Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán
bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, người có liên quan đến tin mua
bán sừng tê giác về nước để tường trình và làm rõ sự việc.
………………………..
Liên quan đến tin một hãng truyền hình của Nam Phi đã ghi hình một
nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi giao dịch mua sừng
tê giác, Bộ Ngoại giao nước ta cho biết:
Việt Nam đã tham gia Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật
hoang dã nguy cấp (CITES). Chủ trương nhất quán của Việt Nam là
tích cực bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã, nghiêm
cấm các hành vi buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Ngay sau khi báo chí Nam Phi đưa tin truyền hình Nam Phi ghi được
nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi giao dịch mua bán sừng
tê giác, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi
xác minh ngay thông tin và báo cáo về nước. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao
đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam
tại Nam Phi, người có liên quan đến tin đã đưa về nước để tường
trình và làm rõ sự việc.
Chủ trương của Bộ Ngoại giao là nghiêm khắc xử lý mọi hành vi buôn
bán động vật hoang dã bất hợp pháp và các hành vi tiêu cực khác
theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các
quy định của luật pháp quốc tế.
Bà Mộc Anh và một cảnh quay trong phim
Ông cho biết đại sứ quán đã nhắc nhở nhiều lần về việc này nhưng
rất tiếc sự việc vẫn xảy ra và cho rằng hành vi này là do “hám
lợi”. “Đây không chỉ là việc cá nhân mà còn ảnh hưởng tới uy tín
của sứ quán và cả hình ảnh của VN nữa… Ảnh hưởng rất lớn, vấn đề
rất nghiêm trọng” – ông Thi khẳng định và cho biết trong ngày 18-11
đại sứ quán họp khẩn cấp về vấn đề này. Đại sứ Thi nói thêm là bí
thư thứ nhất Mộc Anh vẫn chưa chịu thừa nhận hành vi sai phạm của
mình và vẫn chưa viết bản tường trình.
Cách đây hai tháng, chương trình điều tra 50/50 của kênh truyền
hình SABC đã quay được cảnh bà Mộc Anh trao sừng tê giác lậu cho
một tay buôn có tiếng ở Nam Phi ngay trước cổng sứ quán. Đến tối
17-11, những cảnh quay này mới được chiếu trên truyền hình. Trong
thước phim có thể thấy rõ bà Mộc Anh mặc quần trắng, áo khoác xanh
thẫm nói chuyện với tên buôn sừng. Sau khi tên này cất sừng tê giác
vào cốp xe, bà Mộc Anh mỉm cười và quay vào sứ quán.
Cảnh chụp tĩnh đoạn phim bà Mộc Anh giao dịch sừng tê giác với tay
buôn lậu – Ảnh: Mail & Guardian
Một chi tiết đáng lưu ý nữa là trong khuôn hình có cả chiếc xe của
tham tán Phạm Công Dũng (biển số 127D) ở ngay phía bên đường đối
diện cùng với một người Việt nữa đứng cạnh. Không rõ chiếc xe của
tham tán Công Dũng xuất hiện ở đây với mục đích gì.
Hồi đầu năm nay, một người Việt khi bị bắt tại sòng bạc ở Northern
Cape cũng sử dụng xe của ông Công Dũng và trên xe lúc đó có 18kg
sừng tê giác. Khi Tuổi Trẻ hỏi về chuyện này, đại sứ Trần Duy Thi
khẳng định: “Anh Dũng đang nghỉ phép tại VN. Chúng tôi đã đề nghị
Bộ Ngoại giao triệu tập anh Dũng lên làm việc”. Ông cho biết đã
nhắc nhở tham tán Dũng kể từ khi xe của ông xuất hiện trong vụ 18kg
sừng tê giác lần trước.
Hai năm trước, từng có trường hợp tùy viên thương mại Khánh Toàn ở
đại sứ quán bị phát hiện có liên quan tới việc buôn lậu sừng tê
giác trái phép và cũng đã bị xử lý. Đại sứ Thi cho biết sứ quán sẽ
báo cáo và đề xuất hình thức xử lý. Ông khẳng định quan điểm của VN
là “nghiêm cấm và sẽ trừng trị những người có sai phạm”.
Trước đó, tuần báo Mail & Guardian từng viết: “Các băng nhóm
người Việt hiện đang tìm cách độc chiếm thị trường buôn bán sừng tê
giác ở Nam Phi trong những năm gần đây”. Tờ báo nói nhân viên sứ
quán có liên quan đến đường dây vận chuyển sừng tê giác và thường
sử dụng túi hàng ngoại giao để vận chuyển sừng tê giác tới khu vực
Viễn Đông để bán lại. Hiện giá sừng tê giác giao dịch tại Nam Phi
khoảng 1.200-2.000 USD/kg, nhưng khi xuất ngoại giá lên đến 10.000
USD/kg do giá sừng tê giác đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
TTXVN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen