Gánh nặng tuổi 13 (phần 1)
Tuổi 13 là độ tuổi tràn đầy sắc màu. Cuộc sống của những thiếu niên tuổi 13 rực rỡ ánh mặt trời, đó là độ tuổi tràn đầy những ước mơ, sự hiếu kỳ, lấp lánh sắc màu. Những thiếu niên ở độ tuổi này không nên phải chịu bất cứ gánh nặng nào. Nhưng ở Trung Quốc lại có những đứa trẻ như vậy, lẽ ra phải được hưởng thụ sự tự do vốn có thì chúng lại tràn đầy sợ hãi; trong khi cần được sự bảo vệ, chở che của cha mẹ, chúng lại phải nếm trải sự đau thương quá sớm. Đó là những người con của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, có những đứa trẻ cũng tu luyện Pháp Luân Công, cảnh ngộ của những đứa trẻ này đặt ra một dấu hỏi nhức nhổi trong tâm mỗi người chúng ta!
Tuổi 13 là độ tuổi tràn đầy sắc màu. Cuộc sống của những thiếu niên tuổi 13 rực rỡ ánh mặt trời, đó là độ tuổi tràn đầy những ước mơ, sự hiếu kỳ, lấp lánh sắc màu. Những thiếu niên ở độ tuổi này không nên phải chịu bất cứ gánh nặng nào. Nhưng ở Trung Quốc lại có những đứa trẻ như vậy, lẽ ra phải được hưởng thụ sự tự do vốn có thì chúng lại tràn đầy sợ hãi; trong khi cần được sự bảo vệ, chở che của cha mẹ, chúng lại phải nếm trải sự đau thương quá sớm. Đó là những người con của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, có những đứa trẻ cũng tu luyện Pháp Luân Công, cảnh ngộ của những đứa trẻ này đặt ra một dấu hỏi nhức nhổi trong tâm mỗi người chúng ta!
Lời tự thuật của một đứa bé 13 tuổi: Ai có thể hiểu được những gian khổ mà gia đình cháu phải trải qua?
Con trai của Khúc Tân, một học viên Pháp Luân Công cư trú tại tiểu khu
Bào Nhai, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã viết như sau: “Năm nay
cháu 13 tuổi. Cha cháu tên là Khúc Tân, 40 tuổi, ông là một học viên
Pháp Luân Công. Mẹ cháu là Chu Ngọc Bình, trong thời gian mẹ cháu ở cữ,
cha cháu bị cảnh sát bắt đi lao động cưỡng bức tại trung tâm giáo dưỡng
Đại Liên, cha bị còng tay treo lên, bị sốc điện ở gan bàn chân, khuỷu
chân, nách, hai má, miệng, bộ phận sinh dục… khắp người thương tích bầm
tím, cha được đưa về nhà trong tình trạng thở thoi thóp. Khi sức khỏe
của cha vẫn chưa phục hồi thì cảnh sát lại muốn bắt ông, để tránh bị bắt
lần nữa, cha đã phải rời xa mẹ và cháu. Bốn năm ở trong nhà tù Đại
Liên, cha đã bị lột sạch quần áo rồi bị đánh, bị ngược đãi về thể xác.
Ngày 06 tháng 07 năm 2012, cha lại bị bắt đến trại tạm giam và bị bức
hại tàn bạo, hai mắt bị sưng vù…
“Ngày 03 tháng 08 năm 2013, cha
lại bị bắt giữ phi pháp, bị bức hại đến mức nguy hiểm đến tính mạng, khi
vừa về đến nhà, sáng sớm ngày 30 tháng 08, Tào Tấn Binh và những người
thuộc đội an ninh nội địa khu vực Trung Sơn lại đến bắt cha cháu đi, họ
ép cháu lên xe, sau đó cướp lấy chìa khóa trên người cháu để vào nhà lục
lọi phi pháp, họ cướp đi các đồ dùng cá nhân như thẻ tiền lương, tiền
mặt, các sách Đại Pháp. Trong nhà đã không còn gì, nhưng họ vẫn hết lần
này đến lần khác đến bắt cha đi, rồi hết lần này lần khác dùng nhục hình
tra tấn, lần nào cũng nguy hiểm tới sinh mạng, mẹ và cháu lần nào cũng
sợ bị mất cha. Mẹ cháu và cháu đã phải trải qua hoàn cảnh đáng sợ như
thế, những gian khổ trong thời gian đó có ai biết được, có ai hiểu được
chăng?”
Đứa trẻ không nơi nương tựa
Ngày 18 tháng 09 năm
2006, Lưu Ngọc Hà, cán bộ cục vật giá tỉnh Hà Nam bị bắt giữ và bị xử
oan 5 năm tù. Cô kể lại: “Khi tôi phải ngồi tù oan, con gái tôi mới 13
tuổi! Vừa mới lên cấp hai, chỉ có một mình cháu ở nhà, không có người
chăm nom, sau khi tan học cháu sợ về nhà lẻ loi một mình. Cháu không
biết nấu ăn, bèn vốc một nắm mỳ khô nấu cháo, làm một bữa mỳ sợi ăn đến
mấy ngày. Tinh thần cháu hoảng loạn, vẻ mặt tiều tụy, không tập trung
vào học tập được, giáo viên bảo mời phụ huynh đến, cháu phải nói dối là
mẹ đi công tác… Trưởng đồn công an Bạch Tịnh dẫn một nhóm cảnh sát đến
lục soát nhà tôi, khiến con gái tôi càng thêm sợ hãi, tối nào cũng ở nhà
một mình, cứ nghe thấy chút tiếng động là sợ run lẩy bẩy…”
Tháng
01 năm 2000, Mưu Ái Vũ, giáo viên trường kỹ thuật dệt may ở Duy Phường,
tỉnh Sơn Đông, bị bắt đi lao động cưỡng bức phi pháp 3 năm, ông bị giam
giữ ở trại lao động cưỡng bức Xương Nhạc khét tiếng ở Duy Phường. Các
cuộc tra tấn bức hại tàn khốc khiến cho huyết áp của ông tăng cao, trại
lao động cưỡng bức sợ xảy ra chuyện liền cho ông ra ngoài chữa trị. Sau
khi trở về nhà, trại lao động và đồn công an Duy Phường, nhất là cảnh
sát ở đội an ninh thường xuyên đến nhà ông quấy rối, gây nhiều áp lực và
sợ hãi cho người nhà, vợ ông Đại Tiểu Bình bị bức bách phải bỏ nhà đi.
Tháng 05 năm 2005, Mưu Ái Vũ bị bức hại đến nỗi xuất hiện triệu chứng
liệt nửa người, không thể tự mình làm được việc gì.
Tối ngày 16
tháng 07 năm 2001, vợ ông là Đại Tiểu Bình trở về thăm chồng, hơn 9 giờ
tối, trong lúc Đại Tiểu Bình đang tắm thì đặc vụ an ninh nội địa đứng
đầu là Khương Ngôn Lâm – cục trưởng cục an ninh nội địa tại thành phố
Duy Phường đã dùng thủ đoạn đê tiện, đầu tiên hắn lừa bảo người quen mở
cửa nhà Mưu Ái Vũ ra, sau đó các đặc vụ ẩn nấp trong chỗ tối thừa cơ
xông vào nhà, họ thô bạo đạp cửa nhà vệ sinh xông vào bắt Đại Tiểu Bình
lôi lên xe (khi đó trên người cô chỉ mặc quần áo lót và áo dây). Họ cũng
bắt cả Mưu Ái Vũ đi. Con gái họ khi đó mới 13 tuổi, thấy mẹ về nhà có
thể không vui sao được? Đương nhiên niềm vui xen lẫn với lo lắng, nếu bị
kẻ xấu biết được thì làm thế nào? Sự xuất hiện đột ngột và những hành
động dã man của cảnh sát bắt cha mẹ đứa trẻ đi đã khiến nó hoảng sợ gào
khóc không thôi. Cha mẹ bị bắt đi rồi, chỉ còn một mình cháu bé lẻ loi
trơ trọi…
Cô Đào Ngọc Diễm ở thị trấn Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm đã
viết trong đơn kiện Giang Trạch Dân: “Đứa con 13 tuổi của tôi một mình
trong căn nhà trống mấy chục mét vuông, cả đêm không ngủ được vì lo lắng
cho cha mẹ, tinh thần trở nên bất an. Trước Tết mấy hôm, lúc cháu đang ở
trong nhà thấp thỏm không biết làm thế nào, thì bỗng nhiên có tiếng đập
cửa làm cháu sợ hãi không dám nói lời nào. Tiếng đập cửa ngày càng
mạnh, cháu lấy hết dũng khí cất tiếng hỏi ai đang gõ cửa, họ trả lời là
cảnh sát. Họ bảo mở cửa để kiểm tra xem vợ chồng tôi có ở nhà hay không,
cháu trả lời không có, cảnh sát uy hiếp nói nếu không mở cửa họ sẽ dùng
chìa khóa vạn năng để mở. Cháu sợ quá gào khóc, cảnh sát xem xét tình
hình một lúc mới chịu đi. Sau khi gặp tôi, cháu khóc lóc kể lại cho tôi
sự việc hôm đó, khi cảnh sát đến cháu nhìn ra ngoài cửa sổ thấy có hai
chiếc xe với hơn 20 cảnh sát. Mấy ngày sau cháu không dám ngủ, phải bật
đèn sáng, đầu óc hoảng loạn, đến bây giờ chỉ cần nghĩ nhiều cũng đau đầu
khó chịu”.
“Mấy năm nay, đứa con 13 tuổi của chúng tôi đã nhiều
lần chứng kiến cảnh cha mẹ bị bắt giữ phi pháp, bị chửi mắng, chịu cảnh
sinh ly tử biệt, bị bạn bè kỳ thị, không có nhà để về, lang thang khắp
nơi, ăn nhờ ở đậu nhà người khác, đau khổ bất lực. Những thương tổn về
tinh thần mà cháu phải chịu đựng không cách nào hàn gắn lại được.”
Hai cha con gào khóc suốt đêm
Năm 2001, Lưu Tân Dĩnh là hộ lý bệnh viện phụ sản Đại Liên, chồng của
cô là Khúc Huy bị trung tâm giáo dưỡng Đại Liên tra tấn, bộ phận sinh
dục bị sốc điện lở loét, xương cổ bị gãy, dẫn đến bán thân bất toại, hơi
thở thoi thóp mới trả về nhà. Trong thời gian chăm sóc chồng và con
gái, Lưu Tân Dĩnh nhiều lần bị bắt giữ phi pháp. Khúc Huy kể rằng anh
rất đau lòng khi nhìn thấy ánh mắt sợ hãi và cô đơn của đứa con gái nhỏ.
Khoảng 2 giờ chiều ngày 06 tháng 07 năm 2012, cảnh sát thuộc trại tạm
giam Tú Nguyệt Nhai đã bắt giữ Lưu Tân Dĩnh, họ lấy chìa khóa trên người
cô để xông vào lục soát phi pháp nhà cô, lấy đi máy tính, điện thoại,
các sách Đại Pháp. Con gái 13 tuổi của cô tan học về nhà, nhìn thấy đồ
đạc trong nhà bị lục tung, không tìm thấy mẹ đâu nên cháu đã khóc suốt
đêm. Khúc Huy vì bị bức hại đến tàn phế không thể tự làm gì được, thương
con gái không có mẹ chăm sóc, anh cũng tuyệt vọng kêu gào suốt đêm.
Thiếu nữ mất cha
Tháng 01 năm 2000, Âu Dương Minh, giáo viên trường công nghiệp Hoàng
Cương ở Hồ Bắc bị ép đưa đến trại tạm giam Hoàng Cương. Vừa vào đến nơi
anh đã bị “mời cơm”, ám chỉ việc chịu nhục hình, tổng cộng có hơn 108
loại nhục hình như “chùy định tâm” (lưng áp vào tường, sau đó các phạm
nhân đánh mạnh vào các vị trí nội tạng, đánh đến khi mệt mới thôi);
“thịt rán” (dùng tay tát vào mặt, đến khi mặt đỏ như thịt rán); “đốt
cuống hoa” (dùng vật nặng đánh vào ngón tay, ngón chân); v.v. Hơn 108
“món ăn” này, Âu Dương Minh đều đã nếm qua. Sau vài lần vào lao ra ngục,
ngày 12 tháng 08 năm 2003, Âu Dương Minh đã bị bức hại tới chết. Trước
đó, vì cuộc bức hại mà vợ chồng Âu Dương Minh đã phải ly hôn, cái chết
của anh đã để lại cho cô con gái 13 tuổi nỗi đau xót và nhớ nhung khôn
xiết.
Nỗi khiếp sợ ở trường học
Tại trường Trung học số 4,
thị trấn Lai Tây tỉnh Sơn Đông, có một nữ sinh lớp 7 tên là Ngưu Ngưu,
vì nhớ người mẹ bị bắt lao động cưỡng bức nên đã viết cho mẹ một lá thư:
“Con muốn mẹ của con trở về”. Thẩm Đào, một cảnh sát ở thị trấn Lai Tây
đã câu kết với trại cưỡng bức lao động, tìm cớ để gia hạn giam giữ mẹ
của Ngưu Ngưu thêm 7 ngày. Ngày 02 tháng 07 năm 2009, phòng 610 thị trấn
Lai Tây cùng cảnh sát Thẩm Đào dựa vào bức thư này đã phái hai người
(một nam một nữ) mặc thường phục cùng với giáo viên chủ nhiệm khối lớp 7
gọi Ngưu Ngưu ra khỏi phòng học, trong tình huống không có người lớn đi
cùng, họ đã thẩm vấn em khoảng 30 phút làm em hoảng loạn tinh thần,
khiến em sợ hãi phát khóc. Phải một mình chịu đựng sự sợ hãi lớn như
vậy, nên em thường lén lút khóc thầm, có một lần khi không thể chịu đựng
được nữa, em đã gào khóc một cách thương tâm trước mặt các bạn học.
Sự đánh đập hung bạo của giáo viên
Ngày 15 tháng 09 năm 2013, đại đội trưởng đội an ninh nội địa huyện
Trung Ninh, khu tự trị Ninh Hạ là Lưu Dũng đã bắt cóc học viên Pháp Luân
Công là Đinh Càn và Vưu Hải Quân. Sau hai lần viện kiểm sát rút lại án,
Lưu Dũng vẫn không từ bỏ, hắn mượn cơ “tìm chứng cứ” để nhiều lần đến
trường tiểu học Hoàng Tân, huyện Trung Ninh sách nhiễu Vưu Thanh, con
gái Vưu Quân. Vưu Thanh mới 13 tuổi, đang học lớp 6 tại trường tiểu học
Hoàng Tân huyện Trung Ninh. Lưu Dũng cùng các cảnh sát khác nhiều lần
đến trường uy hiếp bức cung, bức ép Vưu Thanh phải giao “tội chứng” của
cha, mỗi lần như thế Vưu Thanh đều bị làm cho sợ không nói được lời nào.
Một lần Vưu Thanh bị mấy cảnh sát dọa sợ đến nỗi hai chân run rẩy,
không thể nói chuyện, mấy ngày sau chưa hồi phục được.
Mấy lần
bức cung nhưng Vưu Thanh vẫn không đưa ra được cái gọi là “chứng cứ”,
Lưu Dũng không từ bỏ, hắn sai Trần Tú Linh, giáo viên dạy toán của Vưu
Thanh, ép Vưu Thanh phải giao nộp “chứng cứ”. Vưu Thanh không nói, Trần
Tú Linh liền đánh em. Có một lần, Trần Tú Thinh tra hỏi Vưu Thanh trong
lớp học nhưng không thu được kết quả gì, cô ta nổi cơn tức giận liền cầm
thước kẻ đánh mạnh vào đầu và người Vưu Thanh, đến khi cây thước bị gãy
mới thôi.
Không những vậy, mỗi khi đến giờ toán của Trần Tú
Linh, cô ta thường gọi Vưu Thanh đứng dậy trả lời câu hỏi, chỉ cần hơi
sai một chút là Trần Tú Linh lại nổi nóng, đá đít, bạt tai, dùng giầy
cao gót đá, Vưu thanh thường bị đánh đến mặt mũi sưng tấy. Có một lần,
sau các hành động đầy bạo lực của Trần Tú Linh, mắt của Vưu Thanh bị
sưng đến nỗi không mở ra được, lưng không đứng thẳng được. Những hành
động điên cuồng của Trần Tú Linh làm cho các bạn học của Vưu Thanh vô
cùng sợ hãi, hoảng hốt.
Từ khi bị Lưu Dũng đến trường uy hiếp bức
bách rồi bị Trần Tú Linh nhiều lần dùng bạo lực, mỗi lần nhắc đến đi
học Vưu Thanh lại khóc. Bà nội miễn cưỡng đưa cháu gái đến trường, vài
hôm lại bị Trần Tú Linh đánh một trận. Về sau, mỗi khi đến giờ đi học là
Vưu Thanh lại run cầm cập, sợ đến nỗi không dám đi học, cũng vì việc
này mà suýt chút nữa Vưu Thanh nhảy lầu tự tử, nhiều lần bỏ học.
Đứa trẻ âm thầm bỏ nhà đi
Ngày 25 tháng 05 năm 2014, học viên Pháp Luân Công Tống Chấn Hải ở
huyện Lâm Chương, thị trấn Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc bị bắt cóc vì phát đĩa
Thần Vận. Ngày 06 tháng 06, Vương Thu Phần, vợ Tống Chấn Hải đi đòi
người, bị cảnh sát an ninh nội địa Dương Kết Minh và những người khác uy
hiếp ở ngay trước cửa đồn công an. Cuộc bức hại tàn khốc đã khiến gia
đình Tống Chấn Hải tan nát, vợ con ly tán. Đáng thương nhất là con gái
mới 13 tuổi của họ. Cha mẹ bị ĐCSTQ bắt giữ, cháu đã chịu đả kích quá
lớn. Không còn sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ, một đứa bé không nơi
nương tựa bị người khác chế giễu, cũng không được đi học nữa, cuối cùng
cháu đã bị bức bách phải bỏ nhà đi.
Bị bạt tai vì bảo vệ cha
Một học viên Pháp Luân Công họ Lý ở thị trấn Hàm Đan bị cảnh sát địa
phương đến nhà quấy rối, lục soát, phạt tiền, v.v. không biết bao nhiêu
lần. Anh đã từng bị bắt cóc đến đồn cảnh sát và bị tạm giữ 5 lần, bị bắt
đi trại cưỡng bức lao động 2 lần. Khoảng 12 giờ trưa ngày 13 tháng 03
năm 2005, cảnh sát cầm chìa khóa nhà anh trực tiếp mở cửa xông vào nhà
dùng bạo lực để cướp đoạt đồ đạc. Khi đó con trai anh mới 13 tuổi đã
chạy ra bảo vệ cha. Một cảnh sát nổi sung lên, mắng nhiếc chửi rủa, đuổi
đánh cháu bé khắp sân, cháu bé không thể trốn được, nên bị tên cảnh sát
hung ác tát hai cái bạt tai.
Sáu người mặc thường phục bắt cóc một cô bé giữa phố.
Cô Trần Uyển Trì, kỹ sư thiết kế đồ họa 24 tuổi ở thành phố Phủ Thuận,
tỉnh Liêu Ninh nhớ lại: “Khi tôi 9 tuổi, vì kiên định niềm tin vào Chân
Thiện Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, nên tôi đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện
ôn hòa đúng theo pháp luật, nhưng lại bị đội an ninh nội địa thành phố
Phủ Thuận, trại tạm giam Vĩnh An Đài, trại tạm giam Trạm Tiền, khu phố
Trạm Tiền, nhân viên được gọi là “trợ giúp giáo dục” phường Đông Phú
Bình sách nhiễu và còn bị xã hội kỳ thị, làm tôi phải trôi dạt không nơi
nương tựa từ sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, mãi cho đến cuối năm 2007….
Ngày 12 tháng 05 năm năm 2003, khi đó tôi mới 13 tuổi, một nữ cảnh sát
họ Sử thuộc đội an ninh nội địa thị trấn Phủ Thuận đã gõ cửa nhà tôi,
lúc tôi từ trên lầu xuống để hỏi xem có phải là cô ta gõ cửa nhà tôi
không thì cô ta và một nhóm người mặc thường phục xông vào, họ vây kín
tôi mà không đưa ra bất kỳ giấy tờ nào… chiều hôm đó tại điểm đỗ xe 605
đường Ngênh Tân, nữ cảnh sát thường phục họ Sử cùng 5 người trẻ tuổi mặc
thường phục khác, tổng cộng có 6 người, bắt một cô gái 13 tuổi là tôi
lên xe, họ không nói là đi đâu, chiếc quần tôi mặc bị xé thành từng mảnh
từng mảnh…”
Hai chị em sống nương tựa vào nhau
Tần Nguyệt
Minh và Vương Tú Thanh cùng là học viên Pháp Luân Công làm nghề thu mua
phế liệu ở khu Kim Sơn Đồn, thị trấn Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, họ có
hai người con gái rất ngoan ngoãn là Tần Dung Sảnh và Tần Hải Long. Bởi
vì tu luyện Pháp Luân Công mà cả nhà gia đình bị lâm vào cảnh vô cùng
thương tâm. Sau khi cha mình qua đời vì bị bức hại, Tần Hải Long đã có
bài viết kể lại việc bị bức hại: “Ngày 04 tháng 05 năm 2002, đó là một
buổi chiều tràn đầy ánh nắng, chúng tôi vừa mới ăn trưa xong, hơn 10
cảnh sát thuộc phân cục công an Kim Sơn Đồn mặc thường phục bao vây
chúng tôi lại. Vương Hỷ, Tề Hữu, La Vũ Điền, Khang Khải và một số người
khác xông vào nhà chúng tôi như những tên xã hội đen. Họ muốn bắt cha
tôi, mẹ tôi ra cản lại thì bị họ đánh ngã ra đất, cha bị bắt lên một
chiếc xe. Họ lại bắt đầu bắt mẹ, mẹ tôi chống trả lại, xong lại có một
xe cảnh sát nữa đến bắt mẹ đi. Lúc này, chị tôi chạy lên trước ôm chặt
chân mẹ không buông, Khang Khải dẫm một chân lên cánh tay nhỏ bé non nớt
của chị, chị tôi đau quá không chịu được nên hét lên một tiếng lớn. Có
đến mấy cảnh sát đánh chị ngã ra đất. Chị gái mới 15 tuổi của tôi không
thể thoát khỏi bàn tay của họ, đánh hả hê xong, 4 cảnh sát còn lôi chị
lên xe. Lúc đó tôi mới có 13 tuổi, chỉ biết nhìn cha mẹ và chị bị đánh
mà không thể làm gì hơn. Một xấp tiền lớn trên bàn và tất cả những thứ
có giá trị trong nhà chúng tôi đều bị những tên cướp đó cướp đi, tôi
nói: “Đó là những đồng tiền mà cha tôi vất vả kiếm được, các người không
được lấy!” Tên cảnh sát hung ác Tề Hữu cầm túi đựng công văn lên tát
cho tôi hai cái bạt tai, rồi hắn hét lớn: “Cái gì của nhà mày thì bây
giờ là của tao”. Lúc đó tôi bị đánh chẳng còn biết gì, lẻ loi ngồi một
mình trên ghế sofa không có ai giúp đỡ, nhìn đồ đạc trong nhà bị lục
tung thành một đống bừa bộn, tôi không biết phải làm thế nào. Những cảnh
tượng khủng bố luôn hiện ra trước mắt tôi khiến tôi không thể nào nguôi
ngoai được.
Chị tôi bị giam giữ phi pháp một tháng lẻ một ngày,
và tôi cũng đã phải sống trong nỗi sợ hãi và bất an trong một tháng lẻ
một ngày đó. Mỗi khi tan học, nhìn thấy những bạn học khác có cha có mẹ
đưa đón, làm tôi vô cùng ngưỡng mộ. Còn tôi thì lẻ loi một mình trở về
nhà, bước vào căn phòng trống trải không có chút hơi ấm nào, nhất là vào
nửa đêm tĩnh mịch, tôi lại càng sợ hãi, và thường bị những cơn ác mộng
làm tỉnh giấc.
Sau khi chị tôi được trả tự do, chị đã gầy đi rất nhiều, mái tóc rối bời bê bết mùi dầu mỡ, quần áo trên người lấm lem. Hai chị em tôi ôm nhau khóc, chị nói với tôi: “Sao em không đi tìm chị chứ? Em có biết trong đồn công an lạnh thế nào không? Nó giống như cái hầm chứa băng vậy. Họ không cho chị ngủ, mỗi lần phạt chị đứng là họ bắt chị đứng một ngày một đêm, rồi lại còn thường xuyên bị họ đánh chửi”. Tôi khóc nói: ‘Em không biết phải tìm chị ở đâu nữa!” Rồi chị an ủi tôi: “Đừng sợ, đã có chị đây rồi. Chị trở về rồi, em không còn lẻ loi một mình nữa.’
Sau khi chị tôi được trả tự do, chị đã gầy đi rất nhiều, mái tóc rối bời bê bết mùi dầu mỡ, quần áo trên người lấm lem. Hai chị em tôi ôm nhau khóc, chị nói với tôi: “Sao em không đi tìm chị chứ? Em có biết trong đồn công an lạnh thế nào không? Nó giống như cái hầm chứa băng vậy. Họ không cho chị ngủ, mỗi lần phạt chị đứng là họ bắt chị đứng một ngày một đêm, rồi lại còn thường xuyên bị họ đánh chửi”. Tôi khóc nói: ‘Em không biết phải tìm chị ở đâu nữa!” Rồi chị an ủi tôi: “Đừng sợ, đã có chị đây rồi. Chị trở về rồi, em không còn lẻ loi một mình nữa.’
Tần Dung Sảnh chỉ lớn hơn em hai tuổi mà đã bị các
cảnh sát tra tấn bức cung. Họ bắt em nói ra nguồn gốc của các tờ tài
liệu chân tướng, không nói thì họ bắt đứng một ngày một đêm, không cho
ăn cơm, còn bị tát tới tấp vào mặt, cả thân và tâm đều bị thương tổn.
Mặc dù Dung Sảnh chưa đến tuổi thành niên nhưng cảnh sát lại khai em đã
18 tuổi và ép em phải ký vào giấy tạm giam rồi đưa đi giam giữ một
tháng.
Cô bé cùng ngồi tù với cha mẹ
Triệu Kiến Xuân, một
công nhân nghỉ hưu của Kho lương thứ nhất thành phố Trát Lan Đồn khu tự
trị Nội Mông đã kể về cảnh ngộ của hai đứa con mình: “Năm 2000, con trai
tôi chuẩn bị thi cấp ba, vì cha mẹ đều bị bắt, cảnh sát nhiều lần đến
nhà sách nhiễu dọa nạt, khiến em tâm lý suy sụp nặng nề. Một thân một
mình ở nhà, không có người nương tựa, không có người nói chuyện, không
có ai bầu bạn. Ngoài phố, hàng xóm, thầy cô, bạn học chỉ trích, lạnh
nhạt, làm cho cháu không còn tâm trí để học tập nữa, cháu phải bỏ học và
bôn ba ngoài xã hội, cuộc bức hại đã hủy đi tương lai cả đời của cháu.
“Năm 2001, con gái tôi bị nhốt cùng cha mẹ trong trại tạm giam tám
tháng, sau khi ra ngoài, cháu trở lại trường học nhưng bị giáo viên từ
chối và kỳ thị, điều này khiến cho một đứa trẻ 13 tuổi phải chịu áp lực
mà ngay cả người lớn cũng khó chịu được, không còn cách nào để được tiếp
tục học tại trường, cháu đành phải nghỉ học giữa chừng. Một bé gái đang
độ tuổi hoa nở, cha mẹ lại bị cảnh lao ngục, trong nhà không còn ai để
dựa dẫm nương tựa, người xung quanh cho đến cả xã hội đều lạnh nhạt, ước
mơ tương lai của cháu đã bị hủy hoại hoàn toàn. Hai con của tôi đều bị
Giang Trạch Dân bức hại thê thảm như vậy, những điều tốt đẹp trên con
đường đời tương lai của chúng đã bị cướp mất…”
Thiếu niên bị bắt lao động cưỡng bức
Hai vợ chồng học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Song Thành tỉnh Hắc
Long Giang là Tàng Điện Long và Từ Hữu Cần sinh được hai người con trai,
học tại trường tiểu học thứ tư thị trấn Song Thành, chỉ vì trong bài
văn có viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo” mà bị đuổi học. Cả nhà bốn người bị
bức bách đến nỗi phải bỏ nhà lưu lạc đi nơi khác. Năm 2002, Từ Hữu Cầm
bị bắt, sau đó bị kết án oan 15 năm tù. Cũng năm đó, ngày 08 tháng 07
năm 2002, khi Tàng Điện Long bị bức hại đến chết, hai con trai của họ
mới 15 tuổi và 13 tuổi. Trương Quốc Phú, Kim Uyển Trí, nhân viên phòng
610 ở Song Thành đã đưa hai đứa trẻ đến trại lao động cưỡng bức Vạn Gia.
Đứa trẻ bị dọa sợ đến phát ốm
Hai vợ chồng học viên Pháp Luân Công Diêm Thọ Lâm và Dương Xuân Mai có
một cửa hàng chụp ảnh cưới nghệ thuật tại thị trấn Đăng Sa Hà, khu Kim
Châu, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Khoảng chưa đến 7 giờ sáng
ngày 29 tháng 06 năm 2011, khi Dương Xuân Mai vừa mới mở cửa hàng, thì
12 cảnh sát mặc thường phục gồm cảnh sát an ninh nội địa khu Kim Châu và
cảnh sát thuộc đồn công an quận Kim Châu đã hung hăng xông vào, họ
không đưa ra bất kỳ giấy tờ nào, vừa vào cửa liền xô ngã Dương Xuân Mai
xuống đất rồi còng tay cô lại. Khi bắt Diêm Thọ Lâm, anh còn chưa kịp
mặc áo, họ để anh cởi trần rồi còng tay và chùm lên đầu anh chiếc mũ
đen. Đồng thời họ cũng bắt luôn đứa con anh đang chuẩn bị đến lớp.
Cậu con trai 13 tuổi của vợ chồng Diêm Thọ Lâm quá sợ hãi khi cuộc bức
hại đột nhiên xảy đến với nhà mình, khi đó cháu luôn miệng kêu đau bụng.
Mặc dù cháu được thả ra ngay trong ngày bị bắt, nhưng đã đau buồn đến
cực độ khi biết tin cha bị bắt đi cưỡng bức lao động, bị giam trong trại
lao động cưỡng bức Kiều Trị, thành phố Đại Liên; mẹ bị giam giữ tại
trung tâm tẩy não La Đài Sơn Trang ở Phủ Thuận. Trong thời gian bị giam
giữ tại trại lao động cưỡng bức Kiều Trị, Diêm Thọ Lâm đã bị bức hại đến
nỗi tinh thần bất thường. Người thân đến tận nơi đòi người, họ không
thả và nói cần phải được đồn công an địa phương đồng ý mới thả. Cha của
Diêm Thọ Lâm liền đến đồn công an Đăng Sa Hà đòi người, kết quả bị phó
trưởng đồn công an Y Tiểu Vũ chỉ thị cảnh sát cầm súng uy hiếp. Trước
tình cảnh như vậy, đứa bé phải chịu nỗi đau khổ vô cùng to lớn, cháu
thường bị đau dạ dày, mơ thấy ác mộng.
Đứa con ngất xỉu khi nhìn thấy mẹ
Lý Tú Trân ở thôn Tào Gia Đẩu, thị trấn Lăng Hà (nguyên là trị trấn
Hồng Sa Câu), An Khâu, Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, là một giáo viên của
trường mẫu giáo thị trấn Hồng Sa Câu. Trước đó cơ thể cô suy nhược do
mắc nhiều chứng bệnh, chồng cô qua đời trong một vụ tai nạn giao thông,
từ đó cuộc sống của cô trở nên vất vả hơn nhiều. Lần thứ ba Lý Tú Trân
đi Bắc Kinh kêu oan cho Pháp Luân Công, suốt dọc đường đi cô đã phải xin
ăn vì trong tay không có đồng nào. Sau khi cô bị bắt và bị đưa về đồn
công an địa phương, cô bị bức hại vô cùng thê thảm. Sau đó bị phán tội
oan và bị ép buộc đến nhà tù ở Tế Nam. Cuối năm 2002, Lý Tú Trân bị bức
hại đến nỗi người gầy chỉ còn da bọc xương, không thể đi lại, cân nặng
chỉ có hơn 20 kg, khi thấy tình cảnh như vậy nhà tù Tế Nam đã trả cô cho
người nhà. Khi con gái 13 tuổi của cô nhìn thấy mẹ như vậy, sợ quá đến
nỗi ngất đi.
Bộ dạng của người mẹ khiến đứa con gái ngất xỉu, rõ
ràng có thể thấy được sự bức hại tàn khốc đến mức nào. Ai đã làm cho
người mẹ suy sụp đến mức đó? Người mẹ bị bức hại đến như vậy thì con gái
làm sao có thể trải qua được những tháng ngày bình yên chứ? Hoàn cảnh
của bé gái 13 tuổi này ai có thể thấu hiểu được?Nguồn:chanhkien.org
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen