Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-03-04
Ngày Quốc Tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam được dân oan ở Hà Nội
hưởng ứng hôm 27/2.
Citizen photo
Your browser does not support the audio element.
Cần có sự thay đổi về chính sách đất đai
Mặc dù Việt Nam chưa có Luật Biểu tình để người dân có thể phản
kháng hợp pháp, nhưng ngày càng xảy ra nhiều vụ biểu tình tự phát
với số lượng tham gia từ vài chục, hàng trăm, hàng ngàn tới hàng
chục ngàn người.
Những vụ việc hệ trọng nhất phải kể đến cuộc đình công biểu tình
của 90.000 công nhân Công ty Pouyuen Khu Công nghiệp Tân Tạo TP.HCM
vào cuối tháng 3 năm 2015. Đây là cuộc đình công biểu tình không
phải để chống giới chủ, mà chống lại chính sách của Chính phủ qua
việc tu chính Luật Bảo hiểm Xã hội gây bất lợi cho người lao động.
Gần đây là cuộc đình công biểu tình đòi quyền lợi của 20.000 công
nhân Công ty Pouchen ở Biên hòa Đồng Nai trong ba ngày cuối
tháng 2 năm 2016.
Nhưng diễn biến mới nhất là vụ hàng trăm ngư dân biểu tình trước Ủy
ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa để phản đối chính quyền tước đoạt kế
sinh nhai của họ. Vụ việc kéo dài trong 3 ngày đầu tháng 3 năm 2016
và gây sự chú ý với khẩu hiệu đấu tranh đòi chính quyền trả lại
biển cho người dân Sầm Sơn.
Bởi vì sở hữu luôn luôn phải là một người cụ thể, một pháp nhân rõ ràng thì mới có thể thực hiện được quyền sở hữu đó. Chứ còn bây giờ toàn dân sở hữu thì điều ấy không rõ ràng.
-TS Lê Đăng Doanh
Biểu tình của dân oan mất đất dưới thời xã hội chủ nghĩa được coi
là khởi phát của những hoạt động biểu tình sau này, dù với các
nguyên nhân khác nhau. Thí dụ đòi thực thi nhân quyền, chống xử án
oan sai, hoặc chống Trung Quốc lấn chiếm biển đảo. Sau này còn có
phong trào tiểu thương bãi thị biểu tình vì chợ bị giải tỏa để
chính quyền giao cho tư nhân làm dự án. Biểu tình, tập trung khiếu
kiện đông người vì oan sai đất đai được xem là hậu quả của chính
sách đất đai sở hữu toàn dân, thực chất là sở hữu nhà nước và dành
quyền thu hồi đất cho chính quyền.
TS Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên
Hiệp Quốc cho rằng cần có sự thay đổi về chính sách đất đai của
Việt Nam. Ông nói:
“Đúng là Việt Nam hiện nay cần phải bảo đảm qui định pháp lý rõ
ràng hơn nữa về quyền tài sản đối với đất đai và người dân. Hiện nay người nông dân chỉ có quyền sử dụng còn quyền sở hữu
thì đấy là sở hữu toàn dân. Nhưng mà sở hữu toàn dân là ai thì đấy
là một trong những điều chưa được rõ ràng. Bởi vì sở hữu luôn luôn phải là một người cụ thể, một pháp
nhân rõ ràng thì mới có thể thực hiện được quyền sở hữu đó. Chứ còn
bây giờ toàn dân sở hữu thì điều ấy không rõ ràng.”
Trong vụ biểu tình đáng chú ý mới xảy ra, Báo điện tử VnExpress đưa
lên mạng nhiều tin về sự kiện từ ngày 1 đến ngày 3/3/2016 hàng trăm
người dân liên tục biểu tình ở Thành phố Thanh Hóa làm tắc nghẽn
đường Trần Phú đại lộ lớn nhất ở thành phố này.
Đỉnh điểm của vụ biểu tình chưa từng có ở Thanh Hóa xảy ra vào
chiều 3/3/2016, VnExpress mô tả lúc 15g30 chiều 3/3, hàng trăm
người dân nằm, ngồi la liệt dưới lòng đại lộ Lê Lợi, đoạn trước
UBND tỉnh Thanh Hóa. Họ mang theo nhiều tấm bìa ghi những dòng chữ
như ‘Trả lại biển cho người dân Sầm Sơn’ hoặc ‘Biển là của dân’.
Sự phẫn nộ của người dân Sầm Sơn được báo chí giải thích là vì
Chính quyền Thanh Hóa giải tỏa bờ biển để thực hiện dự án du lịch
ven biển. Điều hệ trọng là dọc bờ biển dài 3,5 km hiện có 705 bè,
mảng và mủng, là những phương tiện đánh bắt truyền thống của ngư
dân địa phương. VnExpress trích lời ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa xác nhận tỉnh có kế hoạch di chuyển số thuyền
bè này đi nơi khác hoặc hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề phục vụ du
lịch.
Người dân Sầm Sơn ngồi trước cổng ủy ban tỉnh Thanh Hóa hôm 1/3 để
biểu tình phản đối việc lấy đất bến thuyền. Courtesy NLĐ.
Theo lời giới chức Thanh Hóa, tỉnh sẽ hỗ trợ ngư dân tháo dỡ, phá
bỏ các loại tàu, bè nhỏ có công suất dưới 20CV với mức 70 triệu
đồng. Riêng về thuyền thúng là 50 triệu đồng mỗi chiếc. Tuy nhiên
tàu bè khi phá bỏ ngư dân phải cam kết không đóng mới, không mua
mới. Ngoài ra chính quyền cũng sẽ hỗ trợ khẩu phần gạo trong
vòng 6 tháng cho ngư dân có tàu thuyền bị phá dỡ. Khi ngư dân tìm
nghề mới, chính quyền sẽ hỗ trợ mỗi hộ ngư dân từ 8 triệu đồng tới
12 triệu đồng, tùy theo hộ có bè hoặc mủng.
VnExpress trích lời ông Trịnh Tú Trọng ở phường Trung Sơn, một nạn
nhân trực tiếp của dự án du lịch ven biển Thanh Hóa. Theo lời ông
Trọng, vài năm trước chính quyền đã lấy đất nông nghiệp, đất rừng,
giờ lại cấm không cho ngư dân khai thác hải sản. Người dân ở đây đã
mưu sinh chài lưới qua nhiều thế hệ. Nay tỉnh thu sạch toàn bộ bến
thuyền ở đây và dự định chuyển ngư dân đến tận xã Quảng Hùng, cách
xa cả chục cây số, mang vác ngư cụ rất khó khăn. Nguyện vọng của
người dân là xin chính quyền để lại một khoảng đất ven biển để họ
neo đậu tàu thuyền, giữ nghề truyền thống. Ông Trịnh Tú Trọng nói
với nhà báo là các dự án du lịch nghỉ dưỡng ở bãi biển đã khiến
cuộc sống bà con đảo lộn.
Được biết sự lo ngại lớn nhất của ngư dân Sầm Sơn là mất kế sinh
nhai lâu dài, con cháu rơi vào cảnh thất nghiệp, do vậy không ai
muốn nhận tiền hỗ trợ. Các nạn nhân trực tiếp của Dự án du lịch ven
biển còn cho rằng, mấy chục triệu đồng hỗ trợ chẳng thấm vào đâu,
tiêu hết rồi biết làm gì. Như vậy ngư dân Sầm Sơn cũng chính là dân
oan không những mất bến mất thuyền, mất luôn cả biển và cuộc mưu
sinh.
Ngày càng có nhiều vụ biểu tình
Những câu chuyện về biểu tình, chặn đường giao thông càng ngày càng
trở nên phổ biến. Điển hình như cuộc biểu tình ngày 15/4/2015, hàng
ngàn người dân thuộc huyện Tuy Phong Bình Thuận đã chiếm lĩnh Quốc
lộ 1 A đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận và cắt
đứt giao thông trên tuyến đường huyết mạch, xe cộ ùn tắc kéo dài cả
50 km, thậm chí có cả bạo động đốt phá xe cộ và một khách sạn.
Trong cuộc biểu tình này những người tham gia không phải là dân oan
mất đất nhưng là dân oan môi trường. Người dân địa phương phản đối
một nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phá hủy
môi trường sống của người dân Vĩnh Tân, khí xả thải bụi xỉ than mờ
mịt không khí. Dân oan môi trường đã trở thành một từ mới trong
tiếng Việt theo sau Dân oan mất đất.
Ở Việt Nam có hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi trường. Tất cả những thành phần như vậy họ đều muốn phản ứng đối với nhà nước về những chính sách bất cập và gây hậu quả nghiêm trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ.
-TS Phạm Chí Dũng
Trước đó vào ngày 27/10/2013, theo báo mạng Dân Trí, hơn 300 người
dân xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa Quang Ngãi đã đi bộ 10km lên tuyến
QL 1A thuộc địa phận TP.Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa để biểu tình
phản đối chính quyền cho hút cát quá độ làm xói lở bờ biển, hồ tôm
và rừng dương làm hơn 945 tàu cá xã Nghĩa An không thể ra vào Cửa
Đại. Cuộc biểu tình tuần hành kéo dài đến chiều tối 28/10/2013 làm
lưu thông bị gián đoạn một số nơi trên Quốc lộ 1A. Ngoài ra người
biểu tình còn bắt trói 3 nhân viên doanh nghiệp hút cát.
Trong sự kiện gần đây nhất chiều ngày 17/2/2016, hàng trăm dân oan
môi trường đã sử dụng những khối bê tông chặn Quốc lộ 38 khu vực xã
Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Theo mạng tin Trí
Thức, người dân địa phương đã chặn đường cấm xe để phản đối nhà
thầu thi công trên tuyến đường này đã không chịu tưới nước, làm cả
khu vực bụi mù mịt mỗi khi xe cộ qua lại.
Phải chăng những cuộc biểu tình càng ngày càng nhiều ở Việt Nam
khiến cho Chính phủ đắn đo, 19 lần soạn thảo Dự luật Biểu tình mà
vẫn chưa xong, cho dù Quốc hội hối thúc.
Nhận định về vấn đề liên quan, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội nhà
báo độc lập, một tổ chức xã hội dân sự tự phát, từ Sài Gòn phát
biểu:
“Ở Việt Nam có hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi
trường. Tất cả những thành phần như vậy họ đều muốn phản ứng đối
với nhà nước về những chính sách bất cập và gây hậu quả nghiêm
trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ. Thành
thử không có gì ngạc nhiên việc nhà nước rất sợ những thành phần
dân oan, nạn nhân môi trường hay gần đây là tiểu thương biểu tình.
Bất chấp việc chưa có Luật Biểu tình thực ra từ mấy năm qua đã diễn
ra làn sóng biểu tình liên tục ở Trung Nam Bắc. Năm 2015 vừa rồi đã
chính thức hình thành phong trào cứu lấy dân oan ba miền, những
người này thường xuyên kéo tới trụ sở văn phòng tiếp dân ở Ngô Thời
Nhiệm Hà Nội…”
Như TS Phạm Chí Dũng cho rằng dân oan ở Việt Nam có thể lên tới
hàng triệu người thuộc đủ thành phần và đủ mọi loại oan sai. Danh
từ dân oan do chính các nhà báo công dân khai sinh và có thể nói nó
là hậu quả của một xã hội bất công do các chế độ cai trị độc đoán
gây ra.
Có nhà báo lề dân nói với chúng tôi, thế lực có khả năng làm lung
lay chế độ không phải là diễn biến hòa bình, hay điều gọi là tự
diễn biến mà chính là lực lượng dân oan hàng triệu người.
__._,_.___
Posted by: Phu Van <nguyenvan203@att.net>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen