Tác giả
Tôi là Jonathan London, người Mỹ, sinh ra tháng 7 năm 1969 và đã
lớn lên tại Boston, cụ thể hơn là Central Square, Cambridge. Tôi là
nhà xã hội học, nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam, đặc
biệt từ 1975 đến nay. Tôi đã bắt đầu nghiên cứu về VN từ
năm 1992…nhưng lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam là tháng 1
năm 1990. Dịp đó tôi mới 20 tuổi, dốt quá, được có cơ hội gặp Đại
Tướng Giáp, bắt tay mà chẳng biết ông ta là ai cả. Xin phép đi nông
thôn không được đi v.v…
Thời gian sống hoàn toàn ở VN là từ 1997 đến 2001 và sau đó đi lại
tiên tục cho đến bây giờ. Tôi hoàn thành tiến sĩ năm 2004 ở trường
ĐH Wisconsin và sau đó sống và làm việc ở Đông Á. Trước đây tôi là
giáo sư tại Singapore và sau thấy Singapore buồn, chán nhận cơ hội
sang TĐH Thành Phố Hong Kong từ năm 2008….
I am a professor in the Department of Asian and International
Studies at the City University of Hong Kong, where I am also lead
the MSc in Development Studies and am Core Member of CityU’s
Southeast Asia Research Centre. On this site you’ll find a
selection of my writings, information on my various pursuits, and
links to two blogs. The first of these, simply titled blog, takes on matters of general interest, dwelling mostly in social,
political, and economic themes. The second, Xin lỗi Ông, is in Vietnamese, and addresses social, political, and economic
issues in, you guessed it, Viet Nam.
Enjoy the site and be well.
Jonathan D. London
* * *
Hãy cho thế giới biết
Bành trướng Trung Quốc là một mối đe dọa trong suốt quá trình tồn
tại của Việt Nam. Tuy không mới so với lịch sử của dân tộc Việt Nam, bản chất và phạm vi của mối đe dọa từ Trung Quốc hiện nay là thực
sự kỳ lạ theo kinh nghiệm của người Việt Nam đang sống trên toàn thế giới hiện nay. Việt Nam và thế giới đã chịu đựng đủ với chủ nghĩa đế quốc. Cái mà cả
Việt Nam lẫn thế giới cần hiện nay là tiêu chuẩn quốc tế về hành vi mà
tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ. Không có các chuẩn mực quốc
tế, chúng ta thiếu cơ sở vững chắc để đảm bảo các quyền cơ bản như
quyền con người trong phạm vi nội địa của mọi quốc gia hoặc là
quyền tự do hàng hải giữa các quốc gia. Thiếu các chuẩn mực quốc
tế, chúng ta phải đối mặt với sự hỗn loạn, bạo lực, và bấp bênh.
Thức tỉnh trước các nguy cơ
Khắp Việt Nam người dân đã sáng suốt thức tỉnh trước thực tế là
Trung Quốc, hàng xóm vĩnh cửu của đất nước, hiện đang được lãnh đạo
bởi một chính quyền tân đế quốc hướng về mở rộng lãnh thổ, đã công
khai coi thường mở cho chuẩn mực quốc tế, và đang cố gắng để thôn
tính một vùng lãnh thổ rộng lớn với một sự kiêu ngạo và tự mãn quá
là kinh ngạc. Đối với giới lãnh đạo của Việt Nam, cách cư xử của Bắc Kinh có nghĩa là mối quan hệ giữa hai nước
đang ở tình trạng khủng hoảng liên tục. Ngay cả những người lãnh
đạo Việt Nam có quan niệm lãng mạng về tình đoàn kết với Trung Quốc
cũng không thể bỏ qua những gì các “đồng chí tốt” phương Bắc đang
làm.
Với việc Tập Cận Bình thể hiện xu hướng Phát-xít ở trong nước và
chiến thuật ngày càng trắng trợn ở nước ngoài, với nền kinh tế bị
mất hàng trăm tỷ vốn khả dụng, toàn thế giới tự hỏi, điều gì đang
xảy ra ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình là người thế nào, tại sao ông
ta trở nên hung hăng thế, và có thể làm gì để khôi phục lại cảm
giác an toàn cho khu vực đã rơi vào một cuộc chạy đua vũ tốn kém và
không cần thiết vì những hành động của Bắc Kinh? Khi Tập Cận Bình
nói rằng Trung Quốc và Việt Nam có chung định mệnh, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng ông ta
sai hoặc định mệnh này không liên quan gì đến ông ta.
Chúng ta không nên đánh giá quá cao sự phán xét tốt của lãnh đạo
Trung Quốc. Chúng ta cũng không nên đánh giá quá cao khả năng người
dân đại lục có tư duy phê phán độc lập về lãnh đạo đất nước và sự
khôn ngoan trong hành vi của họ. Ngày nay, những khác biệt quan
điểm dù nhẹ nhàng bao nhiêu đang bị tiêu diệt một cách có hệ thống
để những kẻ “dân tộc chủ nghĩa” thổi bùng tâm lý về các cuộc chiến
“khả thắng” như là phương tiện để áp đặt một trật tự bất hợp pháp
trong khu vực. Tình hình chính trị ở bên trong Trung Quốc hiện nay
đáng báo động và là một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực.
Người ta có thể kỳ vọng rằng Bắc Kinh không quan tâm đến gây ra
chiến tranh với Hà Nội. Có thể vậy, nhưng rõ ràng họ cố ý làm chủ
bất hợp pháp vùng biển Đông của Việt Nam và áp đặt các quy tắc ngang ngược trên biển và trên không.
Vấn đề mà Việt Nam, khu vực, và cả thế giới phải đối mặt không còn là đưa ra phản ứng
mạnh mẽ mà là đưa ra như thế nào.
Đối phó với các nguy cơ
Trên thế giới, không một quốc gia nào có nhiều kinh nghiệm đối phó
với Trung Quốc như Việt Nam. Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ không thể đối phó với Bắc Kinh một mình.
Hơn nữa, chính sách “làm bạn với tất cả các nước” của Hà Nội, một
cách tiếp cận hợp lý trong thời bình, hiển nhiên không còn phù hợp
với nhu cầu của đất nước hiện nay. Thông thường thì không một quốc
gia nào sẵn sàng ra tay giúp Việt Nam trừ phi lợi ích của chính mình bị đe dọa, bị làm hại hoặc các
giá trị mà đất nước và người dân của họ đang trân trọng bị coi
thường. Một lẽ tự nhiên và tốt đẹp cho Việt Nam là gần gũi hơn với Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, nhưng các nước
này sẽ chỉ hỗ trợ khi bản thân Việt Nam được coi là một quốc gia xứng đáng được hỗ trợ khi Bắc Kinh
hành động.
Nếu không có sự hỗ trợ quốc tế, chính sách hành động như là ‘em
trai’ Trung Quốc của Việt Nam vừa không hiệu quả vừa nguy hiểm. Vấn đề không phải là Trung
Quốc không thể là bạn, anh hay chị của Việt Nam mà là không nước nào nên tôn trọng, thích ứng và để cho nước
hàng xóm bắt nạt. Không tình bạn hay tình đồng minh nào có thể được
xây dựng dựa trên bắt nạt. Bắt nạt khiến niềm tin chiến lược bị ném
ra ngoài cửa sổ và không thể có lại niềm tin cho đến khi Bắc Kinh
thay đổi thái độ.
Nhưng những gì Hà Nội và nhân dân Việt Nam có thể làm thực tế là gì? Trong khi người ta có thể hy vọng
rằng Trung Quốc sẽ dân chủ hóa hoặc ít nhất là đảo ngược tiến trình
đến một chế độ độc tài, niềm hy vọng đó có vẻ khá xa vời vì Tập
dường như đang mong muốn đạt vị trí hoàng đế. Khả năng nhiều hơn là
Việt Nam và người dân sẽ phải đối mặt với có thêm ít nhất là vài chục
năm sống cùng với một chế độ độc tài bành trướng.
Không làm gì hoặc chỉ làm những việc nhỏ bên lề chắc chắn là một
lựa chọn. Nhưng điều này đã được dùng và đã thất bại trong việc đưa
ra bất kỳ ngăn chặn hiệu quả nào và thậm chí không làm chậm lại
thói hung hăng của Trung Quốc trên biển – vì vậy, lựa chọn này ít
nhất là không hiệu quả. Tiếp tục không làm gì thì sẽ phải tiếp tục
đóng vai trò của một “em trai”, tiếp tục được hưởng sự bảo trợ và
hối lộ ở những nơi có thể, tiếp tục mỉm cười trong khi bị coi
thường, và tiếp tục quay mặt làm ngơ với biển Đông.
Khả năng đó tiếp tục diễn ra trong tương lai là có thật. Nhưng để
nó diễn ra nghĩa là đặt dấu chấm hết cho sự độc lập của Việt Nam và rất có khả năng sẽ bùng phát tình trạng phản kháng chính
quyền phổ biến trong giới tinh hoa như những gì đã thúc đẩy cuộc
cách mạng chống thực dân của Việt Nam. Cần phải nhận ra rằng, mặc dù một số quyết định bí mật và dịnh
giao dịch ngầm có thể hấp dẫn với một số người, nhưng có thể không
lợi lộc hoặc quà cáp nào được chấp nhận. Bắc Kinh đã cho thấy ý
định và mục đích là chiếm toàn bộ các đảo có thể chiếm và xử dụng
chúng để kiểm soát toàn bộ biển Đông Nam Á.
Như vậy Hà Nội cần phải mạnh mẽ điều chỉnh lại các chiến lược đối
phó ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mình. Điểm đầu tiên cần thực
hiện ngay bây giờ là thời gian hành động. Trong khi lãnh đạo của
Việt Nam đã bày tỏ niềm tự hào về kiểu lãnh đạo tập thể của mình, lãnh
đạo đất nước cần phải đáp ứng nhanh chóng và tài tình để đối phó
với các nguy cơ. Người ta hy vọng Bộ Chính trị và Trung ương tiếp
thu ý kiến từ những người tài năng nhất của đất nước. Nhưng tôi e
rằng điều này không xảy ra.
Những gì Việt Nam cần và những gì khu vực cần từ Việt Nam là đẩy
mạnh ngoại giao hợp lý và cởi mở, kết hợp thiện chí với kiên quyết
phản đối kẻ hàng xóm hung hăng bắt nạt, và hơn cả là sẵn sàng và
dũng cảm để khai thác sức mạnh lớn nhất nhưng đang bị kìm nén: sự
háo hức của người dân để tham gia cộng đồng các quốc gia dân chủ,
chính danh và được quốc tế tôn trọng. Người dân Việt Nam không tìm kiếm một thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh hay trở thành
một nước chư hầu kiểu mới.
Tại sao cải tổ trong nước là chìa khóa thành công
Hy vọng duy nhất của Việt Nam để được tồn tại và phát triển, như
một nước dân chủ bình thường là làm những gì mà ông Bùi Quang Vinh,
vị Bộ trưởng bộ Kế Hoạch Đầu từ sắp mãn nhiệm được nể trọng rộng
rãi nhưng được ghi nhận không đầy đủ, đã gợi ý: thúc đẩy cải cách
chính trị cơ bản. Chỉ một Việt Nam tuân thủ các chuẩn mực quốc tế ở trong nước mới được hỗ trợ
trên trường quốc tế. (Hãy hỏi người dân Hàn Quốc và Đài Loan xem họ
có đồng ý không.) Nếu Việt Nam dân chủ hóa theo cách thức và tốc độ mà người dân quyết định
thì có thể nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị trong nước, và
đoàn kết nhân dân trong nước một cách chưa từng thấy.
Điều tốt lành là hàng triệu người Việt cùng đồng quan điểm này.
Những người này bao gồm một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng,
hàng chục Ủy viênTrung Ương, hàng chục ngàn đảng viên có chức vụ,
và một lực lượng không đếm xuể người dân trong và ngoài nước. Nhưng
mặc cho khát vọng thay đổi thì quan điểm lạc quan về khả năng thay
đổi bị hạn chế bởi ý nghĩ và thực tế là lãnh đạo Đảng vẫn bám quá
nhiệt tình vào các tư tưởng lạc hậu.
Việt Nam phải lựa chọn tương lai chính trị của riêng mình. Giới phân
tích hang đầu trong nước và bạn bè quốc tế hầu như nhất trí hoàn
toàn rằng chìa khóa để mở tiềm năng kinh tế và xã hội của đất nước
dựa trên tăng thêm chứ không phải là hạn chế dân chủ và đa nguyên.
Nếu điều tiết hợp lý trên tinh thần cho và nhận, đa nguyên không
phải là một mối đe dọa mà là sức mạnh. Đa nguyên không có nghĩa là
biểu tình và bất ổn xã hội. Nó có nghĩa là cuộc tranh luận thực tế
và mang tính xây dựng. Các cuộc biểu tình và bất ổn xã hội là kết
quả của không đủ đa nguyên, của hạn chế quyền, và của tình trạng
thiếu dân chủ hay dân chủ giả hiệu. Kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới là
một cơ hội vàng cho Việt Nam đi những bước mạnh mẽ và dũng cảm theo hướng này. Nếu những
bước đi mạnh mẽ và dũng cảm không được thực hiện thì cần duy trì và
tăng cường “áp lực mang tính xây dựng” để tạo đà cho một cuộc đổi
mới có ý nghĩa.
Người Việt trong và ngoài nước đang lo lắng và thường nổi giận với
những gì họ xem là phản ứng không minh bạch và yếu của đất nước với
những trò hề của Bắc Kinh. Đa số thấy rõ rằng các nhà lãnh đạo hàng
đầu của ViệtNam và cụ thể là Bộ Ngoại Giao cần có cách tiếp cận cởi mở và
nhanh nhẹn hơn trong việc giao tiếp trên trường quốc tế và với
quảng đại công chúng. Điểm cuối này đặc biệt quan trọng vì cho cho
thế giới thấy một nước ViệtNam thống nhất nhờ duy trì trật tự và đoàn kết và ủng hộ rộng rãi
của nhân dân tới các vị lãnh đạo có khả năng giao tiếp rõ ràng.
Đoàn kết trong nước có tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn, nhưng
tình đoàn kết không thể có được qua các giao tiếp chậm chạp, rối
rắm và thậm thụt.
Tất nhiên là khó tưởng tượng hoàn cảnh khó khăn hơn mà lãnh đạo
Việt Nam phải đối mặt như ngày hôm nay. Tuy nhiên, bài học cơ bản
trong chính trị là anh không nên hay ít nhất là không tỏ ra, là
quay lưng lại với nhân dân mình đại diện mà kỳ vọng họ hết lòng ủng
hộ anh. Có lẽ chính các phản hồi chậm chạp và thậm thụt của Hà Nội
mà nhiều người Việt Nam nghi rằng Đảng đặt sự tồn tại hay độc quyền chính trị của
mình trên tất cả các ưu tiên khác. Tôi không dám chắc là vậy.
Nhưng tôi đồng ý rằng Việt Nam cần có một cách tiếp cận thông minh và đa diện. Và Việt Nam cũng cần một cách tiếp cận về giao tiếp chuyên nghiệp hơn.
Phải chấm dứt cách trả lời kiểu “lưỡi gỗ” trong các cuộc họp báo.
Nhân dân Việt Nam và thế giới cần các thông tin kịp thời và có ý
nghĩa chứ không phải các tin chung chung về “tàu lạ” hay lặp đi lặp
lại một châm ngôn vô ích và nhàm chán “Việt Nam có chủ quyền không
thể tranh cãi”. Chỉ đơn giản lặp lại các khẩu hiệu không phải là
chiến lược hiệu quả.
Đường lối dũng cảm trên quốc tế
Lựa chọn dũng cảm nhất trong quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh là đưa
ra thông điệp, qua các lời nói và hành động được cân nhắc kỹ, rằng
họ có ý định hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines,
Singapore, Australia, Ấn Độ, Hàn Hàn Quốc (nếu nước này sẵn sàng)
và các quốc gia khác trong việc đảm bảo rằng các vùng biển Đông Nam
Á vẫn là vùng biển quốc tế như đã có bấy lâu nay và phải luôn được
duy trì như vậy.
Khi chọn con đường này, chính sách ngoại giao và truyền thông của
Hà Nội phải sắc nét và kịp thời hơn. Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất
phải nhường bước để các nhà lãnh đạo cấp thấp hơn và có uy tín quốc
tế hơn có cơ hội phục vụ đất nước. Ví dụ, chúng ta hãy tự hỏi mình
xem những người nào trong bộ chính trị của Việt Nam hiện nay có thể
đại diện cho Việt Nam một cách tự tin, thành thạo, và hùng hồn trên
một sân khấu quốc tế? Tôi chỉ thấy có một người như vậy và cha của
ông ấy tên là Thạch. Để ông Phạm Bình Minh làm cái việc của mình
hơn là níu ông ấy lại năm năm nữa và để những người trẻ tuổi và ăn
nói hoạt bát hơn có cơ hội đưa Việt Nam có cái tiếng nói rõ ràng
cần thiết trên trường quốc tế.
Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng về lãnh đạo của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết đầy đủ nhưng nói một cách lịch sự và
mang tính xây dựng hơn, đó chính là thông điệp mà bài viết này muốn
chuyển tải. Lãnh đạo không thể và không nên có nghĩa là loại bỏ sự
lựa chọn và biến các thành viên trẻ của Bộ Chính trị thành các con
Rô-bốt bảo thủ rồi mới thấy đủ an toàn để dùng họ.
Bất kể tuyên bố chủ quyền của Việt Nam hợp pháp đến đâu thì mục đích cũng không là đối đầu với Bắc
Kinh mà là đạt kết quả tốt nhất có thể. Có vẻ như Hà Nội cần phải:
tiếp tục coi các vấn đề của mình và các vấn đề của khu vực Đông Nam
Á như là một vấn đề quốc tế; tiếp tục mở rộng hơn nữa khả năng và
phương thức đa dạng mà Mỹ và các nước khác có thể có đến thăm
thường xuyên và sử dụng các căn cứ quân sự của Việt Nam bằng đường
hàng không và đường biển để cho hành động cản trở của Trung Quốc
tới các quốc gia khác khi truy cập bằng đường hàng không hoặc đường
biển đến Việt Nam sẽ được xem là bất hợp pháp; hạn chế đến mức có
thể các hành động khiến Bắc Kinh xem là gây hấn nhưng đồng thời
cũng không ngần ngại làm những gì nằm trong quyền chủ quyền của
Việt Nam; tăng cường hỗ trợ quốc tế về quyền của Việt Nam và của
các nước khác trong khu vực hàng hải Đông Nam Á; và đưa Bắc Kinh ra
Tòa án Công lý Quốc tế, và Tòa án Quốc tế về Luật Biển – đây không
phải là một hành động đối đầu mà bởi vì Bắc Kinh để Việt Nam không
có lựa chọn nào khác. Hơn nữa, đây là sự lựa chọn đúng.
Chúng ta ghi nhận trong thời gian vừa rồi cũng đã có những dấu ấn
mà bao hàm Hà Nội đang làm những bước cụ thể. Trong đó có việc tầu
RSS Enđuảnce của Sing và nhật có đến thăm Cam Ranh, và việc Hai tư lệnh quân đội Mỹ vùng Thái Bình Dương thăm Việt Nam. (xem ảnh ở dưới bài)
Rõ ràng rằng Bắc Kinh hiểu những điểm yếu cả Việt Nam và đã luôn khai thác những điểm yếu này. Thế nhưng cái “đảng
tiên phong” của Việt Nam lại luôn bám vào cái ảo ảnh về tình đoàn
kết với Trung Quốc và đã, hoặc đúng hoặc sai, coi điều này có tầm
quan trọng sống còn với sự tồn tại của mình. Nhưng họ đã nhượng bộ
quá nhiều để nhận hỗ trợ từ Trung Quốc và ghi nhận từ Bắc Kinh. Bây
giờ là thời điểm để thay đổi thói quen này. Chỉ khi thật sự độc lập
và dân chủ hơn thì Việt nam mới có thể sống trong hòa bình.
Việt Nam cần giải bớt sự lệ thuộc kinh tế mà họ tự tạo ra vào Trung
Quốc. Trong khi kinh tế Trung Quốc phát triển hơn Việt Nam, Việt
Nam vẫn có thể cải thiện vị trí cạnh tranh của mình bằng cách phát
triển có chất lượng cao hơn, dựa vào thành lập và duy trì các chuẩn
mực cao hơn về an toàn, chất lượng và hiệu quả cho các máy móc
thiết bị họ xuất nhập khẩu, như Hoa Kỳ đã làm với ngành công nghiệp
Ô-tô chẳng hạn. Cải thiện tiêu chuẩn lao động sẽ hữu ích cho hình
ảnh của Việt Nam. Việt Nam cũng phải phát triển giải pháp thay thế đáng tin cậy cho
tình trạng phụ thuộc quá lớn hiện nay vào nguyên liệu từ Trung Quốc
để làm hàng xuất khẩu của mình, và ở một mức nào đó nên loại bỏ
những sản phẩm độc hại được nhập khẩu hợp pháp và bất hợp pháp,
chẳng hạn như nguyên vật liệu cho nông nghiệp. Trong khi tương lai
của thỏa thuận TPP không rõ ràng, chúng ta hy vọng rằng Tổng thống
Hilary Clinton hay một đại diện của đảng Cộng hòa khác ông Đonald
Trump cuối cùng sẽ thông qua nó và hiệp ước TPP tạo động cơ cho
Việt Nam đi theo con đường tăng trưởng có chất lượng cao nêu trên.
Đường lối dũng cảm trong nước
Cách tốt nhất để Việt Nam có thể tăng cường vị thế của mình ở nước ngoài là thực hiện
những cải cách ở trong nước. Trong khi kỳ họp Quốc hội sắp tới của
Việt Nam dự kiến khẳng định các vị trí lãnh đạo mà ngài Tổng Bí thư
đã chuẩn bị thì tốt hơn đây nên là một dịp để đất nước thức tỉnh và
đối mặt với những thách thức, bởi vì Việt Nam không thể chờ năm năm
nữa mà không tiến hành cải cách chính trị. Đảng và Quốc hội nói
chung nên tránh bịt miệng những người bất đồng quan điểm và hạn chế
có nhiều quan điểm mà nên khuyến khích bày tỏ ý kiến mang tính xây
dựng trên tinh thần tranh luận dân chủ, thực thi nghĩa vụ công dân,
và tình yêu với đất nước.
Người Việt Nam phải quyết định loại hình chính trị họ muốn. Nhưng vẻ rõ ràng
rằng chính trị ở Việt Nam không nên tiếp tục giấu diếm công chúng,
duy trì các thủ tục cứng nhắc và phi dân chủ, hay lặp đi lặp lại
những khẩu hiệu được cắt gọt và “đúng đắn” đến mức thành vô nghĩa.
Nền chính trị Việt Nam và cũng không nên chỉ là bịt miệng bất đồng chính kiến và hạn
chế ý kiến đa chiều.
Ngược lại, Việt Nam cần phải tìm cách để cho phép và khuyến khích
mọi người tài trong chính phủ và xã hội dân sự thể hiện ý kiến của
họ, bao gồm nhiều người thông minh và tài giỏi đang liên tục bị
buộc tội vô căn cứ rằng có quan hệ với với các “thế lực thù địch”.
Việt Nam phải đối mặt với sự lựa chọn quan trọng về các vấn đề quan
trọng và cần có một cuộc tranh luận sôi nổi và cởi mở. Hạn chế thảo
luận/tranh luận và bày tỏ quan điểm trái chiều là vô cùng tai hại
và làm cho các báo cáo về tình hình dân chủ trở nên khá lắm là lố
bịch.
Hạn chế tranh luận không chỉ giới hạn tốc độ và phạm vi cuộc cải
cách trong nước rất cần thiết, nó cũng tạo bất mãn trên diện rộng
trong nhân dân Việt Nam và khiến họ hạ nhãn quan về các nhà lãnh
đạo chính trị. Trong những thời gian này, Việt Nam cần có xã hội mà công dân được trao quyền, tự do báo chí, và
một nền chính trị đó dân chủ hơn và đa nguyên hơn. Làm một số điều
cụ thể để đề cập vấn đề này và tôi du đoán toàn thế giới sẽ có
những phản ứng hết sức tích cực. Hãy làm thử xem.
Tất nhiên là có rất nhiều điều cần phải được thực hiện về mặt quân
sự, ngoại giao, và trên mặt trận ngoại giao là truyền đạt một thông
điệp rõ ràng đến thế giới với. Nhưng chúng tôi dự kiến rằng trong
cuộc bầu cử Quốc hội mới chúng ta không bỏ qua tầm quan trọng của
việc xây dựng lòng tin giữa nhân dân Việt Nam về hệ thống chính
trị. Về việc Quốc Hội mãn nhiệm sắp bầu một chính phú mới thì có lễ
không cần đề cập tại đây. Thay vì đó, tôi chỉ xin đề nghị một chính
thể dân chủ thực sự văn minh người dân phải có tiếng nói và đại
biểu phải được bầu một cách dân chủ, minh bạch, công khai. Trong
khi đó, quá trình bầu và những hành động của Quốc hội phải chứng tỏ
sự khoan dung và tôn trọng các quan điểm chính trị khác nhau. Tranh
luận mang tính xây dựng với các ý kiến trái chiều là cực kỳ quan
trọng và tốt đẹp hơn nhiều so với bất kỳ sự đồng thuận giả hiệu nào
mang danh nghĩa kỷ luật và lòng trung thành với cách thống trị lỗi
thời.
Mọi người dân cũng như mọi quốc gia đều có quyền để sống dưới những
điều kiện hoa bình và trong một thế giới mà trong đó chủ quyền của
mọi người và mọi quốc gia đều được tôn trọng và bảo vệ. Vì thế, xin
đề nghị trong thời gian tới người dân Việt Nam và quốc gia Việt Nam
hãy cho thế giới biết qua những hành động cụ thể thế nào và tại sao
Việt Nam đang phấn đấu để nâng cao những quyền dân chủ trong nước
và thế nào và tại sao Việt Nam xứng đáng được quốc tế hỗ trợ tại
thời điểm quan trọng này trong lịch sử của đất nước. Tôi thấy đó
chính là phẩm chất của ước mơ người dân Việt Nam.
JL
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen