Trần Khải
Câu chuyện Formosa không ngưng ở con số 500 triệu đôla. Thê thảm sẽ
là nửa thế kỷ, và có thể là 70 năm bi đát môi trường.
Báo SOHA/Tiền Phong có bản tin “Hệ sinh thái biển miền Trung: Nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn” nêu lên nỗi buồn thê thản:
“Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Từ ngày 4 đến 15/5, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) khảo sát quần thể sinh vật cũng như rặng san hô ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế...Theo TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tìm nguyên nhân cá chết, 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quàng Trị, Thừa Thiên Huế đã bị phá hủy (trên tổng số 800 ha).
Theo TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia về thủy sản, vùng rạn đá, san hô là nơi có chức năng tái tạo hệ sinh thái biển.
Các loài cá, cua, ốc… khi sinh sản tìm về đây vì vừa có nguồn thức ăn lại có nơi trú ẩn. Nếu rặng san hô bị chết, tôm, cá, cua, ốc không còn nơi sinh sản đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây, hệ sinh thái bị mất đi.
Theo TS Vũ Đức Lợi, khoảng 50 năm, các rặng san hô mới có thể phục hồi, vì đây là loài phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1-2 cm.”
Trong khi đó, báo Người Lao Động ghi nhận:
“Thiệt hại cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng; nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng, để lại di chứng kéo dài và rất khó hồi phục
Đó là ý kiến của TS Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học - khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 1-7.
Trả lời câu hỏi những chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.”
Trong khi đó, nhà văn Ngô Nhân Dụng ttrên Người Việt/Boxitvn nêu các câu hỏi:
“Ai đã đã quyết định giao cho Formosa 2,000 héc ta đất và 1,200 héc ta mặt nước khiến 3,000 gia đình bị giải tỏa nhà, 15,000 ngôi mộ bị cải táng? Ai đã ưu đãi cho Formosa chỉ chịu thuế thu nhập 10% thay vì phải là 25%, và được thuê đất 70 năm thay vì tối đa là 50 năm – nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất? Ai? Ai? Từ trên xuống dưới, bao nhiêu đứa?
“Hỏi tội Formosa thì há miệng mắc quai! Cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải ngậm miệng ăn tiền, tìm cách đánh bùn sang ao, coi như việc Formosa lên tiếng xin lỗi và “thí cho” 500 triệu đô la là xong, xí xóa hết!”
Trong khi đó, báo Lao Động gọi là tin khó tin:
“Tin khó tin: Ưu đãi chưa từng có với Formosa, công bố của Cục trưởng cười trừ, cha chung cũng khóc
Formosa đòi lập đặc khu, ưu đãi trọn đời!
Muốn hay không, nếu không còn thảm họa nào tương tự chúng ta phải chung sống với Formosa ít nhất 60 năm nữa thôi các bác ạ! Lẽ ra chỉ 40 năm nữa thôi nhưng Hà Tĩnh đã vượt quyền cấp phép thêm cho họ 20 năm nữa đấy. Chẳng những thế họ chỉ cần nộp thuế TNDN 10% trong 15 năm (thông thường 28%), miễn tiền thuê đất 15 năm và hàng loạt ưu đãi mà các DN khác nằm mơ chắc có. Còn vì sao Formosa lại được chiều chuộng như thế thì xin hỏi lãnh đạo Hà Tĩnh và các vị liên quan.
Được voi đòi tiên, hai năm trước họ còn đòi lập Đặc khu kinh tế Vũng Áng cùng cả mớ ưu tiên khác hay miễn nhiều loại thuế. Những điều mà DN khác mở miệng xin còn ái ngại. Đổi lại chúng ta được gì? Đến lúc này mới là thảm họa cá chết chưa biết bao giờ khắc phục xong. Một đống trầm tích dưới đáy biển và hệ lụy lâu dài cho hàng triệu người…”
Link từ Báo Lao Động sang bài viết “Formosa muốn ưu đãi trọn đời, lập đặc khu riêng” trên mạng VietnamNet đã bị xóa.
Có thể chép lại vài đoạn từ vài nguồn khác:
“...Theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Sau đó, thời hạn cấp phép cho Formosa đã được bảo lưu.
Nhiều ưu đãi “khủng” cũng được ghi trong giấy phép đầu tư dự án này Đó là được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Lưu ý thêm, thời điểm Formosa được cấp phép năm 2008, thuế suất thuế TNDN là 28%.
Đặc biệt, trong giấy chứng nhận đầu tư dự án này còn được ghi thêm “UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án”, tức 70 năm.
Formosa cũng được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Đối với khu đất làm khu sinh hoạt, khu nhà ở và khu phúc lợi cho người lao động, Formosa không phải nộp tiền thuê đất trong suốt vòng đời dự án này.
Bên cạnh đó, Formosa còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về thuế nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, hạ tầng… Đặc biệt. trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi đã được hưởng thì Formosa được hưởng quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian còn lại.”
Trong khi đó, báo PetroTimes dẫn lời GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - về câu hỏi: Vì sao cấp phép đầu tư cho Formosa tới 70 năm?
Và báo Tuổi Trẻ kể về chuyện “Vệt nước đỏ tố thủ phạm gây chết cá miền Trung”...
Bài báo TT trích như sau:
“Ít ai biết vệt nước đỏ rộng 10m, dài 1,5km xuất hiện tại bờ biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ngày 4-5 chính là "chìa khóa" trong quá trình tìm nguyên nhân cá chết, vốn gần như bế tắc trước đó...
Bộ KH&CN cho biết, gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa học, công nghệ vũ trụ vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết...
Hầu hết cá chết khi thả vào nước đỏ
Các nhà khoa học thử nghiệm và phân tích các mẫu nước dị thường thu được từ vệt nước màu đỏ gạch xuất hiện ở Quảng Bình ngày 4-5, vệt nước màu đen xẫm xuất hiện ở Hà Tĩnh ngày 6-5 và vệt nước màu đỏ xẫm xuất hiện tại khu vực cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh ngày 12-5.
Kết quả cho thấy tỷ lệ cá chết từ 80-100% trong thời gian từ 3-30 phút. Phân tích mẫu nước cho kết quả hàm lượng sắt trong cặn lơ lửng cao (~23-24%, tính theo hydroxit sắt là 47-49%), và có chứa phenol.
Các nhà khoa học nhận định, màu nước ở các vệt nước bất thường này không phải là màu của tảo nở hoa hay màu của phù sa tự nhiên mà là dạng keo sắt hấp phụ các độc tố như phenol, xyanua, là sản phẩm do hoạt động xả thải của con người gây ra.
Phân tích màng dịch nhày bao bọc thân cá trên rạn san hô thu được ở Thừa Thiên Huế ngày 24-4 cũng thu được hàm lượng sắt cao và có chứa phenol...
Đó chính là vệt màu đỏ xuất đỏ dài 1,5km, rộng 10m ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình và vệt nước màu đỏ xẫm xuất hiện tại khu vực cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh ngày 12/5/2016.
Vậy phenol và xyanua cũng như phức hợp sắt dạng keo xuất phát từ đâu?
Các nhà khoa học nhận định, Xyanua xuất hiện trong cá có thể do hoạt động đánh cá hoặc chất thải của nước thải luyện cốc nhưng Phenol chỉ xuất hiện trong nước thải của quá trình luyện cốc của nhà máy gang thép còn phức hợp sắt dạng keo chính là kết quả của chính súc rửa đường ống của công ty Formosa. Nhờ đó đã xác định được thủ phạm làm cá chết hàng loạt ở miền trung.”
Báo SOHA/Tiền Phong có bản tin “Hệ sinh thái biển miền Trung: Nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn” nêu lên nỗi buồn thê thản:
“Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Từ ngày 4 đến 15/5, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) khảo sát quần thể sinh vật cũng như rặng san hô ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế...Theo TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tìm nguyên nhân cá chết, 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quàng Trị, Thừa Thiên Huế đã bị phá hủy (trên tổng số 800 ha).
Theo TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia về thủy sản, vùng rạn đá, san hô là nơi có chức năng tái tạo hệ sinh thái biển.
Các loài cá, cua, ốc… khi sinh sản tìm về đây vì vừa có nguồn thức ăn lại có nơi trú ẩn. Nếu rặng san hô bị chết, tôm, cá, cua, ốc không còn nơi sinh sản đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây, hệ sinh thái bị mất đi.
Theo TS Vũ Đức Lợi, khoảng 50 năm, các rặng san hô mới có thể phục hồi, vì đây là loài phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1-2 cm.”
Trong khi đó, báo Người Lao Động ghi nhận:
“Thiệt hại cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng; nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng, để lại di chứng kéo dài và rất khó hồi phục
Đó là ý kiến của TS Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học - khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 1-7.
Trả lời câu hỏi những chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.”
Trong khi đó, nhà văn Ngô Nhân Dụng ttrên Người Việt/Boxitvn nêu các câu hỏi:
“Ai đã đã quyết định giao cho Formosa 2,000 héc ta đất và 1,200 héc ta mặt nước khiến 3,000 gia đình bị giải tỏa nhà, 15,000 ngôi mộ bị cải táng? Ai đã ưu đãi cho Formosa chỉ chịu thuế thu nhập 10% thay vì phải là 25%, và được thuê đất 70 năm thay vì tối đa là 50 năm – nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất? Ai? Ai? Từ trên xuống dưới, bao nhiêu đứa?
“Hỏi tội Formosa thì há miệng mắc quai! Cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải ngậm miệng ăn tiền, tìm cách đánh bùn sang ao, coi như việc Formosa lên tiếng xin lỗi và “thí cho” 500 triệu đô la là xong, xí xóa hết!”
Trong khi đó, báo Lao Động gọi là tin khó tin:
“Tin khó tin: Ưu đãi chưa từng có với Formosa, công bố của Cục trưởng cười trừ, cha chung cũng khóc
Formosa đòi lập đặc khu, ưu đãi trọn đời!
Muốn hay không, nếu không còn thảm họa nào tương tự chúng ta phải chung sống với Formosa ít nhất 60 năm nữa thôi các bác ạ! Lẽ ra chỉ 40 năm nữa thôi nhưng Hà Tĩnh đã vượt quyền cấp phép thêm cho họ 20 năm nữa đấy. Chẳng những thế họ chỉ cần nộp thuế TNDN 10% trong 15 năm (thông thường 28%), miễn tiền thuê đất 15 năm và hàng loạt ưu đãi mà các DN khác nằm mơ chắc có. Còn vì sao Formosa lại được chiều chuộng như thế thì xin hỏi lãnh đạo Hà Tĩnh và các vị liên quan.
Được voi đòi tiên, hai năm trước họ còn đòi lập Đặc khu kinh tế Vũng Áng cùng cả mớ ưu tiên khác hay miễn nhiều loại thuế. Những điều mà DN khác mở miệng xin còn ái ngại. Đổi lại chúng ta được gì? Đến lúc này mới là thảm họa cá chết chưa biết bao giờ khắc phục xong. Một đống trầm tích dưới đáy biển và hệ lụy lâu dài cho hàng triệu người…”
Link từ Báo Lao Động sang bài viết “Formosa muốn ưu đãi trọn đời, lập đặc khu riêng” trên mạng VietnamNet đã bị xóa.
Có thể chép lại vài đoạn từ vài nguồn khác:
“...Theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Sau đó, thời hạn cấp phép cho Formosa đã được bảo lưu.
Nhiều ưu đãi “khủng” cũng được ghi trong giấy phép đầu tư dự án này Đó là được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Lưu ý thêm, thời điểm Formosa được cấp phép năm 2008, thuế suất thuế TNDN là 28%.
Đặc biệt, trong giấy chứng nhận đầu tư dự án này còn được ghi thêm “UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án”, tức 70 năm.
Formosa cũng được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Đối với khu đất làm khu sinh hoạt, khu nhà ở và khu phúc lợi cho người lao động, Formosa không phải nộp tiền thuê đất trong suốt vòng đời dự án này.
Bên cạnh đó, Formosa còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về thuế nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, hạ tầng… Đặc biệt. trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi đã được hưởng thì Formosa được hưởng quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian còn lại.”
Trong khi đó, báo PetroTimes dẫn lời GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - về câu hỏi: Vì sao cấp phép đầu tư cho Formosa tới 70 năm?
Và báo Tuổi Trẻ kể về chuyện “Vệt nước đỏ tố thủ phạm gây chết cá miền Trung”...
Bài báo TT trích như sau:
“Ít ai biết vệt nước đỏ rộng 10m, dài 1,5km xuất hiện tại bờ biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ngày 4-5 chính là "chìa khóa" trong quá trình tìm nguyên nhân cá chết, vốn gần như bế tắc trước đó...
Bộ KH&CN cho biết, gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa học, công nghệ vũ trụ vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết...
Hầu hết cá chết khi thả vào nước đỏ
Các nhà khoa học thử nghiệm và phân tích các mẫu nước dị thường thu được từ vệt nước màu đỏ gạch xuất hiện ở Quảng Bình ngày 4-5, vệt nước màu đen xẫm xuất hiện ở Hà Tĩnh ngày 6-5 và vệt nước màu đỏ xẫm xuất hiện tại khu vực cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh ngày 12-5.
Kết quả cho thấy tỷ lệ cá chết từ 80-100% trong thời gian từ 3-30 phút. Phân tích mẫu nước cho kết quả hàm lượng sắt trong cặn lơ lửng cao (~23-24%, tính theo hydroxit sắt là 47-49%), và có chứa phenol.
Các nhà khoa học nhận định, màu nước ở các vệt nước bất thường này không phải là màu của tảo nở hoa hay màu của phù sa tự nhiên mà là dạng keo sắt hấp phụ các độc tố như phenol, xyanua, là sản phẩm do hoạt động xả thải của con người gây ra.
Phân tích màng dịch nhày bao bọc thân cá trên rạn san hô thu được ở Thừa Thiên Huế ngày 24-4 cũng thu được hàm lượng sắt cao và có chứa phenol...
Đó chính là vệt màu đỏ xuất đỏ dài 1,5km, rộng 10m ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình và vệt nước màu đỏ xẫm xuất hiện tại khu vực cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh ngày 12/5/2016.
Vậy phenol và xyanua cũng như phức hợp sắt dạng keo xuất phát từ đâu?
Các nhà khoa học nhận định, Xyanua xuất hiện trong cá có thể do hoạt động đánh cá hoặc chất thải của nước thải luyện cốc nhưng Phenol chỉ xuất hiện trong nước thải của quá trình luyện cốc của nhà máy gang thép còn phức hợp sắt dạng keo chính là kết quả của chính súc rửa đường ống của công ty Formosa. Nhờ đó đã xác định được thủ phạm làm cá chết hàng loạt ở miền trung.”
Câu chuyện rất là buồn, và rất là ngộ....
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen