Tuesday, July 12, 2016:
Tòa Trọng tài Quốc tế PCA tại La Hague Hà _lan |
5 Thẩn phán Tòa PCA quyết định bản án bác bỏ đòi hỏi Chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông |
Dân Philippines biểu tình đòi đuổi Trung Quốc ra khỏi Biển, ĐEảo của nước họ |
VietPress USA (12/7/2016): Vào năm 2013, Philippines dưới thời Tổng thống
Aquino đã gởi đơn lên Tòa Trọng Tài Quốc tế PCA (Permanent Court Arbitration) tại La Hague ở Hà Lan để kiện Trung Quốc dùng sức mạnh nước lớn lấn
cướp vùng biển phía Tây Philippines và chiếm bãi cạn Scorborough của Philippines, cấm ngư dân Philippines đánh bắt trên phần
biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.
Lưỡi Bò 9 đoạn không còn hiệu lực |
Sau 3 năm cứu xét, hôm nay Tòa Trọng tài Quốc tế PCA La Haye đã
chính thức ra Phán quyết khẳng định những tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc theo đường Lưỡi Bò 9 đoạn bao trùm hầu hết diện tích
Biển Đông rộng lớn là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm các điều
khoản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh đã phê chuẩn.
Từ lâu nay Trung Quốc phủ nhận quyền tài phán của Tòa Trọng tài
Quốc tế PCA và nói sẽ không quan tâm và cũng sẽ không chấp hành.
Thế nhưng những ngày trước khi Tòa Trọng tài Quốc tế PCA ra phán
quyết, Trung Quốc đã hung hăng kéo nhiều chiến hạm, tàu ngầm chiến
đấu cơ tập trận trên Biển Đông gần đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã
chiếm của VNCH vào năm 1974.
Trước đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã có những hoạt động quân
sự phối hợp tập trận quy mô trên vùng Biển Đông cùng với
Philippines. Hoa Kỳ đưa đến 2 Hàng Không Mẫu Hạm và 140.000 quân
thiện chiến, nhiều chiến hạm, tàu ngầm và các phi cơ phá sóng điện
tử.
Trụ sở Tòa án Quốc tế tại La Haye |
Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông; nhưng
Hoa Kỳ không chấp nhận hành động bá quyền chiếm Biển Đông và bồi
lấp các đảo ngầm để lập các căn cứ quân sự, phi trường và khu dành
cho tàu ngầm tại đảo Vành Khăn.
Ngày 6/7/2016, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ lập trường khác hơn chủ trương lâu nay của Philippines
là nhất quyết tranh đấu đòi lấy lại chủ quyền trên bãi đá
Scorborough và vùng biển phía Tây Philippines thuộc chủ quyền của
Philippines mà Trung Quốc cưỡng chiếm.
Nhưng sau khi đắc cử tuyên thệ nhậm chức tân Tổng thống Philippines
vào ngày 30/6/2016, ông Rodrigo Duterte lên làm Tổng thống thứ 16
của Philippines đã tuyên bố dù Tòa Trọng tài Quốc tế PCA có xử cho
Philippines thắng kiện thì ông cũng sẽ thương thuyết "Song phương" với Trung Quốc để hai bên cùng khai thác tài nguyên trên bãi đá
Scorborough và vùng biển phía Tây Philippines thuộc Biển Đông.
5 Thẩm phán đang xử vụ án Biển Đông |
Thái độ nầy của Philippines làm Hoa Kỳ và các Đồng minh không mấy
hài lòng vì từ lâu lập trường của Hoa Kỳ muốn vấn đề Biển Đông phải
đưa ra hội nghị "Đa phương" có nhiều nước liên quan cùng giải quyết dưới sự giám sát của quốc
tế. Nay vào phút chót trước lúc nhận chiến thắng thì tân Tổng thống
Rodrigo Duterte của Philippines nói ngược lại là muốn thỏa hiệp với
Trung Quốc và thương thuyết "Song Phương" theo như đòi hỏi lâu nay
của Trung Quốc đều bị bác bỏ.
Trong khối ASEAN thì có Lào và Campuchia cũng chạy theo Trung Quốc
để nhận viện trợ nên tuyên bố lời lẽ theo Trung Quốc mặc dù hai
nước nầy không liên quan gì đến Biển Đông.
Ngày 07/7/2016, Hoa Kỳ đã cho máy bay và tàu chiến bay trên vùng
đảo mà Trung Quốc bồi đắp và công bố chủ quyền thuộc quần đảo
Trường Sa trong khi Trung Quốc hung hăng cho bắn nhiều hỏa tiễn
trong cuộc tập trận gần Hoàng Sa và đảo Phú Lâm là căn cứ quân sự
lớn nhất của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.
Dân Phi mừng rỡ thắng kiện |
Hoa Kỳ không đặt quan tâm đến vấn đề Philippines nay xoay trở thế
nào và Hoa Kỳ quyết định tiến hành tập trận quy mô lớn để giữ vững
tự do lưu thông hàng không và hàng hải trên Biển Đông là quyền lợi
của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Nước có nhiều tranh chấp với Trung Quốc là Việt Nam nhưng hiện nay
đảng CsVN đang như một con lừa đút đầu vô bụi rậm và đưa đít ra
ngoài để kêu be be những lời chống đối Trung Quốc một cách giả dối
cho dân chúng Việt nam đừng chống lại đảng và Nhà nước đang toa rập
với Trung Quốc để thi hành giai đoạn chót sát nhập bàn giao Việt
Nam vào làm khu tự trị của Trung Quốc như các khu tự trị Tây Tạng,
Nội Mông, Tân Cương mà giữa hai đảng CsVN và CsTQ đã ký kết trong
mật ước của Hội nghị Thành Đô ngày 03 và 04/9/1990.
Tại Hội nghị nầy ở Thành Đô, Tứ Xuyên Trung Quốc, Đại diện đảng
CsTQ có Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung
Quốc Lý Bằng. Phía CsVN có Tbt Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Đỗ Mười và cố vấn Trung ương Đảng CsVN là cựu Thủ tướng
Phạm Văn Đồng. (Xem Bút ký của Lý Bằng tiết lộ về Hội nghị Thành
Đô:https://hoquang.org/2015/05/30/ly-bang-tiet-lo-hoi-nghi-thanh-do-1990/)
Mật ước nầy cho phép CsVN sẽ dần dần để Trung Quốc xâm chiếm vào
nội địa Việt Nam, các ngành kinh doanh, du lịch, thương mại đều dần
dần bàn giao cho Trung Quốc; trường học dạy chữ Trung Quốc, báo chí
sẽ in chữ Tàu và các chương trình Truyền Hình, Radio sẽ dần dần
phát chương trình của Trung Quốc.
Từ năm 2016 đến 2018 Tbt Nguyễn Phú Trọng sau khi được Trung Quốc
bố trí cho ở lại sẽ có nhiệm vụ bàn giao dần các tỉnh thành phía
Bắc cho Trung quốc theo hình thức kết nghĩa để dân Trung Quốc tự do
tràn vào.. Dành cho Trung quốc đầu tư làm xa lộ xuyên Việt-Trung để
dễ dàng chuyển quân an ninh cũng như phát triển trong kế hoạch "Con
đường Tơ Lụa" của Tập Cận Bình.
Từ năm 2018 đến 2020 sẽ cưỡng bức di dân Việt Nam từ các thành phố
lớn qua sống phân tán tại các tỉnh cực bắc Trung Quốc. Đến năm 2020
sẽ cính thức xóa tên Việt Nam mà chỉ còn gọi là khu tự trị Việt-Trung. Lối 50 Triệu dân Việt Nam thuộc các thành phố lớn như Thủ đô Hà
Nội, Saigon, Huế, Đà Nẳng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Biên Hòa sẽ
được di cư qua Trung quốc ít nhất 50 triệu người Việt Nam và sẽ đưa
dân Hán từ Trung Quốc qua sống lấp vào thay thế. Các thành phố như
Nha trang, Đà Nẵng, Bình Dương... ngày nay dân Trung Quốc đã chiếm
khoảng 45% và sẽ tràn 100% trong những năm tới theo sự thỏa thuận
của Tbt Nguyễn Phú Trọng.
Chính vì vậy nên dù Tòa án Trọng tài Quốc tế PCA đưa ra phán quyết
bất lợi cho Trung Quốc nhưng thực chất các nước có tranh chấp với
Trung Quốc đang được Trung Quốc mua chuộc lèo lái nên Trung Quốc
không quan tâm.
Hàng Không Mẫu Hạm và chiến hạm Mỹ trên Biển Đông |
Tàu chiến Trung Quốc cũng đang hoành hành.. Biển Đông còn nhiều tranh chấp gay cấn hơn |
Tuy vậy, Phán quyết hôm nay 12/7/2016 về vấn để Biển Đông là một
thắng lợi cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh khối Tự do của Mỹ vì Tòa
án Quốc tế khẳng định Biển Đông là vùng Biển quốc tế, vùng trời
quốc tế nên Hoa Kỳ và các nước tự do đi qua lại tự do lưu thông
mà Trung Quốc không còn lý do nào tranh giành tự cho là chủ
quyền của mình.
Dù Việt Nam có trở thành một khu tự trị của Trung Quốc; dù
Philippines có theo Lào và Campuchia nịnh hót Trung Quốc thì Hoa
Kỳ, Nhật, Úc và khối G7 vẫn ung dung chuyên chở hàng hóa đi qua
Biển Đông mà Trung Quốc không có cơ may nào đụng vào.
Hoa Kỳ vẫn là sức mạnh quân sự số 1 của Thế giới và chiến thuật
xoay trục về Á Châu - Thái Bình Dương của TT Barack Obama công bố
sẽ vẫn tồn tại cả trăm năm mà Trung Quốc chẳng thể nào vươn lên
ngang bằng sức mạnh của Hoa Kỳ. Đối với Trung Quốc không phải
nhắm vào các đảo đá ngầm hay vùng biển Lưỡi Bò 9 đoạn trên Biển
Đông; mà sự cạnh tranh để nắm toàn bộ sức mạnh quân sự trên toàn
vùng Á Châu - Thái Bình Dương. Mơ ước nầy của Trung Quốc cũng khó
như Tập Cận Bình mong ông Khổng Tử sống lại đi nhậu bia ôm!
Video về Hội Nghị Mật Thành Đô ngày 03 và 04/9/1990:
vietpressusa@gmail.com
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen