Nguyễn Vĩnh Long Hồ
- Tập Cận Bình đang lo sợ tình hình Biển Đông nóng lên từng ngày,
âm mưu độc chiếm Biển Đông là mưu đồ lớn nhất hiện nay của Bắc Kinh
đang bị ngăn chận và quốc tế lên án. Hết Hoa Kỳ chuyển trục chiến
lược sang châu Á - TBD, rồi đến châu Âu cũng chuyển trục sang châu
Á - TBD. Mỹ và liên minh chặt chẽ toàn diện với Nhật Bản, Ấn Độ,
Australia, Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia… thành hình
thế bao vây và cô lập TC có hiệu quả. Bắc Kinh hoàn toàn bị động về
mọi mặt chính trị, quân sự và ngoại giao.
Tập Cận Bình có vẻ hoảng hốt khi Tòa án Quốc tế ở La Haye cho biết
ngày 7/7/2016 sẽ công bố kết luận vụ án Biển Đông do Philippines
khởi kiện 2 năm nay, và tiết lộ cho biết sẽ thắng kiện vì đã cung
cấp đầy đủ một tập hồ sơ dầy cợm, có tới 7.000 trang tài liệu về
chứng cứ lịch sử, trong khi phía Bắc Kinh từ chối đến tòa để tranh
tụng và cũng không cung cấp tài liệu gì có giá trị, ngoài những
khẳng định mang tính chất lịch sử vô căn cứ.
Bắc Kinh rất hoang mang lo sợ vì kết luận của Tòa án Trọng tài Quốc
tế là có giá trị pháp lý quốc tế rất cao, được LHQ thừa nhận, cả
thế giới tôn trọng. Tập Cận Bình vốn là người rất chăm lo đến tư
thế quốc tế, đến danh dự quốc gia vốn đã xuống thấp trên trường
quốc tế. Họ Tập cũng có thói tự ái rất nặng nề. Hai tháng trước,
khi bị sách báo Hồng Kông phanh phui, tiết lộ động trời “5 cuộc
phiêu lưu tình ái” của mình. Họ Tập đã cho bắt cóc nhà sản xuất
sách về Hoa Lục để hạch tội. Ngoài ra, Tập Cận Bình đang bị đau
đầu, nổi giận tới phát điên lên:
[1] Đài Loan:
Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh thất bại trước đảng Tân Dân Chủ của bà
Thái Anh Văn, người muốn xóa bỏ mật ước “một nước - hai chế độ”.
Phản ứng của Bắc Kinh là ra chiêu hù dọa là tập trận chĩa 3 ngàn
tên lữa sang đảo Đài Loan. Nếu lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn không
thừa nhận “Nhận thức chung năm 1992” (về quan hệ hai bờ eo biển)
hoặc đi theo chủ trương “Đài Loan độc lập”, Bắc Kinh sẽ xử lý vấn
đề Đài Loan theo 4 giai đoạn: Quan sát - gây áp lực - đối kháng -
xung đột.
Ông Kim Xán Vinh thậm chí còn tuyên bố 5 năm sau, thực lực quân sự
của TC sẽ khiến Mỹ không dám can dự vào vấn đề Đài Loan và khi đó
vấn đề Đài Loan sẽ biến thành vấn đề “làm thế nào để bồi dưỡng cán bộ mới phục vụ việc quản trị Đài Loan”. Theo Lý Nghị, từ năm 1994 trở lại đây, các nhà lãnh đạo Đài Loan
như Lý Đăng Huy, Trần Thủy Biển và Thái Anh Văn đã thành công trong
việc sửa đổi sách giáo khoa ở Đài Loan, rót vào đó tư tưởng “phi
Trung Quốc” và thuyết “Hai nước Trung Quốc” cổ súy chủ trương Đài
Loan độc lập, phản đối thống nhất hai bờ eo biển.
Khi bà Thái Anh Văn vừa lên nắm chính quyền đã chọn một phần tử ủng
hộ Đài Loan độc lập làm người đứng đầu ngành giáo dục. Nói cách
khác là khả năng hòa bình thống nhất không còn tồn tại nữa.
[2] Hồng Kông:
Ngày 1/7/2016, hàng chục ngàn người dân Hồng Kông xuống đường nhân
kỷ niệm 19 năm đặc khu hành chính này được Luân Đôn trao trả lại
cho Tàu Cộng. Cuộc tuần hành diễn ra trong bối cảnh công luận Hồng
Kông bất mãn trước việc TC tăng cường các biện pháp kiểm duyệt, tự
do và nhân quyền tại Hồng Kông bị đe dọa. Kể từ 1997, hàng năm cuộc
tuần hành ngày 1 tháng 7 là cuộc tuần hành của tất cả mọi thành
phần trong xã hội để nói lên những bức xúc những mối quan tâm hay
vấn đề nầy.
Theo quan điểm của nhà đấu tranh Martin Lee, người được coi là cha
đẻ của phong trào dân chù Hồng Kông, năm nay, hàng chục ngàn người
xuống đường dưới trời nắng nóng để bày tỏ lòng phẫn nộ đối với ông
Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) lãnh đạo đặc khu hành chánh Hồng
Kông. Người dân bức xúc khi thấy ông Lương Chấn Anh gây chia rẽ
trong công luận. Thoạt đầu, ban tổ chức thông báo là ông Lâm Vỉnh
Ky (Lam Wing Kee) một trong những nhân viên hiệu sách Hồng Kông bị
TC bắt cóc hồi tháng 10/2015 tham gia cuộc biểu tình vì dân chủ ở
Hồng Kông.
Tập Cận Bình không bao giờ từ bỏ chủ quyền biển đông:
Bắc Kinh không bao giờ khoan nhượng về chủ quyền. Đó là lời tuyên
bố của lãnh đạo ĐCSTQ nhân ngày “Lễ 95 Năm” ngày thành lập đảng và
trong bối cảnh Tòa Thường Trực La Haye sẽ công bố phát quyết vào
ngày 12/7/2016 về đòi hỏi chủ quyền của Hoa Lục tại Biển Đông.
Ngày 1/7/2016, trong thông điệp trước một cử tọa gồm đảng viên CSTQ
tại Đại sảnh đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình cứng rắn tuyên
bố: “Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều
thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh
và phát triển”. Trung Quốc “không sợ rắc rối”.
Tập Cận Bình đưa ra những lời tuyên bố này vào lúc tình hình Biển
Đông nóng bỏng vì TC khẳng định chủ quyền trên hầu hết diện tích
Biển Đông và xây dựng một loại “vạn lý trường thành” trên vùng biển
do Việt Nam và Philippines kiểm soát. Vào ngày 12/7 này, Tòa án
Trọng tài Thường trực sắp công bố phán quyết về đơn kiện của
Philippines mà theo giới phân tích sẽ gây bất lợi cho Bắc Kinh.
Để ngăn không cho TC áp đặt trước chuyện đã rồi, Mỹ phải tăng cường
hải quân và tuần tra trong khu vực. Tập Cận Bình tuyên bố là không
sợ động thái “diễn võ giương oai” của Hoa Kỳ và đồng minh ngay
trước cửa nhà mình để phô trương sức cơ bắp.
Chiến lược bồi đắp lấp biển xây “vạn lý trường thành” bằng cát của
Bắc Kinh ở Biển Đông bị Hoa Kỳ xem là một “hành động điên rồ”. Nhân
chuyến công du 4 ngày tại Ấn Độ để thắt chặt hợp tác an ninh khu
vực, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon nhận định: “Điều Hoa Kỳ hy vọng là TC tôn trọng luật pháp quốc tế về tự do hàng
hải - hàng không trên Biển Đông. Xây dựng các đảo nhân tạo và phi
trường, phi đạo cho máy bay là chuyện điên rồ, lực lượng hải thuyền
cũng thế. TC đang xây bia cho đối phương tấn công”.
Mâu thuẫn trong nội bộ TC trong vấn đề biển đông:
Hiện tại trong giới phân tích và giới xây dựng chính sách của TC có
3 trường phái khác nhau, đang tranh cãi với nhau trong cách nhìn
nhận về Biển Đông. Các tên lãnh đạo Bắc Kinh từ Tập Cận Bình, đến
Ngoại trưởng Vương Nghị và Đô đốc Tô Kiến Quốc thường lặp đi, lặp
trường phi pháp rằng, các đảo ở Biển Đông vốn luôn là lãnh thổ của
Tàu Cộng. Họ cũng bóp méo sự thật khi cho rằng TC hoàn toàn hành
động một cách hợp pháp khi bảo vệ chủ quyền của họ ở vùng này.
Để trấn an cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh khẳng định họ chỉ lắp đặt
các thiết bị quân sự cần thiết trên các đảo ở Biển Đông vì mục đích
tự vệ. Tuy nhiên, nhiều nước ASEAN không tin vào các lý lẽ này của
Bắc Kinh. Họ thực sự cảm thấy bị đe dọa bởi hành động Bắc Kinh ráo
riết tiến hành xây dựng đảo ở Biển Đông. Có 3 trường phái mâu thuẫn
nhau trong nội bộ TC trong vấn đề Biển Đông như sau:
[1] Nhóm thực dụng:
Nhóm nầy cho rằng chính sách hiện nay của TC về Biển Đông là ổn,
không cần điều chỉnh thêm. Họ chấp nhận bị mất mặt ở nước ngoài,
miễn là duy trì được sức mạnh vật chất trên thực địa. Họ cho rằng
thời gian đang có lợi cho TC, miễn là TC quản lý được sự trỗi dậy
của mình. Những người nầy cho rằng, họ đang bảo vệ lợi ích dân tộc
Tàu Cộng bằng việc tăng cường hiện diện vật chất ở Biển Đông.
Tuy nhiên, nhóm thực tế này cũng bế tắc ở chỗ, họ không biết phải
làm gì với các đảo nhân tạo mà TC mới bồi đắp một cách phi pháp. Họ
băn khoăn về việc có phải lắp thêm thiết bị quân sự, bao gồm các vũ
khí tấn công trên các đảo đó hay không hay chỉ các thiết bị phòng
thủ là đủ để duy trì hiện trạng.
[2] Nhóm hiếu chiến:
Nhóm nầy chủ trương tuyên truyền về 7 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới
bồi đắp thành hình, coi đó là việc đã rồi và không thể thay đổi
được nữa. Không những vậy, họ còn chủ trương để Bắc Kinh bành
trướng thêm về mặt quân sự và lãnh thổ ở Biển Đông, bằng cách xây
đảo thành căn cứ quân sự loại nhỏ, chinh phục thêm đảo do nước khác
đang kiểm soát trên thực tế. Nhóm hiếu chiến nầy không đếm xỉa gì
đến những lo ngại của cộng đồng thế giới, họ chỉ muốn mở rộng tối
đa lợi ích cá nhân của Bắc Kinh. Điểm mặt những tên tướng hiếu
chiến nhất:
- Kiều Lương: Thiếu tướng không quân, theo đuổi quan điểm hiếu chiến “đánh đòn phủ đầu”. Theo viên tướng này, tranh chấp trên Biển Đông là điều Bắc Kinh
không thể né tránh. “Kháng nghị ngoại giao không ăn thua, dùng vũ lực lại là “biện pháp
cuối cùng”, Kiều Lượng nhận định. “Nếu như đằng nào cũng phải đánh, tại sao không là Mỹ? Mỹ cứ thả bom
vào đại sứ quán TQ ở Belgrade, Serbia năm 1999, rồi sao đó nói nhầm
thì có sao?
- Kim Nhất Nam: Thiếu tướng, Phó chủ nhiệm khoa Nghiên cứu Chiến lược, Đại học
Quốc Phòng TC, Giáo sư chủ yếu nghiên cứu mảng chiến lược an ninh
quốc gia, xung đột quốc tế và xử lý nguy cơ. Trước đó, viên tướng
này rất ít lên tiếng về Biển Đông, nhưng ngày 1/5 cũng gây sóng gió
với một bài “lên lớp” Philippines. Tên tướng này cảnh báo Manila,
nếu coi cái gọi là “kềm chế chiến lược” của Bắc Kinh là “thời cơ
chiến lược” của Manila (trên biển Đông, Scarborough), Bắc Kinh sẽ
có hành động cảnh cáo. Chỉ cần Philippines đi quá đà thì không sưng
đầu cũng mẻ trán.
- La Viện: Thiếu tướng - ủy viên Ủy ban Chính hiệp toàn quốc, Phó bí thư
Đảng ủy Học viện Khoa học Quân sự TC - gần đây có viết khá nhiều
bài theo đuổi quan điểm cứng rắn, nước lớn lấn lướt nước nhỏ. Khi
căng thẳng nổ ra trên bãi cạn Scarborough giữa TC và Philippines,
La Viện tỏ ra coi thường Philippines khi lên tiếng nhắc nhở:
Philippines đối đầu quân sự với TQ, chỉ cần một bộ phận lực lượng
Hạm đội Nam Hải đối phó với Hải quân Philippines là chuyện “không
thành vấn đề”. Bàn về giằng co trên bãi Scarborough hiện nay, La
Viện không ngần ngại nói thẳng Philippines muốn đối đầu bao lâu, TQ
sẽ chìu bấy lâu.
[3] Phe ôn hoà:
Phe ôn hòa cho rằng TQ đã đến lúc thay đổi chính sách Biển Đông,
hiện nay tính mơ hồ và ý đồ chiến lược liên quan đến yêu sách lãnh
thổ và hoạch định chiến lược của Bắc Kinh làm cho thế giới lo sợ và
không tin TQ. Họ cho rằng, các hành động cứng rắn của TC ở Biển
Đông đẩy họ về mặt đối lập với các nước ASEAN và Mỹ. Bài viết cho
rằng Mỹ và ASEAN cần tạo điều kiện có lợi cho chính sách của Bắc
Kinh theo hướng hòa giải và hợp tác hơn, nâng cao tầm quan trọng
của phe ôn hòa trong các quyết sách.
Nhà nghiên cứu, học giả Đinh Công - Viện Nghiên cứu thuộc Trung tâm
Carter (Mỹ) và Sở Nghiên cứu phát triển & Hòa bình Đại học giao
thông Tây An TQ - phê phán: “Ngoại trưởng Vương Nghị cho thấy, sau khi theo đuổi phương án ngoại
giao có phần cấp tiến, Bắc Kinh nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực
của nó, khiến cục diện khu vực diễn biến xấu đi,” ông nói. “Vương Nghị còn cho thấy Bắc Kinh có thái độ chống đối cực đoan khi
nhất quyết tuyên bố sẽ không thừa nhận bất kỳ phán quyết nào của
Tòa án Thường trực Quốc tế The Hague (PCA) trong vụ kiện do
Philippines là nguyên đơn.”
Ông Đinh Công phân tích trong bài viết đăng trên báo Phượng Hoàng:
“Trong vấn đề Trọng tài Quốc tế và quyền tự do hàng hải, căn cứ của
các nước liên quan là “hệ thống luật pháp quốc tế và quy tắc quốc
tế” được thành hình qua nhiều thập kỷ từ sau Thế chiến II. Hệ thống nầy
có đầy đủ cơ sở và quan trọng hơn là phù hợp với mong muốn chung
của tất cả các nước xung quanh TC, trong trật tự thế giới diễn biến
theo hướng đa cực…”
Luật pháp quốc tế và quy tắc quốc tế, sở dĩ được gọi là quốc tế,
bởi có được sự tán thành và thừa nhận bởi đa số quốc gia trên thế
giới, trở thành một quy ước tiêu chuẩn để kiểm soát hành động của
các nước trên trường quốc tế. Quan trọng hơn, quy tắc quốc tế không
đại diện cho lợi ích của một nước hoặc một nhóm quốc gia, mà là
công bằng với tất cả các nước, đặc biệt là sự công bằng trong quá
trình tranh tụng để giành được tất cả kết quả có lợi trước Trọng
tài Quốc tế, chứ không phải tẩy chay như Bắc Kinh…khiến Bắc Kinh
đang tự mình xây dựng ấn tượng về một quốc gia “hoành hành bá đạo”
làm cho chính sách ngoại giao hầu như không đạt được hiệu quả gì.
Bởi vì xã hội quốc tế đang nhìn thấy sự sợ hãi và yếu ớt đằng sau
thái độ né tránh của Bắc Kinh, mang thái độ “luật pháp và quy tắc
quốc tế” chỉ để phục vụ mình, có lợi thì ủng hộ mà bất lợi thì phản
đối…
Cựu Đại sứ TC Ngô Kiến Dân, nổi tiếng là nhà ngoại giao theo đuổi
chính sách “ôn hòa” hiếm hoi trong giới hoạch định chính sách đối
ngoại TC. Quan điểm của ông luôn không phù hợp với những nhà lãnh
đạo Bắc Kinh. Tháng 4/2016, ông lên tiếng rằng TQ cần giữ bình tĩnh
và suy nghĩ một cách toàn diện, cần tự tin rằng, các tranh chấp ở
Biển Đông có thể giải quyết một cách hòa bình.
Trước đó, trong một cuộc tranh luận phát trên truyền hình năm 2014
với thiếu tướng “diều hâu” La Viện, ông Ngô Kiến Dân cảnh báo bất
cứ quốc gia nào khơi mào cho chiến tranh trong lúc đang hòa bình và
phát triển sẽ phải trả giả. Kết quả, ông Ngô bị xe hơi tông chết
vào ngày 18/6/2016.
Giáo sư Ling Bing - một chuyên gia về Luật Quốc tế Đại học Sydney -
cho biết: “Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh thuyết phục được cộng
đồng quốc tế về trường hợp của mình, mà chỉ củng cố thêm ấn tượng
chung, TC là một kẻ thất bại đau đớn”.
Giáo sư Xu Xiaobing – GS luật tại ĐH Giao thông Thượng hải - kết
luận về vấn đề nầy như sau: “Chính phủ nên ngừng coi các học giả như nô bộc và tập trung xung
quanh, sốn mình những người chỉ biết gật đầu. Thiếu những tiếng nói
đa dạng và bất đồng chỉ dẫn đến những quyết sách sai lầm.”
Bác phán quyết PCA - TC sẽ trở thành bọn cướp biển Somalia trên
biển đông, sống ngoài vòng pháp luật quốc tế
Ngày 29/6, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố sẽ ra phán
quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” TC đơn
phương vẽ ra trên Biển Đông vào ngày 12/7/2016. Giới quan sát cho
rằng, phán quyết này có thể bác bỏ bất cứ cơ sở pháp lý nào mà TC
đưa ra, để biện minh cho tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông,
theo Reuters.
Trả lời phỏng vấn hãng tin này, ông Paul Reichler, luật sư chính
của Philippines trong vụ kiện, bày tỏ tin tưởng rằng, PCA sẽ ra
phán quyết có lợi cho Manila, đồng thời tạo áp lực rất lớn đối với
Bắc Kinh, dù nước này khăng khăng tuyên bố sẽ không chấp nhận phán
quyết của toà. Tuy nhiên, ông tin chắc rằng Philippines sẽ thắng
trong vụ kiện, theo đúng kỳ vọng của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác
trên thế giới.
Ông Paul Reichler nói: “Chúng tôi tin rằng sẽ thắng trong vụ kiện nầy và đây có khả năng là
một trong những vụ xử ở nơi xa xôi nhất mà PCA từng ra phán quyết,” ông nói tiếp. “TC đơn phương vẽ ra một đường 9 đoạn đứt khúc, bao phủ gần như toàn
bộ diện tích Biển Đông và ngang nhiên tuyên bố rằng, toàn bộ vùng
biển bên trong “đường lưỡi bò” đó thuộc chủ quyền của họ, dù đường
nầy không được quy định trong bất cứ văn kiện pháp lý nào. Phán
quyết PCA nhiều khả năng sẽ bác bỏ toàn bộ những căn cứ pháp lý mà
TC đưa ra để chứng minh tuyên bố chủ quyền đó, bởi nó vi phạm Công
ước LHQ về Luật Biển, văn kiện quan trọng nầy quy định các quốc gia
ven biển chỉ được quyền khai thác tài nguyên và đánh bắt hải sản
trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình”.
Tuy nhiên, luật sư Paul Reichler khẳng định rằng, nếu Bắc Kinh bác
bỏ phán quyết do một Tòa án của LHQ đưa ra, họ “về cơ bản đã tự tuyên bố rằng mình là một quốc gia sống ngoài vòng
pháp luật” không tôn trọng tinh thần thượng tôn pháp luật là nền tảng cho
trật tự quốc tế hiện nay.
Lưu ý của toà trọng tài quốc tế PCA:
Thông cáo ngày 29/6/2016 của PCA là nhằm chấm dứt tình trạng mọi
tranh chấp phi lý và phi luật pháp, cụ thể là “phi - UNCLOS” và mọi
trò chiêu dụ nước nầy, nước kia nghe theo cách hiểu Luật Biển một
cách “đạp đổ toà” cùng Luật pháp Quốc tế. Sơ lược nội dung mà Toà
sẽ đưa ra trong phán quyết như sau:
[1] Toà được thành lập ngày 21/6/2013 phù hợp với thủ tục quy định
tại phụ lục VII của UNCLOS để phân sử vụ tranh chấp được
Philippines đưa ra.
[2] Tòa lần đầu tiên chính thức nhắc đến một thực tế phi-UNCLOS là
“TC liên tục nhắc lại lập trường của mình là không chấp nhận thủ tục
tố tụng trọng tài và không tham gia”. Và Toà trả lời lần cuối rằng: “phụ lục VII của công ước đã quy định việc thành lập một toà án cho
dù thiếu sự tham gia của một bên và đã ra tuyên cáo rằng, sự vắng
mặt của một bên hay việc một bên không tự biện hộ không hề ngăn trở
diễn biến tố tụng”.
Còn về việc TC không tham gia, toà cũng dẫn phụ lục VII quy định
rằng, trong trường hợp một bên không tham gia quá trình tố tụng,
toà án “phải tự mình trả lời không phải chỉ mỗi việc có thẩm quyền đối với
vụ tranh chấp, mà còn cả với việc xét xem đơn kiện có hội đủ nền
tảng thực tế về pháp luật hay không”. Chính vì vậy mà PCA đã mở phiên điều trần sơ bộ trong thời gian
từ ngày 7 đến 13/7/2015 và tòa đã tuyên định có thẩm quyền cũng như
chấp nhận các kiện cáo của Philippines…
Tòa không hề thụ lý bất cứ điều gì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ
và cũng sẽ không phân định bất cứ đường biên giới trên biển nào
giữa các bên. Việc tòa đặc biệt nhận định chi tiết để vạch trần âm
mưu của bên từ chối công nhận thẩm quyền của tòa vốn rêu rao lập
luận về “chủ quyền lịch sử” nhằm đánh lạc hướng dư luận.
Có thể thấy tòa đã đi trước một bước “chiến lược” qua thông cáo
công bố 13 ngày trước ngày tuyên định: Luật pháp Quốc tế là như thế
đấy, tốt hơn hết hãy chấp hành; còn nếu nhất định không tuân theo
sẽ là tự đào thải khỏi cộng đồng nhân loại.
Lịch sử nhất là lịch sử chiến tranh và hòa bình đã từng trải qua
những thử thách tương tự. Hội Quốc Liên ra đời sau Thế chiến thứ I,
đã phải tan rã do không ngăn được phe Trục khởi động Thế chiến II.
Nay đến lược LHQ phải có trách nhiệm ngăn cản hành vi xé bỏ UNCLOS
để dẫn đến những nguy cơ rối loạn khó lường.
Các cường quốc xoay trục sang Châu Á - TBD để kềm chế TC:
[1] Pháp kêu gọi Châu Âu tuần tra biển đông:
Straitstimes đưa tin, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại
Singapore ngày 5/6 vừa qua, Bộ trưởng BQP Pháp Jean-Yves Le Drian
đã giải thích tại sao tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cũng là mối
quan ngại châu Âu và thế giới. Theo ông La Drian, nếu Luật Biển
không được tôn trọng tại khu vực nầy thì luật biển cũng có thể
thách thức tại Địa Trung Hải hay Bắc Cực. Vì vậy, Pháp sẽ hối thúc
lực lượng Hải quân Châu Âu đảm bảo sự hiện diện “thường xuyên và rõ
ràng” ở Biển Đông.
“Nếu chúng tôi muốn kiểm soát nguy cơ xung đột, chúng tôi phải bảo
vệ lợi ích này, bảo vệ chính mình,” ông La Drian nhấn mạnh. Hải quân Pháp đã được triển khai ở Biển
Đông 3 lần trong năm nay.
[2] Canada cam kết gia tăng hiện diện tại Châu Á - TBD
Cũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng BQP Canada
Harjit Singh Sajjan đã cam kết căng tường sự kết nối của Canada tại
khu vực châu Á – TBD. “Chúng tôi cam kết tăng cường sự kết nối so với trước đây trong bối
cảnh chúng tôi điều chuyển sang một đường hướng năng động hơn và
ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”.
Tàu Cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông
dựa trên cái gọi là “đường lưỡi bò”, chồng lấn lên các vùng biển
của Indonesia, Philippines, Malaysia, Brunei và VN. Bắc Kinh gần
đây đã cải tạo đất ồ ạt để gia tăng đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền.
Bắc Kinh còn tuyên bố không chấp nhận phát quyết sắp tới của Tòa
Trọng tài Thường trực La Haye, Hà Lan về vụ Philippines kiện TC về
“đường lưỡi bò” phi pháp, dù TC đã ký kết Công ước về Luật biển của
LHQ. Trước các hành động của TC, Mỹ đã điều tàu chiến áp sát các
đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng phi pháp, trong khuôn khổ các
hoạt động nhằm đẩy mạnh nguyên tắc tự do hàng hải trong các vùng
biển quốc tế.
Bình luận của Bộ trưởng BQP Pháp và Canada được ra sau khi Bộ
trưởng BQP Ấn Độ Manohar Parrikar hối thúc giải quyết hòa bình các
tranh chấp ở Biển Đông dựa trên Luật pháp Quốc tế. Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương (NATO), một liên minh an ninh bao gồm các quốc
gia ở châu Âu và Bắc Mỹ, cũng đưa ra kêu gọi tương tự. Chủ tịch Ủy
ban quân sự NATO, Tướng Petr Pavel, cho hay NATO ủng hộ các quốc
gia trong khu vực muốn cải thiện năng lực quốc phòng hoặc chia sẻ
thông tin tình báo và các kinh nghiệm tốt nhất về an ninh biển.
Kết Luận:
Chỉ còn 1 tuần lễ nữa thôi, trước khi Tòa Trọng tài Thường trực ở
The Hague (PCA) ra phán quyết vụ kiện của Philippines với Tàu Cộng
tại Biển Đông, Bắc Kinh tiếp tục cho thế giới thấy họ hoàn toàn
không có cách phản ứng nào khác ngoài kêu than bị xử ép và tố
Philippines cùng Hoa Kỳ.
Ngày 1/7 tờ Thời Báo Hoàn Cầu có bài xã luận với cùng kịch bản trên
khi than rằng TC “luôn nằm ở thế bất lợi” trong vụ kiện của
Philippines và rằng “Manila chỉ giả vờ là nạn nhân”. Tờ báo này lặp
đi lặp lại luận điệu cũ trích rằng, truyền thông phương Tây vẫn
tiếp tục tuyên truyền sai lệch về vụ kiện. Bài viết kết luận hình
ảnh vụ kiện đã bị làm méo mó bởi “một cái bẫy do Mỹ dựng lên, do Philippines dẫn đầu và được PCA
hưởng ứng.”
Cùng ngày, tạp chí Forbes của Mỹ có bài bình luận nói trên của Thời
báo Hoàn Cầu cho thấy Bắc Kinh đang lo sợ khó khăn trước “ngày phán
quyết”. Giới phân tích quốc tế dự đoán PCA sẽ phán quyết có lợi cho
Manila và nếu điều đó thật sự xảy ra, TC sẽ gặp khó khăn trong việc
đối phó với dư luận trong nước, theo Forbes.
Nếu đổi ý công nhận phán quyết về Biển Đông, trái với các tuyên bố
trước đó, hòng tránh mất thể diện trên trường quốc tế, Bắc Kinh sẽ
phải đối diện với phản ứng từ nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan. “Chính phủ Bắc Kinh đã tạo ra tình huống không thể thắng trên Biển
Đông mà lại cũng khó có đường lui” - tờ Forbes nhận định.
Cuối cùng, TC cũng có thể phản ứng bằng cách rút ra khỏi UNCLOS.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng điều nầy khó xảy ra bởi hành động này
“lợi bất cập hại”, khi không chỉ ảnh hưởng tới uy tín quốc tế của
Tàu Cộng mà còn có thể làm xói mòn lợi ích hàng hải của nước này
không chỉ ở Biển Đông mà còn ở cả các vùng biển khác.
Nếu bác phán quyết PCA, phản ứng bằng cách rút ra khỏi UNCLOS, lực
lượng Hải quân Tàu Cộng sẽ trở thành bọn Hải tặc Somalia sống ngoài
vòng luật pháp quốc tế. Một mình Tàu Cộng không đủ sức chống Mỹ -
Ấn - Nhật - Australia - Hàn… đừng nói chống lại cả thế giới. Một
điều chắc chắn sẽ xảy ra là Bắc Kinh sẽ lâm vào thế bị thế giới “cô
lập”.
Bắc Kinh cho đến giờ vẫn còn ngang ngược tuyên bố không tuân thủ
phán quyết. Gần đến G, Bắc Kinh càng cấp tập vận động các nước hậu
thuẫn cho lập trường trên của họ, qua đó cho thấy Bắc Kinh sợ bị cô
lập. Trong tuần nầy, Bắc Kinh tuyên bố ít nhất có 60 nước đứng về
phía họ trong cuộc đối đầu ở Biển Đông, nhưng không cung cấp chi
tiết. Nhưng, tờ The Wall Street Journal đã chỉ ra thực tế phũ
phàng: Chỉ có 8 nước công khai ủng hộ TC là Afghanistan, Gambia,
Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho.
Không những thế, sự dối trá của TC tiếp tục bị phơi bày khi 5 quốc
gia có tên trong danh sách: Campuchia, Fiji, Slovenia, Ba Lan,
Bosnia, Herzegovina thẳng thừng phủ nhận những gì Bắc Kinh rêu rao.
Sự thật đằng sau cái gọi là “danh sách ủng hộ” này cho thấy ảnh
hưởng của TC vẫn còn hạn chế, ngay cả đối với những nước đang cần
tiền của Bắc Kinh, theo ông Euan Graham, theo chuyên viên về Biển
Đông tại viện Lowy (Úc).
Tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng, số ra ngày 17/6 cảnh báo Bắc Kinh
không chỉ có nguy cơ thất bại trong trận chiến pháp lý mà còn thua
cả trong cuộc chiến giành sự ủng hộ của dư luận nếu không chịu tuân
thủ phán quyết PCA.
Động thái quân sự của Mỹ được tung ra ngay trước thềm phán quyết
của Toà án Trọng tài Quốc tế liên quan đến vấn đề Biển Đông, ngăn
không cho Bắc Kinh thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào. Điểm mặt
lực lượng quân sự hùng hậu của Hải quân Mỹ tại Biển Đông như sau:
- 2 nhóm tàu sân bay tấn công (CSG) bao gồm 2 tàu sân bay hạt nhân
USS John C, Stennis. Nhóm nầy gồm tuần dương hạm USS Mobile Bay
mang tên lửa tối tân Aegis và 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường
USS William P. Lawrence, USS Chung-Hoon và USS Stockdale.
- Tàu sân bay USS Ronald Reagan đóng tại Yokosuka. Nhóm nầy gồm
tuần dương hạm USS Chancellorsville mang tên lửa Aegis và các tàu
khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur, USS McCampbell
và USS Benfold.
Tổng cộng có 10 chiến hạm và 140 chiến đấu cơ, trong đó có 80 chiếc
F/A-18 Hornets, cùng với 70 bệ phóng tên lửa đang tiến hành tập
trận trên Biển Đông. Cuộc tập trận của 2 nhóm tàu sân bay diễn ra
vào thời điểm ngay trước thời điểm Tòa án Trọng tài Thường trực ở
The Hague sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.
Theo đó, Toà án nầy được cho là sẽ bác bỏ đòi hỏi chủ quyền tham
lam và phi lý của Bắc Kinh dựa vào đường lưỡi bò 9 đoạn. Một số
chuyên gia cho rằng, TC có thể tung ra một số động thái quân sự nếu
tòa án ra phán quyết bất lợi cho họ, thì sự hiện diện của 10 chiến
hạm của Hải quân Mỹ đang vây quanh Biển Đông, đã gởi một thông điệp
rõ ràng cho Bắc Kinh. Trong vài ngày sắp tới, việc gì sẽ xảy ra
trên Biển Đông? Xin hãy chờ xem!!!
Tổng hợp & nhận định
04/7/2016
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen