Mỹ đang củng cố vị thế của mình
bằng sự hiện diện ngày càng tăng mạnh số lượng tàu chiến ở Biển Đông.
Các nhà phân tích tin rằng khu vực này có thể là đấu trường của một cuộc
xung đột quân sự tiềm năng giữa hai phe.
Trong một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ tuần trước, cựu Giám đốc
tình báo quốc gia Mỹ, Đô đốc về hưu Dennis Blair, đã tuyên bố Mỹ nên sẵn
sàng sử dụng vũ lực quân sự để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc ở
Biển Đông.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải có một số đường hướng cụ thể và sau
đó khuyến khích Trung Quốc thỏa hiệp một số trong những mục tiêu của
họ”, Blair, người đã từng chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ
tuyên bố.
Khuyến nghị của vị Đô đốc được đưa ra một ngày sau khi một tòa án
Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở hầu hết Biển
Đông.
Mỹ, dẫn việc tranh chấp lãnh thổ và những lo ngại về an ninh của các
đồng minh của mình trong khu vực, trong vài tháng qua, đã điều tàu chiến
đến Biển Đông để đảm bảo Trung Quốc không trở thành địch thủ [đáng gờm
hơn].
Trung Quốc, nhận thức được sự hiện diện quân đội Mỹ ở bờ biển của
mình, đã công khai cảnh báo Mỹ rằng họ đã sẵn sàng để bảo vệ chống lại
những thách thức. “Trung Quốc hy vọng các vụ tranh chấp sẽ được giải
quyết thông qua thương lượng … nhưng Trung Quốc cũng cần chuẩn bị sẵn
sàng cho bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào”.
Mỹ có cớ bảo vệ cho các đồng minh của mình và bảo vệ đồng minh cũ,
Philippines, do đó Mỹ có một cái cớ để “đóng vai trò cảnh sát” trong khu
vực.
Những tháng ngày căng thẳng, đỉnh điểm là việc Bắc Kinh không chấp
nhận quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague về vụ kiện
của Philippines ở Biển Đông, là một sự thừa nhận ở cả hai bờ Thái Bình
Dương rằng mọi thứ có thể hướng về một cuộc chiến tranh .
“Nếu an ninh của chúng ta bị đe dọa, tất nhiên chúng ta có quyền để
phân định hạn chế một khu vực”, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu
Chấn Dân (Liu Zhenmin) cho biết hôm thứ Tư tuần trước tại Bắc Kinh.
“Chúng tôi hy vọng các nước khác không sử dụng cơ hội này để đe dọa
Trung Quốc, mà nên làm việc với nhau để bảo vệ hòa bình và ổn định ở
Biển Đông, không cho phép [tình hình] châm ngòi cho một cuộc chiến
tranh”.
Cuộc chiến tranh đó có vẻ như ngày càng có khả năng xảy ra và các nước khác ở Đông Nam Á đã bắt đầu lựa chọn phe cho mình.
Vì vậy, trong điều kiện khi Mỹ yêu cầu một sự thỏa hiệp từ phía Bắc
Kinh, còn Trung Quốc lại từ chối không lùi, buộc các cường quốc trong
khu vực lựa chọn một phe trong cuộc chiến này, có vẻ như sân khấu đã
được thiết lập cho một cuộc xung đột quân sự tiềm năng ở Biển Đông mà sẽ
có thể bao trùm toàn bộ khu vực.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen