Con nhà tướng, vì ông bố vốn là một thiếu tướng của quân đội Hoa
Kỳ, Tướng Douglas MacArthur có lần tâm sự “tôi học cỡi ngựa và bắn
súng trước cả lúc biết đọc biết viết, thực ra, gần như trước cả lúc
biết đi biết nói”. Điều này rất có thể đúng, vì ông sinh trong một
doanh trại tại Little Rock, Arkansas, lúc ông bố là đại úy lục quân
đóng tại đó. Tốt nghiệp hạng nhất tại West Point với số điểm học thuật 2424.12
trong tổng số tối đa 2470.00 điểm, một trong ba điểm tốt nghiệp cao
nhất xưa nay, MacArthur được ưu tiên gia nhập ngành Kỹ Sư của Lục
Quân Hoa Kỳ và được cử qua Phi Luật Tân năm 1903. Năm 1905, được cử
qua Tokyo làm tùy viên cho bố lúc ấy là một thiếu tướng. Năm 1906,
hai bố con thăm Ấn Độ qua ngả Thượng Hải, Hồng Kông, Java và
Singapore. Trên đường trở lại Nhật, hai bố con thăm Trung Hoa qua
ngả Băng Cốc và Sài Gòn. Cuối năm đó, hai bố con trở lại Hoa Kỳ.
Thăng đại úy năm 1911. Năm 1915, thăng thiếu tá. Năm 1916, đứng đầu
Phòng Thông Tin của Bộ Chiến Tranh (Thế Chiến I), sau đó là tham
mưu trưởng của Sư Đoàn 42 (Sư Đoàn “Cầu Vồng”, sư đoàn đầu tiên bao
gồm đơn vị của nhiều tiểu bang khác nhau, do đề nghị của chính
MacArthur) với hàm lon đại tá. Sư đoàn được huấn luyện đặc biệt về
lối đánh chiến trường mở rộng, chứ không phải chiến trường hầm trú
(trench). Năm 1917, sư đoàn được điều động qua Pháp. Được đeo lon
chuẩn tướng tháng Sáu, 1918 và được cử chỉ huy Lữ Đoàn Lục Quân 84
lúc quân Đức bắt đầu rút lui. Trong thời gian ở đây, ông liên tiếp
lãnh 7 huy chương Ngân Tinh (Silver Star). Ngày 10 tháng Mười Một,
1918, một ngày trước khi đình chiến, ông được cử làm tư lệnh Sư
Đoàn 42 trong một thời gian ngắn.
Trở về Hoa Kỳ, ông được đề cử làm tổng giám thị trường võ bị West Point năm 1919, nhờ thế vẫn được giữ cấp bậc chuẩn tướng chứ không bị trở lại hàng thiếu tá thực thụ như phần đông người đồng thời. Ở đây ông đã thực hiện nhiều cải cách như việc tái lập học trình 4 năm cho các sinh viên sĩ quan.
Năm 1922, sau khi cưới Louise, một người thừa kế nhiều triệu đôla, đã có hai con, ông rời West Point lên đường qua Phi Luật Tân, nhậm chức chỉ huy Vùng Quân Sự Manila, tư lệnh Lữ Đoàn 23 Lục Quân thuộc Sư Đoàn Phi Luật Tân. Năm 1925, lúc 44 tuổi, ông được thăng thiếu tướng, trẻ nhất của Lục Quân. Liền sau đó, ông trở lại Hoa Kỳ. Năm 1927, hai vợ chồng ly thân.
MacArthur đa năng đến độ cùng năm đó, ông được đề cử làm chủ tịch uỷ ban thế vận Hoa Kỳ với nhiệm vụ chuẩn bị đoàn Hoa Kỳ cho Thế Vận Mùa Hè năm 1928 tại Amsterdam. Thành công rực rỡ tại thế vận này với 24 huy chương vàng, 17 kỷ lục thế vận và 7 kỷ lục thế giới, ông được lệnh trở lại chỉ huy Phân Bộ Phi Luật Tân. Năm 1929, Louise chính thức ly dị ông vì cho rằng ông “không có khả năng chu cấp”.
Năm 1930, ông được đề cử làm Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ. Trong tư cách này, ông đã khai triển kế hoạch động viên mới và đã ký thoả hiệp với hải quân để phân nhiệm giữa các ngành quân đội với nhau. Nhờ công trạng làm tham mưu trưởng, năm 1935 ông là người đầu tiên được huy chương Purple Hearts.
Cũng năm này, ông được TT Manuel Quezon của Phi Luật Tân yêu cầu giám sát việc thành lập lục quân Phi Luật Tân, với hàng thống chế. Đây là lần thứ năm ông phục vụ tại Viễn Đông. Ông mang theo Thiếu Tá D. Eisenhower đi cùng. Cùng đi có mẹ ông và Jean Marie Faircloth, một phụ nữ 37 tuổi chưa chồng, giao thiệp rộng, người ông sẽ kết hôn năm 1937. Từ người vợ này, ông có người con trai duy nhất là Arthur MacArthur IV, sinh năm 1938 tại Manila, sau khi ông chính thức rút lui khỏi lục quân.
Tuy nhiên, năm 1941, thời Thế Chiến II, TT Roosevelt gọi ông trở lại nhiệm vụ với lon thiếu tướng, làm tư lệnh Lực Lượng Quân Sự Hoa Kỳ tại Viễn Đông (USAFFE). Ngay ngày hôm sau, ông được thăng trung tướng, rồi đại tướng vào một tháng sau. Chính trong giai đoạn này xẩy ra cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng và lực lượng của ông tại Phi Luật Tân bị lần lượt tràn ngập. Manila bị bỏ ngỏ, đại quân rút về Bataan. Đến tháng Hai, năm 1942, với sức tấn công thần tốc của Nhật, được lệnh của TT Roosevelt, ông chuyển bộ chỉ huy qua Úc. Chính trong thời gian này, ông được chọn là Người Cha Của Năm 1942, một vinh dự ông hết sức hãnh diện.
Ông viết cho Ủy Ban Toàn Quốc Ngày Của Cha: “Tôi là người lính chuyên nghiệp và hãnh diện vì nghề này, nhưng tôi hãnh diện hơn, vô cùng hãnh diện hơn, được làm một người cha. Người lính tiêu diệt để xây dựng; người cha chỉ biết xây dựng, không bao giờ tiêu diệt cả. Một người có nhiều tiềm năng chết chóc; người kia hiện thân cho sáng tạo và sự sống. Và dù đạo quân chết chóc có hùng mạnh, các tiểu đoàn sự sống còn hùng mạnh hơn nhiều. Tôi hy vọng rằng khi tôi qua đi, con tôi sẽ nhớ tới tôi, không phải từ chiến trường mà từ mái ấm gia đình, nhắc đi nhắc lại với con lời cầu nguyện đơn sơ hàng ngày: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’”.
Cũng trong thời gian ở Úc với chức Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Đồng Minh tại Tây Nam Thái Bình Dương, Tướng MacArthur đã viết lời cầu nguyện bất hủ của ông cho đứa con trai duy nhất của mình:
"Lạy Chúa, xin gầy dựng cho con một đứa con trai mạnh mẽ đủ để biết khi nào nên yếu ớt và can đảm đủ để đối diện với chính mình khi sợ sệt; một đứa con trai biết tự hào và bất khuất trong thất bại trung thực, và khiêm tốn và dịu dàng trong chiến thắng.
"Xin gầy dựng cho con một đứa con trai mà ý muốn sẽ không thay thế việc làm; một đứa con trai biết Chúa và biết rằng biết mình là viên đá nền tảng của nhận thức.
"Con xin Chúa hướng dẫn cháu không đi theo con dường nhàn nhã và dễ chịu, nhưng là con đường cố gắng, nhiều khó khăn và thách thức. Ở đây, xin giúp cháu học cách đứng thẳng trong gió bão; ở đây xin giúp cháu học cách biết cảm thương những ai thất thế.
"Xin gầy dựng cho con một đứa con trai có trái tim trong sáng, có mục đích cao; một đứa con trai biết làm chủ bản thân mình trước khi tìm cách làm chủ người khác; một đứa con trai biết tiến sâu vào tương lai nhưng không bao giờ quên quá khứ.
"Và sau khi những điều trên đã là của cháu, con xin Chúa thêm cho cháu đủ tâm thức hài hước để cháu luôn nghiêm túc nhưng không bao giờ qúa coi trọng mình. Xin Chúa ban cho cháu lòng khiêm nhường để cháu luôn nhớ tính giản đơn của sự cao cả chân thực, tâm thức cởi mở của đức khôn ngoan thực sự, và tính yếu ớt của sức mạnh đích thực.
"Lúc ấy, Con, bố cháu, sẽ dám thầm thì rằng 'con đã không sống uổng công'”
Trở về Hoa Kỳ, ông được đề cử làm tổng giám thị trường võ bị West Point năm 1919, nhờ thế vẫn được giữ cấp bậc chuẩn tướng chứ không bị trở lại hàng thiếu tá thực thụ như phần đông người đồng thời. Ở đây ông đã thực hiện nhiều cải cách như việc tái lập học trình 4 năm cho các sinh viên sĩ quan.
Năm 1922, sau khi cưới Louise, một người thừa kế nhiều triệu đôla, đã có hai con, ông rời West Point lên đường qua Phi Luật Tân, nhậm chức chỉ huy Vùng Quân Sự Manila, tư lệnh Lữ Đoàn 23 Lục Quân thuộc Sư Đoàn Phi Luật Tân. Năm 1925, lúc 44 tuổi, ông được thăng thiếu tướng, trẻ nhất của Lục Quân. Liền sau đó, ông trở lại Hoa Kỳ. Năm 1927, hai vợ chồng ly thân.
MacArthur đa năng đến độ cùng năm đó, ông được đề cử làm chủ tịch uỷ ban thế vận Hoa Kỳ với nhiệm vụ chuẩn bị đoàn Hoa Kỳ cho Thế Vận Mùa Hè năm 1928 tại Amsterdam. Thành công rực rỡ tại thế vận này với 24 huy chương vàng, 17 kỷ lục thế vận và 7 kỷ lục thế giới, ông được lệnh trở lại chỉ huy Phân Bộ Phi Luật Tân. Năm 1929, Louise chính thức ly dị ông vì cho rằng ông “không có khả năng chu cấp”.
Năm 1930, ông được đề cử làm Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ. Trong tư cách này, ông đã khai triển kế hoạch động viên mới và đã ký thoả hiệp với hải quân để phân nhiệm giữa các ngành quân đội với nhau. Nhờ công trạng làm tham mưu trưởng, năm 1935 ông là người đầu tiên được huy chương Purple Hearts.
Cũng năm này, ông được TT Manuel Quezon của Phi Luật Tân yêu cầu giám sát việc thành lập lục quân Phi Luật Tân, với hàng thống chế. Đây là lần thứ năm ông phục vụ tại Viễn Đông. Ông mang theo Thiếu Tá D. Eisenhower đi cùng. Cùng đi có mẹ ông và Jean Marie Faircloth, một phụ nữ 37 tuổi chưa chồng, giao thiệp rộng, người ông sẽ kết hôn năm 1937. Từ người vợ này, ông có người con trai duy nhất là Arthur MacArthur IV, sinh năm 1938 tại Manila, sau khi ông chính thức rút lui khỏi lục quân.
Tuy nhiên, năm 1941, thời Thế Chiến II, TT Roosevelt gọi ông trở lại nhiệm vụ với lon thiếu tướng, làm tư lệnh Lực Lượng Quân Sự Hoa Kỳ tại Viễn Đông (USAFFE). Ngay ngày hôm sau, ông được thăng trung tướng, rồi đại tướng vào một tháng sau. Chính trong giai đoạn này xẩy ra cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng và lực lượng của ông tại Phi Luật Tân bị lần lượt tràn ngập. Manila bị bỏ ngỏ, đại quân rút về Bataan. Đến tháng Hai, năm 1942, với sức tấn công thần tốc của Nhật, được lệnh của TT Roosevelt, ông chuyển bộ chỉ huy qua Úc. Chính trong thời gian này, ông được chọn là Người Cha Của Năm 1942, một vinh dự ông hết sức hãnh diện.
Ông viết cho Ủy Ban Toàn Quốc Ngày Của Cha: “Tôi là người lính chuyên nghiệp và hãnh diện vì nghề này, nhưng tôi hãnh diện hơn, vô cùng hãnh diện hơn, được làm một người cha. Người lính tiêu diệt để xây dựng; người cha chỉ biết xây dựng, không bao giờ tiêu diệt cả. Một người có nhiều tiềm năng chết chóc; người kia hiện thân cho sáng tạo và sự sống. Và dù đạo quân chết chóc có hùng mạnh, các tiểu đoàn sự sống còn hùng mạnh hơn nhiều. Tôi hy vọng rằng khi tôi qua đi, con tôi sẽ nhớ tới tôi, không phải từ chiến trường mà từ mái ấm gia đình, nhắc đi nhắc lại với con lời cầu nguyện đơn sơ hàng ngày: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’”.
Cũng trong thời gian ở Úc với chức Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Đồng Minh tại Tây Nam Thái Bình Dương, Tướng MacArthur đã viết lời cầu nguyện bất hủ của ông cho đứa con trai duy nhất của mình:
"Lạy Chúa, xin gầy dựng cho con một đứa con trai mạnh mẽ đủ để biết khi nào nên yếu ớt và can đảm đủ để đối diện với chính mình khi sợ sệt; một đứa con trai biết tự hào và bất khuất trong thất bại trung thực, và khiêm tốn và dịu dàng trong chiến thắng.
"Xin gầy dựng cho con một đứa con trai mà ý muốn sẽ không thay thế việc làm; một đứa con trai biết Chúa và biết rằng biết mình là viên đá nền tảng của nhận thức.
"Con xin Chúa hướng dẫn cháu không đi theo con dường nhàn nhã và dễ chịu, nhưng là con đường cố gắng, nhiều khó khăn và thách thức. Ở đây, xin giúp cháu học cách đứng thẳng trong gió bão; ở đây xin giúp cháu học cách biết cảm thương những ai thất thế.
"Xin gầy dựng cho con một đứa con trai có trái tim trong sáng, có mục đích cao; một đứa con trai biết làm chủ bản thân mình trước khi tìm cách làm chủ người khác; một đứa con trai biết tiến sâu vào tương lai nhưng không bao giờ quên quá khứ.
"Và sau khi những điều trên đã là của cháu, con xin Chúa thêm cho cháu đủ tâm thức hài hước để cháu luôn nghiêm túc nhưng không bao giờ qúa coi trọng mình. Xin Chúa ban cho cháu lòng khiêm nhường để cháu luôn nhớ tính giản đơn của sự cao cả chân thực, tâm thức cởi mở của đức khôn ngoan thực sự, và tính yếu ớt của sức mạnh đích thực.
"Lúc ấy, Con, bố cháu, sẽ dám thầm thì rằng 'con đã không sống uổng công'”
Vũ Văn An10/27/2014(vietcatholic)
A Father’s Prayer from Gen. Douglas MacArthur
In June, 1942, General Douglas MacArthur was named National Father of the Year. The honor came just three months after he moved his family to the
Philippines to lead the U.S. Pacific campaign of World War II, a
level of honor and responsibility realized by few men. His
statement in receiving the award truly revealed his heart and
priorities.
“By profession I am a soldier and take pride in that fact. But I
am prouder — infinitely prouder — to be a father.
A soldier destroys in order to build; the father only builds, never
destroys. The one has the potentiality of death; the other embodies
creation and life.
And while the hordes of death are mighty, the battalions of life
are mightier still. It is my hope that my son, when I am gone, will
remember me not from the battle but in the home repeating with him
our simple daily prayer, ‘Our Father Who Art in Heaven.'”
In the early days of that war and campaign, MacArthur acknowledged
his dependence on a Heavenly Father when he composed “A Father’s Prayer”:
“Build me a son, O Lord, who will be strong enough to know when
he is weak, brave enough to face himself when he is afraid,
one who will be proud and unbending in honest defeat, and humble
and gentle in victory.
“Build me a son whose wishes will not take the place of deeds; a
son who will know Thee — and that to know himself is the foundation
stone of knowledge.
“Lead him, I pray, not in the path of ease and comfort, but under
the stress and spur of difficulties and challenge. Here let him
learn to stand up in the storm; here let him learn compassion for
those who fail …”
“Build me a son whose heart will be clear, whose goal will be high;
a son who will master himself before he seeks to master other men;
one who will reach into the future, yet never forget the past.
“And after all these things are his, add, I pray, enough of sense
of humor, so that he may always be serious, yet never take himself
too seriously.
“Give him humility, so that he may always remember the simplicity
of true greatness, the open mind of true wisdom, and the meekness
of true strength.
“Then, I, his father, will dare to whisper, ‘I have not lived in
vain.'”
What is your Father’s Prayer for your children? You’ll probably
never achieve the level of accomplishment of General Douglas
MacArthur, but when all is said and done, what will make you whisper “I have not lived in vain”?
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen