CTV Danlambao - Trong phiên họp sáng 11/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thú nhận rằng: các công việc "chuyển giao công nghệ, lắp ghép thiết bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nhà thầu này đều là nhà thầu của Trung Quốc." (1)
Nhà máy Formosa do tập đoàn Đài Loan đứng tên lại do Trung cộng
điều hành và kiểm soát tất cả những khâu cực kỳ quan trọng trong
việc làm độc môi trường Việt Nam.
Từ tiết lộ này, xin được trích dẫn lại 1 đoạn trong bài viết cách
đây hơn 1 tuần của tác giả Vũ Đông Hà "Có bàn tay của Trung Nam Hải trong thảm họa môi trường lớn nhất
của lịch sử Việt Nam?" (2):
"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn
Ngày 18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công
văn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải
thích lý do dẫn đến chất thải độc hại ra biển là vì bị mất điện
trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống quản lý không kiểm
soát được nước thải.
Lối giải thích này cho thấy:
- Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không hoạt
động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển.
- Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling
system) có điện và hoạt động, đồng nghĩa là nhà máy có điện, đang
hoạt động nên mới có nhu cầu dùng cooling system.
Cả nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước
thải từ nhà máy ra tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và
thanh lọc những hoá chất độc hại trong nước thải là không có điện!
Rõ ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý"
của một số người phụ trách khâu thanh lọc.
Trong văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất
điện" xảy ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng số vốn
10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong "một số
ngày" là điều vô lý.
Do đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và
chủ ý đó kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng
cường độ của những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ
trong vòng vài ngày có thể làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng
thường chỉ xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện được.
Những kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai?
Nghi vấn của tác giả Vũ Đông Hà về thủ phạm cố tình xả độc vào biển
Đông bây giờ đã được Bộ trưởng TN-MT chính thức xác nhận.
Song song với việc thú nhận bàn tay nhà thầu Trung cộng là thủ phạm
xả thải, ông Trần Hồng Hà còn cho biết:
"Cơ quan chức năng phát hiện 53 hành vi vi phạm về hành chính,
trong đó liên quan đến thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công, vấn
đề qua giai đoạn thử nghiệm có dấu hiệu xảy ra sự cố liên quan đến
điện, liên quan đến việc triển khai các hệ thống xử lý chưa đáp ứng
theo đúng quy trình, chưa đúng quy định của pháp luật và quy định
của cơ quan quản lý. “Trong 53 hành vi đó có một hành vi rất quan
trọng là Formosa đã tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ xử lý khô sang công nghệ xử lý
cốc ướt - là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải. Công nghệ này hoàn toàn do họ tự ý điều chỉnh, đây là bằng chứng rõ
ràng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc sửa đổi công nghệ này không liên quan đến sự cố môi
trường mà nó liên quan đến việc họ đã vi phạm quy định của ta”.
Ở đây có một điều cần lưu ý trong phát biểu lắt léo, tréo cẳng
ngỗng của ông bộ trưởng: "việc sửa đổi công nghệ này không liên quan đến sự cố môi trường mà nó liên quan đến việc họ đã vi phạm quy định của ta". Tức là ông ta đang bào chữa cho hành vi "tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ xử lý khô sang công nghệ xử
lý cốc ướt - là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải" lại là hành vi không liên quan đến thảm hoạ môi trường đã xảy
ra.
Từ ông này, chúng ta cũng được biết rằng:
"Hiện nay các vấn đề về xử lý đang trong giai đoạn chạy thử, trên thực tế công suất và nơi có nguồn thải nguy hiểm nhất là lò
luyện cốc, tại đó nguồn nước thải ra được xử lý ở trạm sinh hoá mới
chạy được ¼ công suất."
Theo như ông ta, chỉ mới chạy thử, và nguồn nước thải mới chạy 1/4
công suất mà cá đã chết hàng loạt như thế thì thử hỏi nếu chạy
thật, chạy 100% vào tháng 4 vừa rồi thì hậu quả sẽ như thế nào?
Trước những dữ kiện, cúp điện, cố tình thải nước độc không thanh
lọc, ông Hà vẫn khăng khăng rằng: “Việc xảy ra ô nhiễm như vậy có thể khẳng định là do sự cố, còn
trên thực tế nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được kiểm tra
chặt chẽ thìhoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất thải
trước khi thải ra môi trường”.
Rõ ràng ông không xem những "nguy cơ tiềm ẩn" không những về môi
trường mà còn về an ninh quốc phòng của Việt Nam không là gì cả.
Làm thế nào người dân tin tưởng "sự cố" có thể kiểm soát được dựa
vào những gì đã xảy ra và những hành xử của các quan chức, trong đó
có ông Trần Hồng Hà trong mấy tháng vừa qua!?
Và hơn hết, làm sao các ông kiểm soát được khi không những nhà thầu
Trung cộng nắm giữ những khâu độc hại này và:
“Hiện nay, chúng tôi được biết có 70% lao động ở Formosa được cấp giấy phép,còn con số của các nhà thầu luôn biến động phụ thuộc vào từng giai
đoạn.”theo như lời thú nhận của ông Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh
Huân?
Còn 30% lao động không có giấy phép (tức là khong kiểm soát được)
là thành phần nào? Ai kiểm soát được Trung Nam Hải cài người theo "biến động phụ thuộc vào từng giai đoạn" và lại "cúp điện" bộ phận thanh lọc trong vài ngày như vừa mới làm vào đầu tháng 4
năm 2016?
_______________________________________
Chú thích:
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen