Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện: Xốc lại Tinh thần Dân tộc để cứu Dân tộc
TS Nguyễn Xuân Diện: Thưa cô, người cộng sản thì vô thần, và tinh
thần dân tộc thì đặt dưới tinh thần quốc tế vô sản. Vô thần thì đền
chùa, đình miếu, nhà thờ họ … phải đập bỏ vì tôn giáo và tín ngưỡng là
“thuốc phiện” của nhân dân lao động. Tinh thần quốc tế vô sản học theo
Trung Quốc và dưới sự bảo kê của Liên Xô nên mới có cuộc cải cách ruộng
đất long trời lở đất. ( ngưng trích )
thần dân tộc thì đặt dưới tinh thần quốc tế vô sản. Vô thần thì đền
chùa, đình miếu, nhà thờ họ … phải đập bỏ vì tôn giáo và tín ngưỡng là
“thuốc phiện” của nhân dân lao động. Tinh thần quốc tế vô sản học theo
Trung Quốc và dưới sự bảo kê của Liên Xô nên mới có cuộc cải cách ruộng
đất long trời lở đất. ( ngưng trích )
Đúng rồi!
Khi nào chúng ta vận động phục hồi lại được TINH THẦN DÂN TỘC, tiến hành một cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC ĐÍCH THẬT thì bọn việt cọng vô thần vong bản chết khôg có đất chôn!
Khi nào chúng ta vận động phục hồi lại được TINH THẦN DÂN TỘC, tiến hành một cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC ĐÍCH THẬT thì bọn việt cọng vô thần vong bản chết khôg có đất chôn!
Công dân Việt Nam Cộng Hòa
Là người Việt Quốc Gia
Theo truyền thống dân tộc
Quốc là Nước - Gia là Nhà
Người Việt Quốc gia Thương Nước - Mến Nhà
" Cái Nhà là nhà của Ta
Công khó Ông Cha dựng ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm xây đắp Nước - Nhà "
Tinh Thần Dân Tộc - Nhân Bản Của Hai Nền Việt-Nam Cộng-Hòa
Trích: “ Tinh Thần Cộng Hòa vẫn tồn tại
Mặc dù Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại nhưng sinh họat và tinh thần cộng hòa đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của người miền Nam.
Tinh thần này đã được truyền cho thế hệ tiếp nối và lan tỏa khắp nơi. Trong nước tại miền Nam các thế hệ đi trước đã kể chocon em họ về lịch sử của họ và của Việt Nam Cộng Hòa.
(VIỄN TƯỞNG VỀ CHÍNH THỂ CỘNG HÒA CHO VIỆT NAM. Nguyễn Quang Duy )
Mặc dù Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại nhưng sinh họat và tinh thần cộng hòa đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của người miền Nam.
Tinh thần này đã được truyền cho thế hệ tiếp nối và lan tỏa khắp nơi. Trong nước tại miền Nam các thế hệ đi trước đã kể chocon em họ về lịch sử của họ và của Việt Nam Cộng Hòa.
(VIỄN TƯỞNG VỀ CHÍNH THỂ CỘNG HÒA CHO VIỆT NAM. Nguyễn Quang Duy )
Ngày 26 tháng 10, 2014, ngày kỷ niệm 58 năm thành lập nền Đệ Nhất
Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày ban hành Hiến Pháp, đạo luật tối thượng thiết đặt nền tảng, kỷ
cương cho Đất nước. Dù bị nạn thực dân - cộng sản qua phân, trong ý
thức, tình tự dân tộc, Quân – Dân – Chánh Miền Nam vẫn nhìn nhận:
Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa chạy dài từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau,
Độc lập – Thống nhất, bất khả phân.
Lời Mở đầu Hiến pháp lẫm liệt viết:
Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc
Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật
cường của toàn dân đảm bảo,
Và Điều 1 minh thị xác định:
Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất
khả phân.
Đó là tinh thần Dân tộc theo truyền thống Bình Ngô Đại cáo:
“ Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cương
vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây
nền độc lập cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.”
Về yếu tính Nhân bản, hiến pháp cũng long trọng cam kết:
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do,
điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống
tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;
Điều 12
Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.
Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.
Về vấn đề Dân chủ, ngày nay, sống dưới chế độ độc tài toàn trị việt
cộng quá lâu, giới trẻ may nhờ cuộc cách mạng truyền thông điện tử,
tìm thấy được ý niệm căn bản về thể chế dân chủ, thường nêu cao
định chế Tam Quyền phân lâp, Dân chủ pháp trị, Đa nguyên, đa đảng.
Ít người biết rằng, hai nền Việt Nam Cộng Hòa đã từng vượt lên trên
quan niệm phân quyền hiến định. Và đã long trọng thiết đặt yếu tính
“ Dân chủ Phân nhiệm “ trên cả hai bản Hiến pháp VNCH:
Điều 2 Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Điều 3 Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và
nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.
Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của
các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.
Điều nầy thật trọng yếu nhằm bảo đảm tính chất dân chủ vững chắc và
có thực chất của thể chế VNCH khi xác định: Chủ quyền thuộc về toàn
dân. Quốc dân “ ủy nhiệm vụ “ cho các chức chưởng, định chế quốc
gia thực hiện nhiệm vụ do quốc dân giao phó chớ không phải tự thân
các chức chưởng, định chế ấy ban bố quyền hạn cho toàn dân.
Hiện tại, tương quan giữa các ngành Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp
Hoa Kỳ vẫn đặt trên căn bản “ Cân bằng Quyền lực “ ( Balance of
Powers ).
Năm mươi tám năm về trước, Hiến pháp VNCH đã đặt định “ Hoạt động
của các cơ quan hành pháp và lập pháp “ phải được điều hòa .” Nghĩa
là các ngành hoạt động điều hành công việc quốc gia có bổn phận
phải thu xếp ổn thỏa để cho bộ máy nhà nước hoạt động được điều
hòa, không để va chạm rối loạn, chớ không chỉ tiêu cực cân bằng
quyền lực.
Một Quốc gia VNCH non trẻ, được thiết dựng trên căn bản trội yếu về
hiến chế và điều hành giữa thời chinh chiến điêu linh mà đã đạt
được một số thành tựu đáng kể như vậy cũng là niềm hãnh diện cho sĩ
phu Miền Nam nước Việt.
Hơn thế nữa, những ngày cuối cùng của Miền Nam, trong khi giặc cộng
kéo gấn đến dưới chân thành, sĩ phu Miền Nam vẫn còn thao thức hội
thảo đặt vấn đề: Dân chủ Pháp trị hay Đức trị? Là Phụ mẫu chi dân
hay dân chi phụ mẫu?!
Hởi ôi, nền VNCH như đứa bé mới học đi vừa vững chân trên nền Dân
chủ Pháp trị đã chực chạy lên Dân chủ Nhân bản và tiến đến mức cao
xa Đức trị!
Hai nền VNCH non trẻ ấy, như tuổi thanh xuân mơ mộng, hăm hở tiến
vào nền văn minh thời đại thật đáng yêu.
Còn như ngày nay, giữa thời kỳ chủ nghĩa xã hội đen tối, chỉ một
nền Cộng hòa Tam quyền phân lập đơn sơ, khiêm tốn vẫn chỉ là “ một
viễn tưởng “ ở ngày mai, nghĩ cũng thật là thảm cho Đất nước và Dân
tộc!
Nguyễn Nhơn
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen