4 năm kiên trì đợi dưới lòng sông, Nhiếp ảnh gia đã chụp được bức ảnh chú Hải ly để đời.Mặc trang phục và mang theo thiết bị lặn biển chuyên dụng, Nhiếp ảnh gia Louis-Marie Preau nằm bất động dưới lòng sông, và kiên trì chờ đợi từ 2-3 giờ mỗi đêm, để có được bức ảnh chụp chú Hải ly tuyệt mỹ ‘độc nhất vô nhị’.
Có thể nói rằng: Niềm đam mê mãnh liệt, cộng với sự kiên nhẫn phi thường, đã làm nên một tác phẩm để đời, một cảnh tượng đẹp đến kinh ngạc về một chú Hải ly Á-Âu đang tìm kiếm thức ăn cho bữa tối của mình ở vùng Loire miền Tây nước Pháp.Thật không may, những gì loài Hải ly này có được, lại mang lại bất hạnh cho chúng. Chính bộ lông và mùi hương Hải ly (castoreum) của nó khiến nhiều thợ săn ráo riết săn lùng, bởi vậy loài Hải ly Âu-Á gần như đứng bên bờ tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 19.Ở Pháp, loài Hải ly này (tên khoa học là Castor fiber) đã gần như hoàn toàn biến mất, chỉ còn khoảng 100 con sinh sống ở thung lũng Rohne. Hiện các nhà chức trách đang nỗ lực bảo vệ chúng trước nguy cơ tuyệt chủng.Hiện tại đang có tổng cộng hơn 14.000 con Hải ly đang sinh sống ở Pháp, chúng giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sông của Thung lũng Loire.Thời thơ ấu của Nhiếp ảnh gia Louis Marie Preau gắn liền với những cuộc phiêu lưu và khám phá thiên nhiên, cũng như quan sát động vật hoang dã, trong đó có cả Hải ly. Bản thân anh đã dành hơn một thập kỷ để quan sát loài động vật này. Có lần, anh nhìn thấy một con Hải ly trưởng thành mang một nhánh cây dưới nước về nhà của nó – và anh quyết định dành thời gian để chụp lại cảnh này – và đã mất 4 năm để làm điều đó.Mỗi đêm, trong bộ đồ lặn chuyên dụng, anh nằm bất động dưới lòng sông trong nhiều giờ đồng hồ. Cuối cùng, những nỗ lực của anh cùng những nhà Bảo tồn đi tiên phong trong việc bảo vệ Hải ly đã được đền đáp xứng đáng.Chú hải ly Âu-Á đang đi kiếm ăn – Bức ảnh độc nhất vô nhị của Nhiếp ảnh gia Louis-Marie Preau. (Ảnh: Louis Marie Preau)Dưới đây là các bức ảnh tuyệt vời khác về thế giới động vật của Louis Marie Preau:
Sonntag, 12. November 2017
Ảnh của Louis Marie Preau.
Abonnieren
Kommentare zum Post (Atom)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen