De :Chuyện này thì tôi đã nói nhiều lần với mọi người trong nhiều năm trước, nhưng hầu như chẳng ai muốn nghe vi như coi đó là "chuyện ở Việt Nam". Đúng đó chuyển xảy ra hàng ngày ở VN, nhưng hiện nay đã có ở Mỹ, nhưng không quá độc hại như ở VN mà thôi.Nhắc lại, ở VN người ta có thể mua thứ bột hóa chất ở chợ Kim Biên, rất rẻ, đem về nấu nước lèo cho phở ra mùi phở, hủ tíu ra hủ tíu, mì quảng ra mì quảng... thậm chí cà phê ra mùi cà phê ngon tuyệt hảo. Một vị giáo sư khả kính của các trường trung học danh tiếng ở Sàigòn xưa, không di tản, đã chết "không bình thường" vì uống thứ cà phê này lâu ngày...Bây giờ là chuyện ở Mỹ, có nhiều tiệm phở, hủ tíu... không có xí quách vì có "nước lèo công nghệ" được giao hàng mỗi sáng sớm. "Nước lèo công nghệ" có nghĩa một cơ sở nào đó chuyên nghiệp nấu nước lèo, nước lẩu... cho các tiệm vì những tiệm này không muốn nấu (hầm, ninh) xương mất rất nhiều thời giờ và tốn tiền gas mắc mỏ... Còn "nước lèo công nghệ" thì ai bảo đảm họ nấu bằng những gì... Xin tự tìm hiếu, không thể nói ở đây... Xin coi một mail trước về một số tiệm ăn của dân mới "tập kết" qua Mỹ, tiệm có tới 150 món được "nhập cảng" từ VN, khi khách muốn ăn, tiệm chỉ cần... microwave...------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------BÁN CẢ TRĂMNỒI LẨU MỘT NGÀYnhưng không thấy ninh (hầm) miếng xương nàoLẩu là món ăn yêu thích của nhiều thực khách vào mùa đông. Tuy nhiên, hiện nay, tại nhiều quán lẩu, người bán hàng không dùng xương, thịt để ninh lấy nước dùng mà chỉ cần cho vào một thìa hoặc một viên hóa chất là đã có ngay những nồi nước dùng bắt mùi vị.Trăm nổi lẩu một ngày nhưng không thấy ninh (hầm) xươngChị Ngô Thị Hương, trú tại Giang Biên, Long Biên, Hànội, cho biết cách đây khoảng gần 2 tháng, chị làm thuê công việc rửa bát tại một quán lẩu gần nhà. Điều mà chị thắc mắc nhất khi làm việc ở đây là hàng ngày, quán rất đông khách, một buổi có khi cả vài chục bàn khách ngồi ăn lẩu nhưng lại không hề thấy đầu bếp của quán ninh xương. Bản thân chị thường được chủ giao đi đổ rác cũng chưa bao giờ nhìn thấy miếng xương nào giống kiểu người ta hay dùng để ninh lấy nước ăn lẩu.Suốt thời gian làm việc tại đây nhưng tôi không hề nhìn thấy đầu bếp nhà hàng ninh xương để lấy nước dùng. Tôi làm công việc rửa bát gần khu bếp nhưng cứ lần nào “bén mảng” đến cửa bếp là bị chủ quán đuổi ra khiến tôi rất tò mò, không hiểu sao lại bị “khắt khe” thế."Chỉ biết, mỗi lần có khách gọi lẩu, đầu bếp lại cầm một cốc nước khi thì sánh vàng, khi thì đỏ choét, đổ vào nồi rồi mang ra xả thêm nước lã ở vòi, đun xôi nóng xong mới bê ra cho khách”, chị Hương chia sẻ.Việc một nhà hàng có hàng trăm nồi lẩu một ngày mà không thấy bóng dáng chút xương ninh đặt ra câu hỏi, họ lấy nước lẩu ở đâu?Không những nước lẩu mà món rau của nhà hàng này cũng mất vệ sinh từ khâu rửa ráy. Chị Hương cho biết, công việc của chị là rửa bát. Nhiều hôm sau khi rửa bát đĩa xong xuôi, chị thấy rau của nhà hàng chưa rửa bèn định mang đi rửa thì đầu bếp “chặn” lại: “Cô không phải rửa đâu, cứ để đấy, tí có khách gọi cháu rửa cũng được”.Tưởng là nhà hàng phân công công việc rõ ràng nhưng hóa ra ngay sau đó, đầu bếp nhúng rau vào chậu nước vẫn còn lớp bọt trắng nổi lềnh bềnh trên mặt mà chị Hương vừa dùng để rửa bát xong, rồi ném vào chảo xào, không cần rửa lại. Không hiểu người ăn phải đĩa rau xào này có cảm thấy ngon không. Chỉ biết rằng rau đó dính không ít bọt từ dầu rửa bát vốn chứa chất tẩy rửa.Chất gây ung thưThực tế, để có thể đáp ứng được nhu cầu của thực khách nhanh, đồng thời có được siêu lợi nhuận từ những nồi lẩu giá rẻ, nhiều quán ăn, nhà hàng thường sử dụng gia vị và hóa chất làm tăng hương vị cho nước lẩu.Lẩu là món ăn được rất nhiều người yêu thíchCác loại gia vị lẩu này thường chứa chất hóa học độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol,… gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng.Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.[Phát sợ trước lời tiết lộ của người giúp việc tại nhà hàng lẩu - Ảnh 2]Những nồi lẩu có màu sắc bắt mắt, hương thơm ngào ngạt, vị ngọt đậm thường được chế biến bằng chất hóa họcBác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM) cho biết NO2 là chất độc, còn HCHO là loại fooc –môn ướp xác cấm dùng trong thực phẩm. Nó được tổ chức nghiên cứu về ung thư thế giới xếp vào nhóm nguy hiểm nếu con người tiếp xúc bằng đường ăn uống, chưa biết ung thư gì nhưng sẽ gây ung thư. Chất độc tố này cấp tính, có thể khiến chết người.Lẩu là món ăn tốt cho sức khỏe khi có sự cân bằng dinh dưỡng giữa nhiều loại đồ ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng lẩu có hóa chất sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, người dân muốn được ăn lẩu ngon, nước dùng nguyên chất và đảm bảo vệ sinh thì nên chế biến tại nhà thay vì đi ăn ngoài để rước họa vào thân.Cách phân biệt nước lẩu nguyên chất và nước lẩu pha chất hóa học:Nước lẩu pha chất hóa học: Có hương thơm ngào ngạt, màu sắc bắt mắt, có màu đỏ hồng hoặc vàng cam. Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.Nước lẩu nguyên chất: Có mùi thanh nhẹ, nước trong, có váng mỡ nổi lên. Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu cay cũng là vị cay dễ chịu, cay mượt chứ không kích thích như các loại sa tế hóa học.An Nhiên / PL&XH
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen