Mittwoch, 13. Juli 2016

> Chôn sâu chất thải phóng xạ: Giải pháp gây tranh cãi : ( nhật báo Les Echos , Pháp )


Sau hai luật năm 1991 và 2006, dự án Cigéo lại được trình lên Quốc hội vào ngày  11/07, để Quốc hội thảo luận các khả năng cho phép các thế hệ tương lai được quyền quyết định điều chỉnh dự án cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Quốc Hội Pháp có thể chứng tỏ:  họ có khả năng đưa ra các quyết định dài hạn, các quyết định rất khó khăn, để cho các thế hệ tương lai thấy rằng:  thế hệ hôm nay đã biết kịp thời chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm. ./.
Liên quan tới nước Pháp, nhật báo Les Echos có bài viết về giải pháp hành xử  chất thải phóng xạ bằng cách chôn sâu dưới lòng đất.

Tại Pháp, nhiều chất thải phóng xạ được tạo ra từ các nhà máy điện  nguyên tử. Nhưng nhiều người không nghĩ đến, hay không hề biết rằng các hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày như bật công tắc điện, sạc pin điện thoại di động, hay đi kiểm tra sức khỏe, làm các xét nghiệm y tế, đều góp phần tạo ra chất thải phóng xạ. Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm và thời gian tồn tại có thể lên tới hàng trăm ngàn năm.
Nhằm bảo vệ con người và môi trường lâu dài, từ 25 năm nay, nước Pháp đã nghiên cứu dự án « Cigéo » liên quan đến việc chôn chất thải phóng xạ rất sâu dưới lòng đất. Lớp đất sét dự tính được chọn để chôn rác thải phóng xạ nằm sâu 500m dưới lòng đất, và được hình thành từ 160 triệu năm trước. Lớp đất sét này rất ổn định, không thấm nước và có khả năng tiếp xúc với chất phóng xạ mà không bị ảnh hưởng.

Cách đây 10 năm, Quốc hội Pháp đã coi đây là giải pháp an toàn nhất, để lưu trữ rác thải phóng xạ. Nước Pháp không phải nước duy nhất ở châu Âu,  hay trên thế giới lựa chọn giải pháp này. Một dự án tầm quốc gia vừa được chính phủ Thụy Điển thông qua, còn Phần Lan đã sẵn sàng để chôn kiện chất thải phóng xạ đầu tiên vào năm 2020. Nước Đức, quốc gia đi tiên phong trong việc ngừng sản xuất điện  nguyên tử cũng hướng đến giải pháp chôn chất thải phóng xạ dưới lòng đất, dù chưa tiến xa được như các nước lân cận.

Nhiều nhà Hoạt động, vốn phản đối  nguyên tử, tìm đủ mọi cách để dự án này không được đưa vào thực hiện, vì hy vọng các nhà Khoa học tương lai có thể sẽ tìm ra một giải pháp khác thuyết phục hơn. Nhưng Les Echos cho rằng: không thể cứ chờ đợi, và đặt câu hỏi nếu các nhà Khoa học tương lai không tìm ra giải pháp nào khác thì sao. Không làm gì, điều đó có nghĩa là đẩy trách nhiệm cho thế hệ tương lai phải xử lượng chất thải mà thế hệ ông cha chúng ta, và chính chúng ta đã góp phần tạo ra. Thế hệ nào tạo ra chất thải phóng xạ thì chính thế hệ đó phải có trách nhiệm giải quyết, và đưa ra quyết định.

Sau hai luật năm 1991 và 2006, dự án Cigéo lại được trình lên Quốc hội vào ngày  11/07, để Quốc hội thảo luận các khả năng cho phép các thế hệ tương lai được quyền quyết định điều chỉnh dự án cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Quốc Hội Pháp có thể chứng tỏ:  họ có khả năng đưa ra các quyết định dài hạn, các quyết định rất khó khăn, để cho các thế hệ tương lai thấy rằng:  thế hệ hôm nay đã biết kịp thời chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm. ./.

__.,_.___

Posted by: Hoangyen Nguyen <hoangyenfrance@hotmail.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen