Ngày 29-9 hàng năm là ngày giỗ thứ 14 của Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước khi chết Ông vẫn cúi đầu nhận chịu
trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân
một người không thể nào gánh vác.
Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý,
thế nhưng Ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm.
I – PHẢI CHĂNG MỸ BỎ RƠI?
Kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ thực sự sụp đổ vào năm 1975 với 3
triệu cựu chiến binh tại chiến trường Việt Nam, 58 ngàn người đã
chết, và 3.000 quân nhân còn mất tích. Xã hội Mỹ phân hóa trầm
trọng với tranh cãi đổ lỗi cho nhau.
Frank Snepp in Saigon
Chính vì vậy mà những người quân nhân VNCH không bao giờ động chạm
tới nỗi đau của người bạn chiến đấu Mỹ, họ đã làm hết sức của họ
rồi, họ đã phải chết tới 58.000 người và đã hao tốn 300 tỉ USD, lại
còn phải nuôi 3 triệu cựu chiến binh Mỹ mà người nào cuộc đời cũng
tan nát do bị khủng hoảng, bị thất bại vì không thể trở lại trường
để làm lại cuộc đời.
Hai chữ “Bỏ Rơi” là do BBC và RFI dùng để xoa dịu sự oán hận của người Việt sau khi Mỹ cắt ông tiếp huyết cho VNCH. “Bỏ Rơi Đồng Minh” khác với “Phản Bội Đồng Minh”. Bỏ Rơi có nghĩa là tôi thích thì tôi giúp, khi thấy mệt mõi quá thì tôi không giúp nữa. Còn Phản Bội là phỉnh gạt, lừa đảo. Cho nên người Mỹ muốn nhận là họ Bỏ Rơi VNCH còn hơn là nhận Phản Bội VNCH.
Ⅱ – Frank Snepp, THÁNG 3 NĂM 1973.Hai chữ “Bỏ Rơi” là do BBC và RFI dùng để xoa dịu sự oán hận của người Việt sau khi Mỹ cắt ông tiếp huyết cho VNCH. “Bỏ Rơi Đồng Minh” khác với “Phản Bội Đồng Minh”. Bỏ Rơi có nghĩa là tôi thích thì tôi giúp, khi thấy mệt mõi quá thì tôi không giúp nữa. Còn Phản Bội là phỉnh gạt, lừa đảo. Cho nên người Mỹ muốn nhận là họ Bỏ Rơi VNCH còn hơn là nhận Phản Bội VNCH.
Năm 1968 anh sinh viên Frank Snepp quyết định làm đơn xin đầu quân
vào CIA để tránh khỏi phải đi lính và chiến đấu tại VN. Năm 1969
Snepp bắt đầu làm viêc tại chi nhánh CIA tại Sài Gòn trong tư thế
một nhân viên mới vào nghề. Năm 1971 ông trở về Trung tâm CIA tại
Mỹ với nhiệm vụ phân tích những tin tức thu thập từ báo chí của Bắc
Việt.
Đến năm 1972 ông bị đày đi VN vì tội đã báo trực tiếp cho Tòa Bạch
Ốc một thông tin ông đọc được trên báo của Hà Nội mà không qua các
xếp lớn của CIA. Nhiệm vụ lần thứ hai của Frank Snepp tại Việt Nam
là đọc báo và nghe đài phát thanh của CSVN và VNCH để trình cho
Polgar, trưởng CIA tại Sài Gòn, những tin nào mà ông ta thấy đáng
quan tâm.
Sau biến cố 1975 Frank Snepp quyết định viết thành sách về những gì
ông chứng kiến trong vai trò một nhân viên CIA làm việc tại VN
trong giai đoạn Hoa Kỳ cuốn cờ ra khỏi Việt Nam. Nhờ đó ông nhanh
chóng trở thành nhân chứng sống duy nhất dám tiết lộ những bí mật
mà một nhân viên CIA không được phép tiết lộ.
CIA đã đưa ông ra tòa vì ông đã hành động trái với lời tuyên thệ
khi ông bước chân vào tổ chức CIA. Tòa án đã phán quyết Frank Snepp
không bị tội tiết lộ bí mật nghiệp vụ nhưng cũng quyết định cho thu
hồi quyển sách “Decent Interval” của Frank Snepp. Tuy nhiên phán
quyết này chỉ có hiệu lực hình thức bởi vì cả thế giới đều đã đọc
Decent Interval.
Theo Frank Snepp thì mọi chuyện đều bắt đầu từ khi ký kết Hiệp Định Paris. Rồi 3 tháng sau khi ký kết Hiệp Định, Tổng Thống Nixon cử Martin làm đại sứ Mỹ tại VN thay Bunker.
Theo Frank Snepp thì mọi chuyện đều bắt đầu từ khi ký kết Hiệp Định Paris. Rồi 3 tháng sau khi ký kết Hiệp Định, Tổng Thống Nixon cử Martin làm đại sứ Mỹ tại VN thay Bunker.
Frank Snepp mô tả vai trò của Đại sứ Martin: “Mỹ buộc phải bỏ khỏi
Việt Nam trong tư thế đường hoàng, và muốn tạo được ấn tượng như
vậy thì cần phải có một chuyên gia về ảo thuật và kịch nghệ mà
Martin thuộc vào hạng sư phụ.(Trang 75, nguyên văn: “The United
States was obliged to crawl out of Vietnam standing up, and to
foster that illusion required the kind of conjuring and stagecraft
at which Martin so adept”). Như vậy màn kịch bỏ rơi Việt Nam đã
được lên giàn từ tháng 4 năm 1973.
Năm 1974 giữa năm, Tổng Thống Mỹ Nixon đệ trình Quốc Hội Mỹ bản dự
thảo hiệp ước giao thương giữa Mỹ và Liên Xô. Đến lúc này Quốc Hội
Mỹ mới biết rằng đây là cái giá mà Nixon đã trả cho việc Liên Xô
ngưng cung cấp vũ khí cho Hà Nội và ép Hà Nội phải ký hiệp ước
ngưng bắn 1973. Dĩ nhiên khi đưa ra trước Quốc hội, Nixon tin rằng
sẽ được thông qua dễ dàng vì lợi ích chung của cả hai nước, nhất là
từng bước giải quyết chiến tranh lạnh là điều mà dân chúng Hoa Kỳ
mong chờ.
Tuy nhiên ông đã tính lầm, Quốc Hội Mỹ đoán rằng còn nhiều cái giá
khác nữa giữa Nixon và Liên Xô, Trung Cộng, Hà Nội vào năm 1972. Vì
vậy Quốc Hội bác bỏ thẳng thừng hiệp ước thương mại Xô – Mỹ để buộc
Nixon phải lòi ra những thỏa thuận khác. Dĩ nhiên là Nixon không
đưa ra, ông dùng đặc quyền hành pháp để từ chối.
Vì vậy Quốc Hội có một cách khác để moi ra những gì mà Nixon đã cam
kết với LX, TC và Hà Nội vào năm 1972; đó là cách lợi dụng vụ
Watergate để triệu tập một Ủy ban điều tra đặc biệt về sai phạm của
Nixon trong vụ nghe lén, nhờ đó công tố viên của ủy ban điều tra có
quyền bắt Nixon phải đưa ra tất cả những cam kết ngầm với Bắc Kinh,
Mạc Tư Khoa và cả Hà Nội.
Nixon chỉ còn có cách từ chức để né tránh Ủy ban điều tra bởi vì
ông và Kissinger đã có những thỏa thuận mật với đối phương mà không
xin phép Quốc Hội. Một khi ông từ chức thì những cam kết của ông
trở thành vô hiệu lực. Quốc Hội sẽ không còn cớ để truy xét.
Sau khi Nixon từ chức thì Quốc Hội Hoa Kỳ cho thông qua đạo luật cấm HK buôn bán với các nước Cộng Sản vào cuối năm 1974 (Đạo luật Jackson-Vanik). Sự trở mặt của Quốc Hội Mỹ đã khiến Liên Xô tức giận bởi vì những cam kết của Nixon khi ông ta viếng thăm Liên xô vào năm 1972 đã không được thi hành. Vì vậy, cuối năm 1974, Đại Tướng Kulikov của Liên Xô đến Hà Nội để xúi Hà Nội đưa quân đánh chiếm Miền Nam, Liên Xô sẽ cung cấp vũ khí và chiến phí.
Sau khi Nixon từ chức thì Quốc Hội Hoa Kỳ cho thông qua đạo luật cấm HK buôn bán với các nước Cộng Sản vào cuối năm 1974 (Đạo luật Jackson-Vanik). Sự trở mặt của Quốc Hội Mỹ đã khiến Liên Xô tức giận bởi vì những cam kết của Nixon khi ông ta viếng thăm Liên xô vào năm 1972 đã không được thi hành. Vì vậy, cuối năm 1974, Đại Tướng Kulikov của Liên Xô đến Hà Nội để xúi Hà Nội đưa quân đánh chiếm Miền Nam, Liên Xô sẽ cung cấp vũ khí và chiến phí.
Ⅳ – HÀ NỘI CAY ĐẮNG.
Theo như 7 mục, 23 điều khoản của Hiệp Định Paris thì Hà Nội ngưng
bắn vô điều kiện, trao trả cho Mỹ 591 tù binh Mỹ vô kiện, trao trả
tù binh VNCH để đổi lại VNCH trao trả 28 ngàn tù binh Bắc Việt.
Trong khi đó Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không phải từ chức, 38
ngàn tù chính trị của mặt trận GPMN vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Đặc biệt là “ngưng chiến da beo”, nghĩa là quân đội CSVN vẫn ở trên
rừng và quân đội VNCH kiểm soát thành thị và thôn quê Nam Việt Nam.
Biên giới hai miền Nam Bắc vẫn được tôn trọng theo như Hiệp Định
Geneve 1954.
Nhìn bề mặt của Hiệp Định Paris quá vô lý cho nên giới quan sát
quốc tế thừa biết bên trong phải có một mật ước riêng. Quả nhiên
sau này vào năm 1977 Tổng Thống Jimmy Cater của Mỹ xác nhận có một
mật ước riêng đằng sau Hiệp Định Paris được Nixon ký với Hà Nội 4
ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris 1973. Vào tháng 10 năm 1988 Hà
Nội cho công bố toàn văn bản mật ước Nixon & Phạm Văn Đồng.
Theo đó thì Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho Bắc Việt 3,25 tỉ USD và viện trợ phát triển kinh tế cho Hà Nội 1,5 tỉ USD. Trong vòng 30 ngày sau khi người tù binh HK cuối cùng rời khỏi VN thì hai bên sẽ thiết lập xong hệ thống viện trợ tái thiết, và trong vòng 60 ngày sau đó thì lập xong hệ thống viện trợ phát triển kinh tế.
Theo đó thì Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho Bắc Việt 3,25 tỉ USD và viện trợ phát triển kinh tế cho Hà Nội 1,5 tỉ USD. Trong vòng 30 ngày sau khi người tù binh HK cuối cùng rời khỏi VN thì hai bên sẽ thiết lập xong hệ thống viện trợ tái thiết, và trong vòng 60 ngày sau đó thì lập xong hệ thống viện trợ phát triển kinh tế.
Bản mật ước do đích thân Kissinger mang tới Hà Nội cho Phạm Văn
Đồng ký nhận. Từ đó Lê Duẩn ngày đêm trông chờ món tiền của
Kissinger và đến cuối năm 1974, Liên Xô cử tướng Kulikov sang Hà
Nội xúi Lê Duẩn đánh chiếm Miền Nam thì có nghĩa là Hiệp Định Paris
coi như tờ giấy lộn. Rốt cuộc Hà Nội biếu không 591 tù binh Hoa Kỳ
mà chẳng nhận được đồng nào, suốt 10 năm chiến đấu gian khổ, hằng
triệu người chết, hằng chục tỉ đô la nợ chiến phí… đến nay chỉ còn
là con số không (sic).
Tướng Kulikov xúi Hà Nội phát động chiến tranh trở lại nhưng Lê
Duẩn và tập đoàn lãnh đạo CSVN thực sự trắng mắt. Dân chúng Miền
Bắc đã kiệt sức, trong 5 năm nhà nước đã đóng cửa tất cả 18 trường
đại học và cao đẳng, bòn vét nhân lực đến độ phải gọi lính ở tuổi
16, tại Miền Bắc chỉ còn một trời đàn bà góa… thì lấy đâu để gây
chiến tranh trở lại.
*(Theo hồi ký của tướng CSVN Hoàng Văn Thái thì cho tới năm 1974 Hà Nội đã động viên đến 16% dân số, không thể nào động viên thêm được nữa. Trong khi Miền Nam là 5,88%)
*(Theo hồi ký của tướng CSVN Hoàng Văn Thái thì cho tới năm 1974 Hà Nội đã động viên đến 16% dân số, không thể nào động viên thêm được nữa. Trong khi Miền Nam là 5,88%)
Ⅴ – HẾT ĐẠN VÀ HẾT NHIÊN LIỆU.
Bắt đầu từ năm 1975 Đại Tướng Cao Văn Viên viết tường trình cho Ngũ
Giác Đài về những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam nhưng đến
năm 1983 mới được in thành sách với tựa đề “The Final Collapse” và
hai mươi năm sau, 2003 The Final Collapse được nhà nghiên cứu sử
Nguyễn Kỳ Phong dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Những ngày cuối của
Việt Nam Cộng Hòa”. Trong sách có kèm theo những chú giải mới nhất
của Đại Tướng Cao Văn Viên. “Một sự thực không thể chối cãi là quân
đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” (Tài liệu
của Ngũ Giác Đài: Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của
Nguyễn Kỳ Phong trang 136).
Năm 1974 tháng Giêng, theo tài liệu của CIA: “Từ cuối tháng 12-1973
đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông
đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ
quân sự. Nhưng mỗi lần họ tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề
thì lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí
lối” (Frank Snepp, Decent Interval, trang 95).
Tướng John Murray là Tư Lệnh cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Nam
Việt Nam. Ông đến Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973, sang đầu năm
1974 ông và Bộ Tham Mưu Hoa Kỳ tại Việt Nam phải tính toán sổ sách
về viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam trong nửa cuối 1974 và đầu năm
1975. Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã cho ông biết trước là có thể dưới
700 triệu đô la nhưng theo các chuyên viên tham mưu của John Murray
thì 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4.
Năm 1974 cũng theo Frank Snepp, ngày 16-8 John Murray họp buổi họp
chót với Đại Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng), Tướng Đồng
Văn Khuyên (Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận) và một số tướng lãnh
của Bộ TTM. John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, gấp
rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2 và cả Vùng 3 để về cố
thủ Vùng 4. Tuy nhiên “Tướng Viên lẫn Tướng Khuyên đều nói rằng lên
kế hoạch về quân sự thì được, nhưng về mặt chính trị thì không thể
nào thi hành nổi”. Sau buổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở
về Hoa Kỳ.
Năm 1974 tháng 5, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Bộ Trưởng Bộ Kế
Hoạch của VNCH) thì ông đã tình cờ trông thấy bản kế hoạch “Cắt Đất
Theo Lượng Viện Trợ”của Murray nằm trên bàn của Tổng Thống Thiệu
vào tháng 5 năm 1974, nghĩa là 2 tháng trước khi Nixon từ chức. Như
vậyMurray chính là tác giả của kế hoạch bỏ Vùng 1, Vùng 2 vào năm
1975, một kế hoạch mà cho tới 40 năm sau người ta vẫn cho là sáng
kiến (tối kiến) của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Sự thực Tổng Thống
đã bị báo chí Mỹ cố tình gieo tiếng oan mà lúc đó Ông không thể lên
tiếng thanh minh.
Năm 1974, ngày 24-12: Theo hồi ký của Đại Tá Phạm Bá Hoa “Ngày
24-12-1974, lúc quân CSVN đang tấn công Phước Long sang ngày thứ
10; một buổi tiệc mừng Giáng Sinh được Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham
Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, tổ chức trên lầu của Câu lạc Bộ trong
BTTM”. Khách tham dự gồm có Tướng Smith (Chỉ Huy Trưởng cơ quan
quân sự HK tại VN; Tướng Quân Y Phạm Hà Thanh; Tướng Công Binh
Nguyễn Văn Chức; Đại Tá Phạm Kỳ Loan (Tổng Cục Phó Tiếp Vận); Đại
Tá Phạm Bá Hoa (Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận); Đại Tá Pelosky
(Phụ Tá của Tướng Smith); Trung Tá Nguyễn Đình Bá (Chánh Văn Phòng
của Tướng Khuyên).
Thiếu Tướng Smith tiết lộ rằng: “Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có kế hoạch
với ngân khoản dự trù hơn 300 triệu đollar để di tản sang Hoa Kỳ
khoảng 40 ngàn sĩ quan và gia đình, nhưng thời gian thì chưa rõ”
(Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ, Bản in lần 4, trang 264). Khi sách
của Phạm Bá Hoa phát hành thì tất cả các nhân vật trong bữa tiệc
đều còn sống mạnh khỏe nhưng không ai phản đối, kể cả Tướng Smith;
chứng tỏ chuyện này hoàn toàn có thật.
Như vậy là kịch bản bỏ rơi Miền Nam đã được lên giàn trước khi mất
Phước Long chứ không phải là sau khi mất Ban Mê Thuột. Người ta đã
tính toán sẵn kế hoạch để cho VNCH sụp đổ trước tháng 6 năm 1975,
kể cả ước tính trước ngân sách chi dụng cho kế hoạch.
Năm 1975, ngày 7-1: Phản ứng của Mỹ sau khi mất Phước Long là: “Nhà
Trắng nói rằng: Tổng Thống Ford không có ý vi phạm những điều cấm
chỉ (của Quốc Hội) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại
Việt Nam” (Hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, trang 161). Khi
vừa nghe tin này Phạm Văn Đồng tuyên bố: “Cho kẹo quân Mỹ cũng
không dám trở lại VN”(trang 146).
Ngay sau khi nhận được tin, Lê Duẩn chỉ thị cho Đại Tướng Tổng Tham
Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái lên kế hoạch tiến chiếm miền Nam: “Một
tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng
lên đường vào Tây Nguyên” (Hoàng Văn Thái, trang 172).
Ngày đó cơ quan USIS của CIA tung tin quân VNCH thua tại Phước Long
là do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cố tình bỏ Phước Long để thử xem
phản ứng của Mỹ. Sở dĩ CIA đổ cho Nguyễn Văn Thiệu là để Quốc Hội
Mỹ có cớ biểu quyết ngưng viện trợ quân sự cho VNCH.
Ⅵ – Và TÌNH HÌNH THỰC SỰ VÀO THÁNG 3 NĂM 1975:
-Tuần đầu của tháng 3 năm 1975. Trong một cuộc họp đầu tuần của Bộ
Ngoại Giao HK, Kissinger đã giải thích hành động viện trợ “Lấy Có”
cho Cam Bốt: “Chính Phủ Lon Nol đang trên đà sụp đổ, đây là nguyên
do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không
ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm”. (Frank Snepp, Decent
Interval, trang 175). *(Nguyên văn: “…he say, the Lon Nol
Government was on the brink of collapse, it was essential to keep
open the aid pipeline so no one could later blame the United States
for the disaster”).
– Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại Giao HK
trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông: “Hãy làm mọi cách để Quốc
Hội tiếp tục duy trì viện trợ (Lấy Có) cho Cam Bốt và Việt Nam.
Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được
hai nước đó” (Frank Snepp, Decent Interval trang 176). *(Nguyên
Văn: Do every thing possible to ensure that Congress lived up our
aid commitments to Cambodia and Vietnam- not because the two
countries were necessarily salvageable, but precisely because they
might not be).
Hai ngày sau khi Kissinger nói câu này thì Văn Tiến Dũng ra lệnh
tấn công Ban Mê Thuột.
Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng Việt Nam sụp đổ do không còn viện trợ. Vàvới mức độ viện trợ nhỏ giọt thì đến ngày 30-6-1975 quân đội VNCH sẽ không còn Gạo và không còn Đạn (Tài Liệu The Final Collapse của Đại Tướng Cao Văn Viên). Vì thế Kissinger mong cho Quân đội VNCH tự tan rã trước khi hết Gạo và Đạn trước tháng Sáu năm 1975.
Lúc đó thiên hạ sẽ nghĩ rằng Quân Đội Sài Gòn đã thua chạy trước sức tiến công vũ bão của quân Hà Nội.
Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng Việt Nam sụp đổ do không còn viện trợ. Vàvới mức độ viện trợ nhỏ giọt thì đến ngày 30-6-1975 quân đội VNCH sẽ không còn Gạo và không còn Đạn (Tài Liệu The Final Collapse của Đại Tướng Cao Văn Viên). Vì thế Kissinger mong cho Quân đội VNCH tự tan rã trước khi hết Gạo và Đạn trước tháng Sáu năm 1975.
Lúc đó thiên hạ sẽ nghĩ rằng Quân Đội Sài Gòn đã thua chạy trước sức tiến công vũ bão của quân Hà Nội.
Ⅶ – THẾ BẮT BUỘC của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Năm 1975 ngày 11-3, một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột. Theo Đại
Tướng Cao Văn Viên “Ngày 11-3 Tổng Thống Thiệu mời các Tướng Khiêm,
Viên, Quang ăn sáng tại Dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định
muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK
vào năm 1975”. Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó: “Quyết
định của Tổng Thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định
ông đã suy xét thận trọng. Hình như Tổng Thống Thiệu đã ngần ngại
về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi
trong bữa ăn sáng…”
*“… Tổng Thống Thiệu phác họa sơ: …Một vài phần đất quan trọng đang
bị Cộng Sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi gía…Ban Mê
Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại…” (Cao Văn
Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang
129-131).
“Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng
nào … .Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc
chiến tiếp tục và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện
sẽ không xảy ra. Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc”
(trang 132).
Các đoạn trích dẫn trên đây đã giải thích vì sao Tổng Thống Thiệu
phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2. Và vì sao Tướng Viên không nhiệt
tình tham gia kế hoạch của Tướng Thiệu.
Cuối cùng, sau 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho
Tổng Thống Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đã bỏ rơi VNCH.
Giờ đây đã 40 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan
cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thì cũng nên trả lại sự thật cho
lịch sử.
Bùi Anh Trinh
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen