GIÁO HỘI HOÀN VŨ – 19.11.2017
Giáo hội lo sợ sự trở lại của Cách mạng Văn hoá nhằm chính thức
thúc đẩy xu hướng “sùng bái Tập Cận Bình” và khuyến khích trẻ em
làm gián điệp theo dõi cha mẹ mình.
Người Công giáo ở Giang Tây đang treo bức chân dung của Tập Cận
Bình để thay thế các biểu tượng tôn giáo
trong nhà của họ. Các linh mục lo lắng các tỉnh khác cũng sẽ làm
như thế. (Nguồn: wechat)
Thái Hà (19.11.2017) – Các quan chức tỉnh Giang Tây, tỉnh phía đông Trung
Quốc thay thế những hình ảnh tôn giáo xuất hiện trong các gia đình
Kitô hữu bằng chân dung của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình.
Ngày 12 tháng 11 vừa qua, trên tài khoản Wechat (mạng xã hội phổ
biến ở Trung Quốc) của chính quyền thị trấn Huangjinbu, huyện Dư
Can đã đăng tải những bức ảnh cho thấy việc các quan chức nơi đây
đã tháo bỏ thánh giá và biểu tượng tôn giáo khác.
Thông điệp của các quan chức cho hay các Kitô hữu liên quan đã
“nhận ra những sai lầm của họ và quyết định không tín thác vào Chúa
Giêsu mà thay vào đó là Đảng Cộng sản” đồng thời tuyên bố các Kitô
hữu tự nguyện tháo bỏ 624 hình ảnh tôn giáo và treo 453 chân dung
của ông Tập Cận Bình.
Các quan chức này cũng tuyên bố họ “chuyển hóa” các Kitô hữu trở
thành những người trung thành của Đảng thông qua chính sách giảm
nghèo và các kế hoạch khác để giúp đỡ những người thiệt thòi trong
xã hội. Trong đó gần 10 phần trăm dân số nghèo khổ của huyện Dư Can
là một Kitô hữu.
Cha Andrew, người đã từ chối cho biết tên đầy đủ của mình vì sợ bị
chính phủ theo dõi đã chia sẻ với ucanews.com rằng việc xóa bỏ hình
ảnh Thiên Chúa giáo liên quan đến việc các quan chức đã bỏ tiền cho
các hộ nghèo để đổi bức chân dung của Tập Cận Bình.
Cha John, ở miền Bắc Trung Quốc, cảm thấy Tập Cận Bình đã trở thành
“Mao Trạch Đông khác” sau Đại hội Đảng vào tháng 10, và dự đoán
rằng các quan chức khác trên khắp đất nước sẽ bắt chước những gì đã
xảy ra ở huyện Dư Can.
Sự sửa đổi “Các quy định về Tôn giáo” của Đảng mới được sửa đổi vào
ngày 1/2, các Kitô hữu và các nhà quan sát tin rằng chính sách tôn
giáo sẽ theo sát mô hình “Sinicization”, tạm dịch là “Hán hóa” và
có thể hiểu là thay đổi giáo huấn để phù hợp với nền chính trị địa
phương của Tập Cận Bình.
Ông Ying Fuk-tsang, Giám đốc của trường thần học tại Đại học Trung
Quốc của Hồng Kông, chỉ ra những mối nguy hiểm của sự sùng phái
phong cách cá nhân của “Chủ tịch Mao”. Trong cuộc Cách mạng Văn
hoá, sự bất phục tôn giáo và tín điều của Mao Trạch Đông chiếm đa
số.
Các linh mục ở Trung Quốc đã trao đổi với ucanews.com rằng đã không
nhìn thấy bất kỳ sự quay trở lại trực tiếp của các điều kiện của
Cách mạng Văn hoá, tuy nhiên, họ lo ngại các kiểm soát tôn giáo và
xã hội sẽ tiếp tục tăng cường. Một trong những linh mục chia sẻ:
“Nó sẽ không tốt.”
Việc phát hành tại Trung Quốc các video kêu gọi trẻ em theo dõi gia
đình cũng đã mang lại những kỷ niệm đen tối về cuộc Cách mạng Văn
hoá 1966-76, trong đó thanh niên thực thi ý thức hệ của Đảng cộng
sản.
Những thanh thiếu niên của Hồng quân tham gia vào việc bắt giữ và
làm nhục công chúng, bất cứ ai bị coi là lệch lạc từ những lời dạy
của nhà lãnh đạo cách mạng Mao Trạch Đông.
Gần đây, Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc, trực thuộc Bộ Giáo dục, đã
phát hành hai video trực tuyến nhằm dạy trẻ em báo cáo các thành
viên trong gia đình có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Trong đó, một video dành cho học sinh tiểu học và một cho học sinh
trung học.
Cả hai đứa trẻ được hướng dẫn đều phải báo cáo cho văn phòng an
ninh quốc gia bất cứ ai, kể cả cha mẹ, những người có thể bất hợp
pháp tiết lộ thông tin mật, đặc biệt là đối với người nước ngoài.
Các video cung cấp số điện thoại đường dây nóng để báo cáo hoạt
động đáng ngờ.
Thông báo chính thức cho biết các video này được sản xuất để phù
hợp với chiến lược của Tập Cận Bình trong việc kết hợp các mục tiêu
an ninh quốc gia vào hệ thống giáo dục.
Tuy nhiên, sau khi video được tải lên, một blogger nói rằng sự hấp
dẫn đối với trẻ em để theo dõi hoạt động của các thành viên trong
gia đình đã hợp thức “tẩy não” gợi nhớ lại Cách mạng Văn hoá.
Joan, một gia sư, đã đặt câu hỏi về nhu cầu tạo ra các nhân viên an
ninh vị thành niên.
Một người Kitô hữu 30 tuổi ở Chiết Giang cho hay: “Các video nhắc
nhở tôi về Hồng quân trong Cuộc Cách mạng Văn hoá”.
Trong thời Cách mạng Văn hoá, những người trẻ tuổi được khuyến
khích chỉ trích những người lớn tuổi, kể cả cha mẹ và giáo viên.
Những người bị cáo buộc tội gián điệp cho các cường quốc nước ngoài
đã bị giam giữ và đánh đập để có được lời giải tội.
Việc phát hành các video này được đưa ra sau Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được xem như là nâng Tập
Cận Bình lên một địa vị lịch sử tương tự như Mao Trạch Đông.
~~~~~~~~~~~~
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen