Dienstag, 26. Juli 2016

Con bò sữa cho cả nước ăn xin

Chuyện người Việt hải ngoại đổ về Việt Nam mỗi năm hàng chục tỉ Mỹ kim (VC gọi là kiều hối) để giúp duy trì cái chế độ thối tha đã khiến họ phải bỏ nước ra đi là một câu chuyện nghịch lý nhức nhối lâu lâu lại có người đem ra bàn và đánh thức mọi người nhưng cũng không có ai tỉnh và không đi đến đâu mà con số “kiều hối” càng ngày càng gia tăng. Hơn bốn triệu người Việt, đúng hơn là gốc Việt vì hầu hết đã trở thành công dân các nước định cư, ở hải ngoại đã trở thành một con bò cái với bầu sữa vô tận cho cả nước Việt Nam xúm vào vắt dưới nhiều hình thức: nào là gửi tiền về giúp người sống, xây mồ mả người chết, cứu trợ người nghèo, cứu trợ nạn nhân bão lụt, xây chùa to, cất nhà thờ đẹp, nào là dòng người mang danh “Việt kiều” lũ lượt “áo gấm về làng” ăn tiêu vung vít, nào là những hội từ thiện ở hải ngoại đứng ra gây quỹ, quyên góp gửi về Việt Nam, nào là những ca sĩ, nhạc sĩ tổ chức nhạc hội gây quỹ giúp những nhà đấu tranh trong nước, nào là những phái đoàn tôn giáo từ Việt Nam ra hải ngoại công khai “ăn xin”, như một bài thuật lại hoạt cảnh “ăn xin” của một giám mục, (đăng trên Website Tiếng Dân): Là hồng y, tổng giám mục, và giám mục, cung cách ăn xin cũng khác người. Thí dụ: 
- Không phải hóa trang thành bẩn thỉu, lem luốc mà vẻ mặt sáng ngời, uy nghi, đạo mạo.
- Không phải mặc áo quần rách rưới, đầu tóc lôi thôi mà là ăn mặc sang trọng, gọn gàng, sạch sẽ.
- Không đứng đầu đường, xó chợ mà là đứng trên bục cao, chủ sự những nghi lễ trang trọng, hoặc những thành phần thí
nh giả chọn lọc.
- Không thu bạc cắc, bạc lẻ, nhưng là thu tiền trăm, tiền ngàn, hoặc hàng chục ngàn.
- Không bị chê bai, xỉ nhục, nhưng phần lớn được ca tụng và hoan hô.
Hơn thế, còn được nhiều người tỏ ra xót xa khi thấy các ngài không quản ngại đường xá xa xôi và bỏ ra thời giờ vàng ngọc để đến với mình, để yên ủi và nâng đỡ mình.

Nhưng như vừa trình bày trên, không phải hễ ăn xin kiểu giám mục là không gặp rủi ro. Và hễ ăn xin như một vị giám mục là không bị nghi vấn về chủ đích và sự sòng phẳng của cái mà mình đã xin được. Sau đây chỉ là một vài ví dụ: Giáo dân Maria Goretti "tiếp xúc" với GM Nguyễn Chí Linh
.

Chúa Nhật 29-4-07, sau khi dâng thánh lễ tại nhà thờ Maria Goretti, San Jose. GM Nguyễn Chí Linh đã ra cuối nhà thờ để tiếp xúc với giáo dân và nhận ti
n do giáo dân trao cho, sau khi đã vận động xin giáo dân giúp đỡ tài chánh để xây dựng những cơ sở sinh hoạt cho giáo phận Thanh Hoá.

Khi Ngài vừa ra và đang nhận món tiền đầu tiên (đang cầm tay) thì có 2 nữ giáo dân cầm 2 lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH đến "Xin Đức Cha chụp với chúng con một tấm hình kỷ niệm ngày Quốc Hận 30-4-75, vì ngày đó chúng con bỏ nước ra đi."

Đang vui vẻ bỗng mặt Đ
ức Cha đanh lại khi thấy là cờ vàng 3 sọc đỏ và tỏ ra rất miễn cưỡng. Một giáo dân thấy vậy nói "Cất cờ đi" thì lập tức có  rất nhiều tiếng phản đối, trong đó có người đang cầm giỏ xin tiền cũng nói "Người ta chỉ xin chụp hình thôi mà." 

Một trong 2 nữ giáo dân liền lên tiếng với người đòi cất cờ: 
"Anh ở phía nào mà anh không biết lá cờ này? Đây là lá cờ chúng ta sống chết để bảo vệ nó." 

Ông này 
(vẻ mặt hung ác đứng bên người đàn bà mang kính trắng) định chụp lá cờ để bẻ, lập tức nữ giáo dân la lên: - Mày đụng đến lá cờ này, mày biết tay bà, tao sống chết với lá cờ này. 

Thấy nguy hiểm ông ta bèn rút lui. Ông khác 
(bận áo len) đòi gọi police, cũng bị mấy người phản đối, tạo nên cảnh hỗn loạn.
Trong khi đó thì nữ giáo dân kia trình Đức Cha: "
Có phải Nguyễn Tấn Dũng sai Đức Cha qua đấy phải không? Đức Cha có biết ngày này là ngày Quốc Hận không? Đức Cha qua đây mở tiệc ăn mừng rồi còn nói xấu các cha tuyên uý của chúng con..." 

Thấy không thể nán lại được, mấy linh mục đi theo hộ tống Đức Cha vào trong nhà thờ và đóng cửa lại. Cuộc xin tiền 
[vắt bò sữa] thất bại gần như hoàn toàn vì chỉ có một người [con bò] cho [sữa] thôi.

Giám Mục Nguyễn Chí Linh đã đi vào nhà thờ, nhưng giáo dân hãy con tụ họp bàn tán. Có nhiều người  rất ngạc nhiên không biết những chuyện xẩy ra tại Việt-Nam và lý do các Giám Mục phải sang Hoa Kỳ trong thời điểm này, do đó đã có một số người giải thích. Họ giải thích:
"Đức Mẹ của tôi bị đánh tan nát mà các giám mục không ai lên tiếng ủi an. Cực lòng tôi lắm, các Đức Cha qua đây để xin tiền nhưng các ĐC đã không đếm xỉa gì đến nỗi lòng của giáo dân tha phương khi thấy thái độ của các Đức Cha đã im lặng mặc cho Cộng Sản làm gì thì làm." 

Thấy vị giáo dân này nói một lúc càng hăng say hùng hồn, những kẻ nịnh hót Giám Mục từ từ rút lui.
 (ngưng trích)Trên đây là một chuyện cũ nhưng những cảnh “ăn xin” này hiện nay cũng không hiếm ở hải ngoại. Mặt khác, ở Việt Nam, việc “cứu trợ” người nghèo hay nạn nhân thiên tai  hay “nhân tai” đã diễn ra như thế nào? Dưới đây là một vụ điển hình, vừa xảy vào ngày 17.6.2016 tại Hà Tĩnh với những nạn nhân của thảm họa “cá chết”:Thảm họa môi trường biển miền Trung thật khủng khiếp. Hàng chục triệu con người đang phải trực tiếp chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thảm họa đó. Nhiều tấm lòng trắc ẩn khắp nơi đã không thể ngồi yên nhìn những nạn nhân của thảm họa bị đẩy vào chỗ chết. Nhiều cuộc kêu gọi cứu trợ đã được phát động và những tấm lòng nhân ái của cộng đồng đã đến với miền Trung, nơi xảy ra thảm họa biển. Nhưng chính quyền tại một số địa phương đã không trân trọng những tấm lòng nhân ái ấy. Trong số đó, có chính quyền xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 
Một cuộc cứu trợ bị buộc phải thông qua chính quyền.Sáng 16/6, đoàn từ thiện Quỹ Cầu Vồng từ Sài Gòn vượt hàng ngày cây số để đến trao quà cho bà con giáo dân Đông Yên (cũ) thuộc xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Trước đó, đoàn Quỹ Cầu Vồng đã cho người ra Vũng Áng đi tiền trạm. Họ đã liên hệ với UBND xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), xin được trao quà thiện tâm tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi. Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi trả lời rằng tại thị xã Kỳ Anh, đơn vị đặc trách công việc này là Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Thị xã. Đại diện đoàn Quỹ Cầu Vồng đã phải lặn lội trở lại Trụ sở MTTQ Thị xã Kỳ Anh, gặp cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã để trực tiếp trao đổi về việc trao quà cứu trợ. Thời gian trao quà, số lượng quà, đối tượng nhận quà và địa điểm trao quà đều được trao đổi kỹ lưỡng và chi tiết. Trong đó, địa điểm trao quà sẽ là sân bóng thôn Đông Yên cũ. Những tưởng việc đem chút quà biểu hiện tấm lòng của những ân nhân đến an ủi các nạn nhân nơi đây sẽ cứ thế mà tiến hành, vì đã bàn bạc, thống nhất với chính quyền thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và đã được chính quyền cho phép.Thế nhưng mọi việc không đơn giản như người ta tưởng. Khi đoàn mang quà đến, chính những người đại diện chính quyền tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” đã tráo trở. Vừa đến nơi, đoàn cứu trợ bị đích thân ông Lê Đình Trọng, Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã Kỳ Anh, yêu cầu đến cơ quan chở ông cùng đi để “có sự chỉ đạo”. Sau đó, thay vì đến địa điểm thôn Đông Yên như đã hẹn với người dân và như đoàn đã chuẩn bị theo sự thống nhất trước với chính quyền, thì vị “đại diện chính quyền sở tại” lại yêu cầu tài xế cho xe vào trụ sở UBND xã Kỳ Lợi và yêu cầu bà con đến nhận quà tại đó. 
 Gần 1000 người dân Đông Yên đã từ chối đến nhận quà cứu trợ tại trụ sở chính quyền xã Kỳ Lợi, mặc dù họ rất trân trọng và rất cảm động trước tấm lòng của đoàn từ thiện. Lý do của người dân thật đơn giản: từ lâu, chính quyền tự nhận là “của dân, do dân, vì dân” nơi đây đã tự chứng tỏ hoàn toàn không phải là của dân mà ngược lại. Thực tế, chính quyền đã đẩy họ ra khỏi quê hương bản quán mà họ đã xây dựng và vun đắp bằng xương máu hàng trăm năm qua, cho dù hoàn toàn không có một căn cứ luật pháp nào, mà chỉ để thỏa mãn lợi ích của một phe nhóm nào đó muốn cướp quê hương của họ để kiếm ăn. Dù không có bất cứ cơ sở luật pháp nào, nhưng chính quyền đã sử dụng đầy đủ bạo lực công quyền để đàn áp họ, bằng những thiết bị và lực lượng được mua sắm và được nuôi sống nhờ chính những đồng thuế mà họ một nắng hai sương làm lụng để đóng góp. Độc ác hơn, để ép buộc người dân bỏ đất mà ra, bỏ nhà mà đi, chính quyền đã đập phá ngay cả trường học của trẻ, ép cha mẹ các cháu phải di dời đến nơi chính quyền muốn. Kết quả là 155 học sinh Đông Yên bị thất học hai năm nay chưa ai quan tâm giải quyết. Các em đã trở thành con tin của nhà cầm quyền.
 Với những kinh nghiệm đó của mình, người dân Đông Yên đã cự tuyệt việc nhà cầm quyền cố tình buộc đoàn từ thiện đưa quà vào văn phòng Ủy ban Xã để buộc người dân đến nhận như một sự ra ơn của chính quyền đối với dân. Và thế là đoàn từ thiện, đã vượt qua hàng ngàn cây số mang theo tấm lòng của muôn người phương xa, vẫn không thể trao quà cho người dân Đông Yên, dù chỉ còn cách Đông Yên có 300m.
 Tất cả cơ sự chỉ vì chính quyền địa phương tráo trở. Người dân Đông Yên chấp nhận lặn lòi ngoi nước kiếm ăn từng bữa trong hoạn nạn vì thảm họa. Người dân Đông Yên trân trọng tấm lòng của đồng bào phương xa. Nhưng khi những món quà biểu lộ những tấm lòng thành ấy chỉ cách họ có 300 mét thôi, họ đã phải buộc lòng từ chối đến nhận. Tại sao? Thưa: bởi vì ai cũng hiểu rằng 300 mét kia đã là nơi đang bị thế lực của sự dữ, sự bất chính và bất nhân chắn ngữ. Và khoảng cách 300 mét kia chính là một cái hố mà nhà cầm quyền đã đào trong lòng người dân bao năm nay. JB Lê Trần. (ngưng trích)
 Trên đây chỉ là một vụ điển hình cho mặt trái của chuyện “cứu trợ” tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản quái thú cuối mùa và chuyện “con bò sữa Việt kiều” còn dài. 
GLN

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen