(Kính dâng hương hồn các chiến sĩ tình báo của VNCH bị thảm sát bởi
những tay sai của Việt Cộng núp dưới danh nghĩa các lãnh tụ đảng
phái chính trị và các lãnh tụ tôn giáo)
Từ sau năm 2005, nhất là sau khi ông Phạm Xuân Ẩn qua đời , mỗi năm
vào dịp 30 tháng 4, người ta lại đăng lại bài viết của ký giả Hoa
Kỳ viết về ông cùng một số bài viết của một số tác giả khác (người
Việt Nam và có lẽ là phía “bên thắng cuộc”). Những người viết về
ông Phạm Xuân Ẩn đã khéo tặng ông danh xưng “người điệp viên hoàn
hảo” và nêu bật thành tích của ông là đã cứu thoát bác sĩ Trần Kim
Tuyến – Trùm Mật Vụ của chế độ VNCH – vào lúc Sài Gòn đang trong
tình trạng “dầu sôi lửa bỏng” sắp sửa rơi vào vòng tay của bộ đội
Cộng Sản Bắc Việt. Những gì đã được viết ra trong quá khứ thì không
sai và cũng không có gì “cường điệu” so với sự thật ; nhưng đó chỉ
là hình ảnh của “hiện tượng” mà không phải là chi tiết của “bản
chất” trong mối liên hệ “kỳ quặc” của “điệp viên nhị trùng Phạm
Xuân Ẩn” với ông trùm mật vụ Trần Kim Tuyến !!!
Trực thăng Air America (CIA) đã bốc BS Trần Kim Tuyến ra
khỏi Saigon vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975
Cả 2 nhân vật Trần Kim Tuyến và Phạm Xuân Ẩn đều đã qua đời từ lâu,
nhưng bác sĩ Trần Kim Tuyến kỳ bí hơn ông Phạm Xuân Ẩn vì bác sĩ
Trần Kim Tuyến không để lại bất cứ chứng từ nào về cuộc tham gia
chính trị của cá nhân ông, cũng như chưa bao giờ có ký giả nào đến
“phỏng vấn” hay quay film về sự nghiệp của ông. Vì vậy tất cả những
sự kiện sắp sửa được nêu ra trong bài viết này đều là những “lý
đoán”, cho nên độc giả nào đòi hỏi người viết phải đưa ra những văn
bản hay hình ảnh để minh họa hay dẫn chứng các sự kiện đã nêu thì
người viết xin trả lời chung là “impossible”.
Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo VNCH, chức vụ chính thức của
bác sĩ Trần Kim Tuyến được bổ nhiệm là “Giám Đốc Sở Nghiên Cứu
Chính Trị”, tuy nhiên không ai biết lương bổng hay nghi vệ của bác
sĩ Tuyến như thế nào, lại càng không biết “trách nhiệm và phận sự”
của Sở Nghiên Cứu Chính Trị mà bác sĩ Trần Kim Tuyến là Giám Đốc.
Người ta cũng có thể dịch nhóm chữ MẬT VỤ sang tiếng Anh là SECRET
SERVICE (có nghĩa là dịch vụ bí mật), tuy nhiên theo thói quen sử
dụng của người Mỹ, Secret Service chỉ giới hạn trong việc “bảo vệ
các yếu nhân” của Hoa Kỳ. Trong khi đó, về phía người Việt, Mật Vụ
có nghĩa là Công An, Lính Kín, Cảnh Sát Đặc Biệt…Trong phạm vi rộng
rãi hơn, Mật Vụ cũng có thể là Phản Gián, Tình Báo Xâm Nhập, An
Ninh, Đặc Vụ…theo nhận xét của người viết : Sở Nghiên Cứu Chính Trị
là tiền thân của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo thời Đệ nhị Cộng
Hòa.
Tôi gọi bác sĩ Trần Kim Tuyến là nhân vật “Kỳ Bí ” bậc nhất của
VNCH vì những lý do sau đây :
1. Không ai biết rõ lý do nào bác sĩ Tuyến đã rời Sài Gòn từ 1962
để đi làm Tổng Lãnh Sự tại Cairo (Egypt).
2. Sau 1 tháng 11 năm 1963, cũng không ai biết bác sĩ Tuyến trở lại
Sài Gòn vào thời điểm nào.
3. Không thấy bác sĩ Tuyến tham chính hay trở lại làm việc trong
môi trường An Ninh -Tình Báo của VNCH.
4. Người ta đồn đoán là bác sĩ Tuyến làm việc “cho” CIA (dễ hiểu là
bác sĩ Tuyến không phải là tỉ phú nên phải cần có phương tiện tài
chánh để hoạt động) .
5.Việt Cộng có thói quen là bôi bác bêu xấu tất cả những “lãnh đạo
của VNCH” với những bài viết có văn phong của những tên viết mướn vô học và thiếu giáo dục, dù những kẻ viết mướn này đã thành danh hay chưa thành danh. Cứ
xem những tài liệu mà bọn đàn em của Lê Duẩn và Lê Đức Anh công
khai xuất bản để bêu riếu và hạ nhục Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thì
đủ tỏ bọn Việt Cộng sẽ hạ nhục các cấp lãnh đạo của Việt Nam Cộng
Hòa như thế nào. Tuy nhiên tôi không thấy bài viết nào đề cập đến
bác sĩ Tuyến, không phải bọn chúng sợ uy lực của ông (VNCH đã sụp
đổ thì uy lực bác sĩ Tuyến đâu có còn hiện hữu) mà là vì chúng
không có bất cứ tài liệu về ông – dù là những tài liệu của Sở
Nghiên Cứu Chính Trị hay của báo chí đề cập đến những thất bại hay
thành công của ông !!!
6. Bác Sĩ Tuyến vẫn ở Sài Gòn hoạt động Tình Báo, đã tiếp xúc một
cách giới hạn với một số ít nhân vật có ảnh hưởng lớn về mặt quân
sự và chính trị, nhưng khi ông rời Sài Gòn vào ngày 29 tháng 4 năm
1975, phía bên Việt Cộng bị “chấn động”. Cũng không ai hiểu tại sao
bác sĩ Tuyến lại chọn Anh Quốc (mà không phải là Hoa Kỳ) là nơi cư
trú tỵ nạn, và rồi ông sinh sống ra sao cho đến ngày lìa đời khoảng
1999 - 2000 (nghĩa là gần 25 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975).
Người viết không có tham vọng viết lịch sử hay bình luận về thân
thế và sự nghiệp của bác sĩ Trần Kim Tuyến, do đó trong tầm giới
hạn của trí nhớ, tôi cố gắng phác họa những dữ kiện rời rạc xuất xứ
từ nhiều nguồn gốc khác nhau để độc giả có thể mường tượng ra được
những chiến công của chiến sĩ điệp báo Trần Kim Tuyến trong công
cuộc đấu tranh gìn giữ sự sống còn của phần đất của người quốc gia
trước sự xâm lăng bỉ ổi, trắng trợn và tàn nhẫn của bọn Việt Cộng
(được sự yểm trợ toàn diện của Đế Quốc Cộng Sản).
Năm 1959, tại Sài Gòn, học giả Hoàng Văn Chí đã xuất bản quyển sách
với tựa đề Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc. Năm 1986, nhà báo Từ
Nguyên phỏng vấn cụ Hoàng Văn Chí (bài phỏng vấn này được in trong
tập san Tự Do số 50, đề ngày 16 tháng 11 năm 1986 và phát hành tại
Bỉ - Belgium ), trích đoạn :…Tôi làm việc một mình. Tôi liên lạc được với một Ủy Viên trong Ủy
Ban Kiểm Soát Đình Chiến. Họ đi Hà Nội như đi chợ. Mỗi tuần họ cắp
về Sài Gòn cho tôi tất cả báo chí xuất bản ở Hà Nội…” – Hết trích.
Thực ra, cụ Hoàng Văn Chí chỉ nói một phần sự thật, toàn vẹn của sự
thật như sau :
1/ Mạng lưới thu thập thông tin tình báo của Sở Nghiên Cứu Chính
Trị do bác sĩ Trần Kim Tuyến lãnh đạo đã thu thập tất cả những báo
chí xuất bản ở Hà Nội.
2/ Ủy Viên trong Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến là Ấn Độ (có một số
nhân viên làm việc cho Tình Báo Hải Ngoại của Anh Quốc) – vì vậy họ
đi Sài Gòn ra Hà Nội như đi chợ, nhân viên người Ấn Độ chỉ là người
chuyển hàng chứ không phải là người đi thu thập sách báo in tại Hà
Nội (người Ấn Độ không đọc được tiếng Việt).
3/ Người chuyển các sách báo in tại Hà Nội không giao hàng tại
Sài Gòn mà giao hàng tại Rangoon (thủ đô Miến Diện ) khi những
người Ấn quá cảnh tại Rangoon trước khi máy bay đáp xuống New
Dehli. Nhân viên của Sở Nghiên Cứu Chính Trị làm việc trong Tòa Đại
Sứ VNCH tại Rangoon mới chuyển hàng từ Rangoon trở lại Sài Gòn. Nói
như cụ Hoàng Văn Chí, hàng giao tại Sài Gòn làm sao tránh được
những con mắt dòm ngó của Việt Cộng nằm vùng?
3 điểm mà tôi vừa nêu trên chứng tỏ bác sĩ Trần Kim Tuyến
đã làm việc với Tình Báo Hải Ngoại của Anh Quốc từ 1955 :
chúng ta nhớ lại rằng đích thân Tổng Thống Eisenhower bổ
nhiệm Đại Tá Landsdale cầm đầu phái đoàn Tình Báo của Hoa
Kỳ đi Sài Gòn vào năm 1953 để dọn đường cho một chính quyền
được Mỹ “bảo trợ” nhằm thay thế chính quyền do người Pháp đã và
đang “khuynh đảo” chính quyền miền Nam. Ông Landsdale không có
tiếp xúc với chính giới miền Bắc và không đặt cơ sở hoạt động của
CIA tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Khi Thủ Tướng Ngô
Đình Diệm lên nắm chính quyền ngày 25 tháng 6 năm 1954 thì giải
pháp chia cắt đất nước đã được bàn tán vì chiến trường Điện Biên
Phủ sắp đến hồi kết thúc với sự thắng lợi nghiêng về phía Việt
Cộng. Rồi Hiệp Định Đình Chiến giữa Pháp và Việt Minh được ký kết
tại Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 với 300 ngày giao thời để nhân
dân miền Bắc có quyền lựa chọn “đi vào Nam” hay “ở lại miền
Bắc”. Đây chính là khoảng thời gian mà bác sĩ Trần Kim Tuyến cộng tác với
Sở Tình Báo Hải Ngoại Anh Quốc để thiết lập “mạng lưới tình báo”
nhằm dò la tin tức của Bắc Việt.
Ngay sau khi liên danh John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson đắc cử,
các chính khách của Hoa Kỳ (bao gồm cả 2 đảng Cộng Hòa và đảng Dân
Chủ) đến Sài Gòn đàm đạo với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, kín đáo đưa
đề nghị Hoa Kỳ đem quân đội trực tiếp chiến đấu tại Việt Nam. Mọi
người đều biết là Tổng Thống Ngô Đình Diệm thẳng thừng bác bỏ lời
đề nghị này. Tình Báo Hải Ngoại của Anh Quốc biết rõ mục tiêu của
Hoa Kỳ là dùng quân lực Hoa Kỳ để tiêu diệt tiềm năng chiến tranh
của Bắc Việt và cũng biết rõ là Tổng Thống Diệm không cho quân đội
Hoa kỳ vào Việt Nam cho nên Hoa Kỳ chắc chắn “đốn bỏ” chướng ngại
vật là anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Vì
không có thế lực nào cản trở được ý định của Hoa Kỳ, nên Cơ Quan
Tình Báo Hải Ngoại của Anh Quốc khuyến cáo bác sĩ Tuyến nên “lánh
mặt” khỏi Việt Nam vì nếu ở lại Sài Gòn, ở vào vị thế thân cận của
ông, chắc chắn bác sĩ Tuyến sẽ bị giết. Đó là lý do, bác sĩ
Trần Kim Tuyến xin đi làm Tổng Lãnh Sự tại Cairo và rời Sài Gòn từ
1962 (trước ngày 1 tháng 11 năm 1963 cả hơn một năm trời ).
Sau khi Trung Tướng Nguyễn Khánh mở cuộc “chỉnh lý” vào ngày 31
tháng giêng năm 1964 để đảo chính Tướng Dương Văn Minh, bác sĩ Trần
Kim Tuyến trớ lại Sài Gòn và làm việc cho Tình Báo Hải Ngoại của
Anh Quốc. Đành rằng vì sự quen biết trước, nên bác sĩ Tuyến làm
việc cho Cơ Quan Tình Báo Hải Ngoại của Anh, nhưng bác sĩ Tuyến
không làm việc cho CIA vì nguyên nhân thầm kín sau đây :
A. Làm việc với CIA thì phải trung thành với CIA, phải tuân thủ
những kỷ luật của chef CIA tại Sài Gòn, trong khi làm việc cho Cơ
Quan Tình Báo Anh Quốc – dĩ nhiên phải “trung thành” , nhưng bác sĩ
Tuyến được toàn quyền hành động – không chịu sự điều động cai quản
của chef nào cả (vì Cơ Quan Tình Báo Hải Ngoại của Anh Quốc chỉ lấy
tin tức chứ không nhúng tay vào các hoạt động chính trị của chính
quyền Sài Gòn).
B. Bác sĩ Trần Kim Tuyến muốn bảo vệ mạng lưới thâu nhận tin tức
của riêng ông đã gầy dựng từ 1955 ở ngoài Bắc. Họ là những chiến sĩ
chống Cộng thật sự, nên họ trung thành với cá nhân của ông. Nếu bác
sĩ Tuyến làm việc cho CIA, mạng sống của các chiến sĩ tình báo này
(kể cả thân nhân trong gia đình ) có thể bị lâm nguy vì CIA có thể “bán” họ hầu đánh đổi lấy tù binh Mỹ đang bị giam tại Hỏa Lò Hà Nội !!!
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen