tka23 post
USS Ronald Reagan hoạt động trên biển Đông
Ngày 15/3, tổng thống Nga Putin tuyên bố rút lực lượng quân sự
của Nga khỏi Syria. Ông Putin nhấn mạnh, quân đội Nga hỗ trợ
quân đội Syria thay đổi cục diện truy quét chủ nghĩa khủng bố quốc
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi động tiến trình hòa bình
ở Syria, mục tiêu đã đạt được.
Mặc dù tiếp theo đây, quân đội Nga vẫn duy trì lực lượng đồn trú
tại quốc gia Trung Đông này, tuy nhiên cục diện của Mỹ, Nga tại
Syria đã bình ổn. So với thời điểm tháng 10/2015, cục diện đối đầu
của ba nước Trung cộng , Mỹ, Nga tại Tây Thái Bình Dương và Trung
Đông đã có sự thay đổi lớn.
Việc Nga rút quân khỏi Syria, mối quan hệ Nga - Mỹ nồng ấm trở lại
sẽ làm thay đổi cục diện chiến lược trên biển Đông.
Có thể khẳng định rằng, việc Nga rút quân khỏi Syria có liên quan
đến vấn đề chính trị và kinh tế của Nga. Cục diện này xuất phát từ
tình hình và quốc sách của nước Nga. Cùng với hành động này của
Nga, cục diện “tác chiến ở cả hai chiến tuyến” của Mỹ bắt đầu có sự
thay đổi, xét trên góc độ chiến lược, sẽ có ảnh hưởng nhất
định đối với Trung cộng . Việc Nga rút quân khỏi Trung Đông sẽ khiến Mỹ không còn hứng thú
“đơn thương độc mã” ở vùng đất này.
Có thể Mỹ sẽ chuyển nhân lực, vật lực và binh lực để can
thiệp ở mức độ sâu hơn và mạnh hơn vào các sự vụ trên biển Đông và
biển Hoa Đông, khiến Trung cộng sẽ gặpkhó khăn lớn
trong hoạt động bành trướng trái phép trên cả hai vùng biển, đặc
biệt là biển Đông. Đấy là chưa kể đến việc sức ép của Mỹ tại bán
đảo Triều Tiên cũng sẽ tăng lên, mức độ uy hiếp và ngăn chặn Trung
cộng cũng sẽ được tăng cường, sự kiện này chẳng kém gì một
cuộc khủng hoảng mới.
Hành động “rút quân” của Nga tại Syria chỉ là rút đi một lượng binh
lực nhất định, xét đến lợi ích thực tế của Nga tại Syria, phía Nga
cũng đã giữ im lặng ở mức độ nhất định, trước đó không tiết lộ với
Mỹ quyết định của tổng thống Putin. Đại diện thường trực của Nga
tại Liên hợp quốc là ông Anatoly Churkin đã xác nhận sẽ có một bộ
phận quân đội Nga tiếp tục đồn trú tại Syria, cho hoạt động
đình chiến được duy trì, và trên mặt trận ngoại giao, Nga cũng sẽ
thúc đẩy phương án giải quyết chính trị.
Tuy nhiên, kể cả Nga vin vào cớ “giám sát tình hình thực thi hiệp
định ngừng bắn”, giữ một lực lượng không quân và hệ thống phòng thủ
hỏa tiển trên lãnh thổ Syria thì việc tổng thống Putin rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này vẫn cho
thấy những mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ đang có chiều hướng dịu đi.
Chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động "dằn mặt" Trung
cộng trên biển Đông trong thời gian tới
Hiện tại, mặc dù chỉ một thời gian ngắn nữa là tổng thống Obama hết
nhiệm kỳ, dưới sức ép của cuộc bầu cử trong nội bộ Đảng Dân chủ,
hai bên vẫn sẽ duy trì trạng thái đối đầu ở một mức độ nhất định,
tuy nhiên, cả hai bên đều đang cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp
trong vấn đề Trung Đông và Ukraina mà cả hai đều có thể chấp
nhận. Trên thực tế, kể từ cuối năm 2015 – thời điểm Nga can thiệp
vào Syria, cả Mỹ và Nga đều cố gắng không để mình sa lầy ở Syria.
Ông Putin luôn nỗ lực tìm kiếm phương thức với chi phí và tổn thất
thấp nhất mà Nga vẫn có thể thực hiện được tối đa hóa lợi ích và
rút quân một cách ổn thỏa khỏi Syria. Do Nga sở hữu quyền phát ngôn
trong việc giải quyết vấn đề Syria bằng chính trị, lợi ích
của Nga tại Syria đã được củng cố, căn cứ quân sự Tartus của Nga
tại Syria càng được củng cố hơn. Trong thời điểm các mục tiêu
đã được thực hiện, hai nước Nga – Mỹ thỏa hiệp là điều tất
yếu.
Tuy nhiên nếu nhìn nhận kỹ thì thấy rằng, cuộc đối đầu giữa Mỹ và
Nga tại Syria không thật gay cấn, tháng 11/2015, Mỹ đã cùng Nga ký
kết bản ghi nhớ về trao đổi hoạt động của lực lượng không quân hai
bên tại Syria.
Tháng 10/2015, Mỹ cũng hành động quân sự đưa tàu khu trục
Lassen vào biển Đông, điều này khiến Mỹ mặc dù chỉ áp dụng hành
động quân sự ở mức độ vừa, nhưng cục diện “tác chiến ở hai chiến
tuyến” bắt đầu hình thành.
Mỹ hoàn toàn sở hữu sức mạnh tấn công,các hành động quân sự, vấn đề
mà Mỹ lo ngại là sau khi tấn công, không bị cuốn vào đầm lầy
chiến tranh, khiến quốc gia này phải tiêu hao sức mạnh quốc gia
trong các cuộc chiến như Iraq, Afghanistan. Đối với Mỹ, biển Đông
là đột phá lớn cho chiến lược Thái Bình Dương của họ, rõ ràng
cần phải đẩy mạnh mức độ can thiệp; Để chứng tỏ độ ảnh hưởng của Mỹ trong các sự vụ ở Trung Đông, Mỹ
cũng buộc phải can thiệp vào vấn đề Syria.
Khi Syria, Iraq và Iran bắt đầu duy trì mối quan hệ tốt đẹp với
Moscow, hoạt động của quân đội Nga bên bờ Địa Trung Hải chỉ là thu
hội lại phần đất đã mất, duy trì trật tự thế giới mới được
hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự đối đầu giữa Mỹ và Nga tại Trung Đông có thể chuyển hóa
thành xoa dịu mâu thuẫn, như thế, khi cuộc đối đầu ở chiến tuyến
phía Tây tạm thời lắng xuống, Mỹ sẽ có cơ hội dành nhiều lực lược
hơn cho chiến tuyến phía Đông.
Thực tế cho thấy, sau khi Nga – Mỹ liên tiếp có được những nhận
thức chung về vấn đề Syria, sức ép của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương
không ngừng gia tăng. Tháng 10/2015, Mỹ đưa tàu chiến vào tuần tra
tại khu vực 12 hải lý tính từ một số đảo nhân tạo mà Trung cộng
xây dựng trái phép trên biển Đông để cảnh cáo Bắc Kinh. Sau
khi hai nước Mỹ - Nga đạt được sự đồng thuận và tin tưởng về quân
sự, tháng 11/2015, USS Ronald Reagan được điều động sang biển Đông.
Mặc dù sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến cơ của Nga, hai nước Mỹ,
Nga đã tăng cường những hành động tương ứng, khiến sức ép tren biển
Đông tạm thời lắng xuống.
Tuy nhiên, đến tháng 1/2016, khi vòng đàm phán hòa bình về vấn đề
Syria bắt đầu được đưa vào thảo luận, quân đội Mỹ không những đưa
tàu vào quần đảo Hoàng Sa, mà lực lượng hkmh Mỹ cũng bắt đầu can
thiệp vào phía Tây Thái Bình Dương, cộng với sự ảnh hưởng của Mỹ và
Hàn Quốc đối với Trung cộng trong vấn đề Triều Tiên và hệ thống
phòng thủ hỏa tiển THAAD, tất cả đều cho thấy sau khi sức ép tại
Trung Đông giảm đi, Mỹ áp dụng nhiều biện pháp hơn để can thiệp vào
các sự vụ biển Đông, dằn mặt Trung cộng là điều tất yếu.
Hiện tại, chính quyền tổng thống Obama đã bắt đầu xóa bỏ những ảnh
hưởng tiêu cực do một số vấn đề Syria chưa được giải quyết gây ra,
đồng thời hành động tiếp theo sau khi hai nước Mỹ Nga tái xác
lập phạm vi thế thực tại Trung Đông. Và rất có thể bước tiếp theo
này là tăng cường can thiệp, mở rộng độ ảnh hưởng của Mỹ vào
các sự vụ biển Đông bằng các biện pháp chính trị, quân sự.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng là lý do khiến Mỹ gây
nhiều sức ép cho Trung cộng
Các hành động của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương thường được Washington
thữc thi bằng biện pháp chính trị đầu tiên. Từ sự kiện tháng
2/2016, Mỹ tổ chức cuộc hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo
ASEAN tại Sunnyland, sau khi Nhật Bản, Australia, Ấn Độ bắt đầu can
thiệp vào các vấn đề biển Đông, đến việc Việt Nam nâng cấp vịnh Cam
Ranh, mở cửa đón tàu nước ngoài, thu hút sự quan tâm đặc biệt của
Mỹ và Nhật Bản. Hàn Quốc cũng tranh thể vận dụng hệ thống phòng thủ
hỏa tiển THAAD để tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, điều này
khiến Mỹ đã vận dụng được chính trị để đẩy nhanh xu thế chặn
đứng và bao vây Trung cộng ở Tây Thái Bình Dương.
Và thế là, ngay thời điểm Nga bắt đầu rút quân khỏi Syria và cùng
Mỹ đạt được sự thỏa hiệp ở mức độ nhất định, Bắc Kinh bắt đầu
phải đối mặt với cục diện khó khăn kể từ sau tháng 10/2015 trong
vấn đề châu Á – Thái Bình Dương. Có thể khẳng định, trước đó Mỹ đối
phó với biển Đông bằng một số biện pháp nhẹ tay nhưng từ nay trở đi, có thể cường độ sẽ tăng mạnh hơn rất nhiều.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu muốn giành được không gian hoạt
động cho mình tại phía Tây Thái Bình Dương, đứng trước một nước Mỹ
hoàn toàn có thể tập trung nhân lực và tài chính đối phó với các sự
vụ ở châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẽ phải đau đầu hơn rất nhiều.
Chắc chắn Bắc Kinh sẽ áp dụng cả biện pháp chính trị và hành động
trước những hành động mới của Mỹ.
__._,_.___
Posted by: anh truong <anhdalat23@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen