RFI
Biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông tại Makati, Manila, Philippines ngày 12/06/2015.
REUTERS/Erik De Castro/File Photo
Ngày mai, 12/07/2016, Tòa Án
Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung
Quốc trong hồ sơ tranh chấp ở Biển Đông.
Hôm nay, xã luận của tờ Nhân Dân
Nhật Báo lại tiếp tục chỉ trích Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, coi các
phán quyết của Tòa là bất hợp pháp. Đồng thời, cơ quan ngôn luận của
đảng Cộng Sản Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ tìm cách ngăn cản sự trỗi dậy của
Trung Quốc nhằm duy trì sự bành trướng trong khu vực.
Theo tờ báo, thì có một số kẻ hy vọng bôi nhọ Trung Quốc bằng cách đảo ngược mọi việc và gây ra rối loạn, tạo dựng hình ảnh những kẻ hành động trái pháp luật như những nạn nhân thực sự. Đối với Nhân Dân Nhật Báo, đương nhiên, « trong hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc hoàn toàn không phải là kẻ gây rối mà là nạn nhân ».
Báo Anh The Guardian cho rằng xã luận của Nhân Dân Nhật Báo ngày hôm nay là đỉnh điểm trong chiến dịch tuyên truyền mà Bắc Kinh tiến hành từ nhiều tuần qua trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực chuẩn bị ra phán quyết mà theo nhiều nhà quan sát là có lợi cho Philippines.
Còn tờ báo tiếng Anh China Daily một lần nữa kêu gọi Trung Quốc không được lùi bước và tố cáo Hoa Kỳ tiến hành một cuộc « chiến tranh pháp lý » khi đứng về phía Philippines trong vụ kiện này. Tờ báo viết : Thắng hay thua, phán quyết của Tòa không làm cho Bắc Kinh thay đổi gì cả, bởi vì Tòa Án không có thẩm quyền và các phán quyết này là không chính đáng.
Ông Ashley Townshen, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc đại học Sydnay cho rằng phán quyết của Tòa là một trắc nghiệm trong việc thực thi pháp luật quốc tế tại Biển Đông và là dấu hiệu cho thấy liệu Bắc Kinh có sẵn sàng chấp nhận các luật lệ quốc tế hay không. Có thể Trung Quốc sẽ chỉ trích mạnh mẽ các phán quyết, đẩy mạnh kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo và coi đó như một sự thách thức, nhưng ít có năng Bắc Kinh có những hành động quân sự nguy hiểm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nhận định là Trung Quốc có thể có những hành động đáp trả mạnh mẽ, như tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh việc bồi đắp, xây đảo nhân tạo.
Bà Bonnie Glasser, chuyên gia tư vấn cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, trụ sở Washington nhấn mạnh đến yếu tố đối nội và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc : ban lãnh đạo ở Bắc Kinh không muốn làm bất cứ điều gì tỏ ra yếu đuối trong con mắt của người dân.
Theo tờ báo, thì có một số kẻ hy vọng bôi nhọ Trung Quốc bằng cách đảo ngược mọi việc và gây ra rối loạn, tạo dựng hình ảnh những kẻ hành động trái pháp luật như những nạn nhân thực sự. Đối với Nhân Dân Nhật Báo, đương nhiên, « trong hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc hoàn toàn không phải là kẻ gây rối mà là nạn nhân ».
Báo Anh The Guardian cho rằng xã luận của Nhân Dân Nhật Báo ngày hôm nay là đỉnh điểm trong chiến dịch tuyên truyền mà Bắc Kinh tiến hành từ nhiều tuần qua trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực chuẩn bị ra phán quyết mà theo nhiều nhà quan sát là có lợi cho Philippines.
Còn tờ báo tiếng Anh China Daily một lần nữa kêu gọi Trung Quốc không được lùi bước và tố cáo Hoa Kỳ tiến hành một cuộc « chiến tranh pháp lý » khi đứng về phía Philippines trong vụ kiện này. Tờ báo viết : Thắng hay thua, phán quyết của Tòa không làm cho Bắc Kinh thay đổi gì cả, bởi vì Tòa Án không có thẩm quyền và các phán quyết này là không chính đáng.
Ông Ashley Townshen, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc đại học Sydnay cho rằng phán quyết của Tòa là một trắc nghiệm trong việc thực thi pháp luật quốc tế tại Biển Đông và là dấu hiệu cho thấy liệu Bắc Kinh có sẵn sàng chấp nhận các luật lệ quốc tế hay không. Có thể Trung Quốc sẽ chỉ trích mạnh mẽ các phán quyết, đẩy mạnh kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo và coi đó như một sự thách thức, nhưng ít có năng Bắc Kinh có những hành động quân sự nguy hiểm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nhận định là Trung Quốc có thể có những hành động đáp trả mạnh mẽ, như tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh việc bồi đắp, xây đảo nhân tạo.
Bà Bonnie Glasser, chuyên gia tư vấn cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, trụ sở Washington nhấn mạnh đến yếu tố đối nội và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc : ban lãnh đạo ở Bắc Kinh không muốn làm bất cứ điều gì tỏ ra yếu đuối trong con mắt của người dân.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen