng trên một cái đĩa, lấy một cái đĩa khác đậy lên trên cho nặng, chắt bỏ nước cà chẩy ra; hoặc ngâm các miếng cà trong nước muối chừng 30 phút rồi mới vớt ra nấu. Khi nấu cà tránh dùng nồi nhôm, vì chất nhôm làm cà đổi mầu .
Cà đã nấu không nên để ngoài không khí quá lâu vì chất nitrate trong cà chuyển hóa thành nitite, ăn vào có thể gây ngộ độc, nhất là ở trẻ em.
Cũng chỉ nên cắt cà ít phút trước khi nấu, kẽo cà bị oxy hóa thành mầu thâm nâu.
Nên cất giữ cà tươi trong tủ lạnh, để cà khỏi mau khô héo.
Công dụng y học
Cà tím nom có vẻ rẻ tiền, nhưng theo kinh nghiệm dân gian ở nhiều nơi, món ăn này còn có những tác dụng trị bệnh quý giá.
Y học cổ truyền Triều Tiên ăn cà tím để chữa bệnh đau lưng, đau bụng, bệnh sởi, nghiện rượu và đắp ngoài da để chữa phong thấp, phỏng, đau bụng.
Người Nigeria dùng cà tím như thuốc ngừa thai, chữa kinh phong, viêm xương khớp.
Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy nước chiết cà tím có thể ngăn chặn ung thư ở màng tế bào. Ở vùng mà dân chúng ăn nhiều cà tím thì số người mắc bệnh ung thư bao tứ rất thấp.
Cách đây hơn 30 năm, một bác sĩ người Áo thử nghiệm cho thỏ ăn nhiều cà tím thì thấy sức tác hại của cholesterol trên thành động mạch máu của những con thỏ này thấp hơn ở nhóm thỏ không ăn cà. Ông ta cho rằng chất xơ trong cà đã bám chặt vào cholesterol, rồi đưa ra ngoài theo chất thải của sự tiêu hóa, do đó bảo vệ được động mạch.
Vài điều cần lưu ý
Khi uống thuốc chữa bệnh trầm cảm MAO inhibitor (Monoamine oxidase inhibitor), nên cẩn thận vì chất tyramine trong cà có tác dụng tương phản với MAO, làm huyết áp lên cao.
Trước khi đi thử nước tiểu kiểm tra u bướu bao tử hoặc tuyến nội tiết , không được ăn cà tím, vì cà tím có nhiều serotonin có thể làm thử nghiệm thành dương tính giả ( false positive ). U bướu tiết ra nhiều serotonin và được thải ra trong nước tiểu.
Serotonin cũng có nhiều trong chuối, cà chua, mận, dứa, trái bơ....Nếu ăn những thứ này thì nước tiểu sẽ có serotonin ngay cả khi không bị u bướu.
DÂU
Dâu là loại trái cây có quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 4 tới tháng 6.
Dâu có loại hái một mùa hoặc loại có nhiều vụ cho tới khi tàn vào mùa lạnh băng giá.
Thành phần dinh dưỡng
Dâu có nhiều sinh tố C, sinh tố B; chất xơ không hòa tan lignin ở hạt dâu và trên vỏ, và chất xơ hòa tan pectin trong trái dâu. Một trăm gram dâu có 21mg folate, 42mg sinh tố c, 1.5 g chất xơ.
Cất trữ.
Không nên mua dâu mềm chẩy nước, vỏ mọc nấm. Thường thường dâu nhỏ và trung bình lại ngon ngọt hơn trái to.
Dâu ngon khi nom còn mầu đỏ tươi, thịt chắc, cuống xanh có lá nhỏ. Dâu mầu hơi tái là dâu non, còn dâu có những đốm đỏ sậm lại chín quá. Dâu mà cuống lá non mầu nâu đất thì là dâu già.
Mua dâu về lựa bỏ trái hư để tránh nấm mốc lan tràn, giữ nguyên cuống rồi cất giữ trong tủ lạnh, nhưng đừng để quá lâu. Chỉ rửa dâu trước khi ăn và cắt cuống sau khi rửa, tránh nước thấm vào làm nhạt vị ngọt của dâu.
Chỉ cắt dâu khi sắp ăn vì cắt để lâu, sinh tố C bị phân hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dâu.
Muốn dâu dịu ngọt, cho thêm chút đường. Đường hòa nhập với nước tiết của dâu, một lúc sau dâu trở lên mềm, dễ ăn.
Dâu có thể ăn tươi, làm mứt, đóng hộp.
Dâu khử trùng để dành bằng sức nóng mất bớt một phần sinh tố C và cũng ngả sang mầu đất nên để giữ mầu tự nhiên của dâu, người ta thường châm thêm một chút nước trái chanh.
Dùng trong y học Trái dâu vừa là một loại trái ăn ngon, vừa là một vị thuốc được dân gian dùng để chữa bệnh.
Dâu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm bớt đau nhức xương khớp, chữa các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, nấm trên da.
Dâu có nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, thoái hóa thần kinh và làm chậm sự lão suy.
Chất folate trong dâu góp phần làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ em như chẻ cằm, và ống thần kinh kém phát triển.
Sinh tố C có nhiều trong dâu nên cũng tốt để ngừa thiếu sinh tố này, tránh bệnh hoại huyết ( scurvy hay scorbut ).
Vài điều cần lưu ý
Dâu là một trong mười hai loại thực phẩm hàng đầu gây ra dị ứng cho người ăn. Mười một thứ kia là sô cô la, trứng, cá, bắp ngô, hạt đậu , sữa, quả hạch (nuts ), quả đào, thịt heo, đồ biển và hạt lúa mì ( wheat ).
Dâu có một hóa chất salicylate, tương tự như Aspirin, nên quý vị dị ứng với thuốc giảm đau nhức này nên cẩn thận.
Ngoài ra , oxalic acid trong dâu có thể làm trầm trọng bệnh sạn thận, sạn ống dẫn nước tiểu và làm cơ thể khó hấp thụ calci và sắt./.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
CÀ TÍM
Cà tím thuộc họ Solanaceae, cùng họ với cà chua, khoai tây, ớt xanh và ớt đỏ. Tiếng Mỹ gọi cà tím là eggplant, Pháp gọi là aubergine
Quả cà tím có đực, có cái. Để phân biệt ta chỉ cần nhìn ở đáy quả cà: Nếu vết lõm sâu và và dài như một cái gạch ngang là cà cái; nếu vết lõm nông và tròn là cà đực. Cà đực có ít hạt do đó ít đắng hơn cà cái.
Giá trị dinh dưỡng Tuy có ít năng lượng và chất dinh dưỡng, nhưng cà được nhiều người ưa thích vì có nhiều chất xơ, tốt cho bài tiết tiêu hóa, ăn lại mau no, không sợ béo mập. Một chén cà tím (khoảng 180g) có 20 calori, 2.5 g chất xơ và 0.5 mg sinh tố C.
Cà tím có cấu tạo đặc biệt giống như thịt và dễ thấm hút gia vị trong món ăn. Vì thế, người ăn chay thường dùng để nấu nướng thay cho thịt. Nhưng khi nấu với mỡ béo, cà sẽ hút rất nhiều mỡ, vì thế nên dùng dầu thực vật có ít chất béo bão hòa.
Sau khi nấu, đôi khi cà có vị hơi đắng. Để làm mất vị đắng này, ướp cà với một chút muối, xếp mỏng trên một cái đĩa, lấy một cái đĩa khác đậy lên trên cho nặng, chắt bỏ nước cà chẩy ra; hoặc ngâm các miếng cà trong nước muối chừng 30 phút rồi mới vớt ra nấu. Khi nấu cà tránh dùng nồi nhôm, vì chất nhôm làm cà đổi mầu .
Cà đã nấu không nên để ngoài không khí quá lâu vì chất nitrate trong cà chuyển hóa thành nitite, ăn vào có thể gây ngộ độc, nhất là ở trẻ em.
Cũng chỉ nên cắt cà ít phút trước khi nấu, kẽo cà bị oxy hóa thành mầu thâm nâu.
Nên cất giữ cà tươi trong tủ lạnh, để cà khỏi mau khô héo.
Công dụng y học
Cà tím nom có vẻ rẻ tiền, nhưng theo kinh nghiệm dân gian ở nhiều nơi, món ăn này còn có những tác dụng trị bệnh quý giá.
Y học cổ truyền Triều Tiên ăn cà tím để chữa bệnh đau lưng, đau bụng, bệnh sởi, nghiện rượu và đắp ngoài da để chữa phong thấp, phỏng, đau bụng.
Người Nigeria dùng cà tím như thuốc ngừa thai, chữa kinh phong, viêm xương khớp.
Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy nước chiết cà tím có thể ngăn chặn ung thư ở màng tế bào. Ở vùng mà dân chúng ăn nhiều cà tím thì số người mắc bệnh ung thư bao tứ rất thấp.
Cách đây hơn 30 năm, một bác sĩ người Áo thử nghiệm cho thỏ ăn nhiều cà tím thì thấy sức tác hại của cholesterol trên thành động mạch máu của những con thỏ này thấp hơn ở nhóm thỏ không ăn cà. Ông ta cho rằng chất xơ trong cà đã bám chặt vào cholesterol, rồi đưa ra ngoài theo chất thải của sự tiêu hóa, do đó bảo vệ được động mạch.
Vài điều cần lưu ý
Khi uống thuốc chữa bệnh trầm cảm MAO inhibitor (Monoamine oxidase inhibitor), nên cẩn thận vì chất tyramine trong cà có tác dụng tương phản với MAO, làm huyết áp lên cao.
Trước khi đi thử nước tiểu kiểm tra u bướu bao tử hoặc tuyến nội tiết , không được ăn cà tím, vì cà tím có nhiều serotonin có thể làm thử nghiệm thành dương tính giả ( false positive ). U bướu tiết ra nhiều serotonin và được thải ra trong nước tiểu.
Serotonin cũng có nhiều trong chuối, cà chua, mận, dứa, trái bơ....Nếu ăn những thứ này thì nước tiểu sẽ có serotonin ngay cả khi không bị u bướu.
DÂU
Dâu là loại trái cây có quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 4 tới tháng 6.
Dâu có loại hái một mùa hoặc loại có nhiều vụ cho tới khi tàn vào mùa lạnh băng giá.
Thành phần dinh dưỡng
Dâu có nhiều sinh tố C, sinh tố B; chất xơ không hòa tan lignin ở hạt dâu và trên vỏ, và chất xơ hòa tan pectin trong trái dâu. Một trăm gram dâu có 21mg folate, 42mg sinh tố c, 1.5 g chất xơ.
Cất trữ.
Không nên mua dâu mềm chẩy nước, vỏ mọc nấm. Thường thường dâu nhỏ và trung bình lại ngon ngọt hơn trái to.
Dâu ngon khi nom còn mầu đỏ tươi, thịt chắc, cuống xanh có lá nhỏ. Dâu mầu hơi tái là dâu non, còn dâu có những đốm đỏ sậm lại chín quá. Dâu mà cuống lá non mầu nâu đất thì là dâu già.
Mua dâu về lựa bỏ trái hư để tránh nấm mốc lan tràn, giữ nguyên cuống rồi cất giữ trong tủ lạnh, nhưng đừng để quá lâu. Chỉ rửa dâu trước khi ăn và cắt cuống sau khi rửa, tránh nước thấm vào làm nhạt vị ngọt của dâu.
Chỉ cắt dâu khi sắp ăn vì cắt để lâu, sinh tố C bị phân hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dâu.
Muốn dâu dịu ngọt, cho thêm chút đường. Đường hòa nhập với nước tiết của dâu, một lúc sau dâu trở lên mềm, dễ ăn.
Dâu có thể ăn tươi, làm mứt, đóng hộp.
Dâu khử trùng để dành bằng sức nóng mất bớt một phần sinh tố C và cũng ngả sang mầu đất nên để giữ mầu tự nhiên của dâu, người ta thường châm thêm một chút nước trái chanh.
Dùng trong y học Trái dâu vừa là một loại trái ăn ngon, vừa là một vị thuốc được dân gian dùng để chữa bệnh.
Dâu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm bớt đau nhức xương khớp, chữa các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, nấm trên da.
Dâu có nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, thoái hóa thần kinh và làm chậm sự lão suy.
Chất folate trong dâu góp phần làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ em như chẻ cằm, và ống thần kinh kém phát triển.
Sinh tố C có nhiều trong dâu nên cũng tốt để ngừa thiếu sinh tố này, tránh bệnh hoại huyết ( scurvy hay scorbut ).
Vài điều cần lưu ý
Dâu là một trong mười hai loại thực phẩm hàng đầu gây ra dị ứng cho người ăn. Mười một thứ kia là sô cô la, trứng, cá, bắp ngô, hạt đậu , sữa, quả hạch (nuts ), quả đào, thịt heo, đồ biển và hạt lúa mì ( wheat ).
Dâu có một hóa chất salicylate, tương tự như Aspirin, nên quý vị dị ứng với thuốc giảm đau nhức này nên cẩn thận.
Ngoài ra , oxalic acid trong dâu có thể làm trầm trọng bệnh sạn thận, sạn ống dẫn nước tiểu và làm cơ thể khó hấp thụ calci và sắt./.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen