Dienstag, 26. September 2017

NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG

Nguyên Lạc  
 Như chúng ta đã biết trong sử Việt: Tô Định  (nhà Đông Hán) sang xâm lấn Việt Nam; đụng phải sự khôn ngoan, kiên cường  của hai bà: Trưng Trắc, Trưng Nhị; hắn phải bỏ của chạy lấy người, chui vào ống đồng trốn thoát , vọt về lại Phương Bắc.
Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng căm thù.
Tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi, thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm Luy Lâu. Tô Định phải chui trụ đồng trốn chạy về Trung Quốc. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam.  Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).

***
Cẩn báo: Bài này với chủ đích giải mã những khuất lấp, khuyến khích THOÁT TRUNG, (không có vấn đề kỳ thị: BÀI TRUNG). Xin các bạn thẩm định cho kỹ. Nguyên Lạc tôi xin phủ nhận những gì ngoài ch ý của mình.  Những chi tiết trong Thủy Hư có hư cấu một vài điều để dẫn dụ đến chủ ý, nên xin miễn cho tính chính xác. Còn về Hai Bà Trưng và Mã Viện là sử liệu.Trân trọng!

Lời nói đầu: Do thiếu sự hướng dẫn, sự khan hiếm sách đọc, sự thao túng thị trường sách vở của các Hoa thương (thời Pháp thuộc),  sách truyện đến tay người nông dân, người lao động… ở các làng xa xôi lúc xưa thường là những loại giả dối, nhằm phục vụ cho giấc mộng Đại Hán. Buồn thay, người dân Việt không thuộc sử Việt, mà lại nằm lòng sử Tàu. Nào là Thuyết Đường, Tiết Nhơn Quý Chinh Đông, Tiết Đinh San Chính Tây .v.v… , trong khi Hai Bà Trưng  Nguyễn Trãi, Lý Thuờng Kiệt, Trần Hưng Đạo, Đặng Dung v.v…, những anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước thì họ không biết là ai!
Ví dụ như trong truyện Tiết Nhơn Quý Chinh Đông: Đây thật ra chỉ là cuộc xâm lăng Cao Ly (Hàn Quốc), trong đó họ đề cao tên xâm lược Tiết Nhơn Quý , mạt sát anh hùng dân tộc Cao Ly –  Cáp Tô Văn.  Họ cũng đã mạt sát nhiều người anh hùng Việt Nam chúng ta (Ví dụ bộ sử Minh Thực Lục). Những nhận thức bị khuất lấp đó truyền lại cho con cháu chúng ta sau nầy. Làm sao Thoát Trung được nếu không giải mã  những điều khuất lấp đó?! Bài này viết ra với mục đích giải mã những khuất lấp.(1)
Đây là phần II của bài VÕ TÒNG ĐẢ CẨU (*)
NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG

Trước khi phân tích về những khuất lấp liên quan đến vĩ nhân HAI BÀ TRƯNG và nhân vật MÃ VIỆN, xin mời các bạn đọc những dòng này của Giáo sư Bill Jenner  (Đại học Quốc gia Australia) phê phán về truyện Thủy Hử ở phần I:
“Tình trạng chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy? Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em[1] kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả…
… Khi phân tích kỹ thì sẽ phát hiện thấy Thủy Hử thiếu tình cảm chính nghĩa. Các anh hùng hảo hán trong sách chỉ lo báo thù riêng tư; họ quan tâm nhiều hơn đến sự thừa nhận họ là hảo hán và họ coi trọng nghĩa khí của hảo hán. Song loại nghĩa khí ấy không chú trọng cái nghĩa của chuẩn tắc đạo đức, không phải là chính nghĩa. Hãy xem Võ Tòng. Anh ta bị tù vì giết chị dâu Phan Kim Hoa. Người gác ngục đối xử tốt với Võ Tòng, muốn anh ta giúp đối phó với Tưởng Môn Thần. Võ Tòng biết rõ hai bên đối lập ấy đều chẳng phải người tốt, song điều đó không ngăn cản Võ Tòng say rượu đánh Tưởng Môn Thần. Việc Võ Tòng đã làm trên thực tế là phục vụ cho bọn xã hội đen, chứ không liên quan gì tới lợi ích của dân chúng”
(Giáo sư Bill Jenner – Đại học Quốc gia Australia) (2)
Giờ mới các bạn tìm hiểu về vĩ nhân HAI BÀ TRƯNG

                        VĨ NHÂN HAI BÀ TRƯNG
Như chúng ta đã biết trong sử Việt: Tô Định  (nhà Đông Hán) sang xâm lấn Việt Nam; đụng phải sự khôn ngoan, kiên cường  của hai bà: Trưng Trắc, Trưng Nhị; hắn phải bỏ của chạy lấy người, chui vào ống đồng trốn thoát , vọt về lại Phương Bắc.
Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng căm thù.
Tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi, thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm Luy Lâu. Tô Định phải chui trụ đồng trốn chạy về Trung Quốc. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam.  Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).
Hai Bà đuổi xâm lăng, dành độc lập dân tộc trong 3 năm {40 – 43) Hai Bà Trưng cầm quân khí thế đến nỗi Nhà Hán đă thống nhất nước Tàu , thâu tóm nước Ngô Sở, sau thâu tóm các giòng Việt thuộc Việt Câu Tiển, trừ đất Lĩnh Nam của dân Lạc đă có văn hóa riêng. Hai Bà đánh đau và dữ dội đến nỗi mà các tỉnh lân cận đều sợ. Vua Hán phải điều Mă Viện và các tưởng dạn dày chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc, lính chính quy, lực lượng tống trừ bị mang quân qua đàn áp.  Mã viện phải gần ba năm (40 – 43) chuẩn bị, huấn luyện đánh phổi hợp thủy bộ với đạo quân nữ giới này.
Không những thế mà họ huy động đạo quân đông đảo và đã để lại đất Lĩnh Nam 20 ngàn dân công đầu trộm đuôi cướp. Cứ trung bình một dân công phục vụ cho 10 người lính. Tính ra thì đạo quân này ít nhất trên dưới 20 vạn quân (hai trăm ngàn). Đông hơn dân Lạc thuở ấy.
Hai nữ Anh hùng đang đánh với quân chủ lực của một nước Tàu xem như Đại Cường trên thế giới, bên cạnh dế quốc La Mã (Roma). Hai Bà thua trận vì tiềm lực quốc gia ta nhỏ bé quá, trong khi Tàu quyết tâm huy động toàn lực lượng dân tộc Hán.
Mã Viện anh hùng chỗ nào? Anh hùng là hai Bà đấy, dám lấy sức “châu chấu đá  voi”.

            NHỮNG KHUẤT LẤP  LIÊN QUAN ĐẾN MÃ VIỆN.
Năm 1838 Vua Mình Mạng đi tuần du, cùng đoàn “trí thức “nhà Nguyễn, đã ở lại Hội An và khen tặng các chùa Tàu là Vật báu quốc gia? Hội An là nơi duy nhất của đất nước mà chùa Tàu dày đặc. Nơi  chùa  Tàu có bài minh ngợi ca Mã Viện (trong bài minh không nêu đích danh Mã Viện nhưng ca tụng công đức của Phục Ba tưởng quân, kẻ đã dựng cây trụ đồng ở đất nước ta). Phục Ba tướng quân chính là Mã Viện, kẻ đã bức chết Hai Bà Trưng.
Vậy là Chùa thờ Mã Viện (Phục Ba Tướng Quân hay Mã Phục Ba) được báo kê bởi chính vị vua  thời Nguyễn Gia Long. Thế nên Lê Ngộ Cát mới viết Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (tác phẩm trường thi, sử thi, diễn đạt Việt Sử bằng thơ Lục Bát, từ đời Hồng Bàng đến cuối đời Tây Sơn.) ngợi ca Mà Viện đánh giá thấp Hai Bà Trưng. Trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca có 22 câu thơ nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng  (Bà Trưng quê ở Châu Phong…)  Câu thứ 16:  “Nữ nhi sánh với anh hùng được sao?”
Trong câu này, có 2 danh từ chung kép :  “Nữ nhi” và “Anh hùng”. Điều chắc chắn rằng người đọc ai cũng hiểu:  “Nữ nhi” chỉ HAI BÀ TRƯNG, còn  “Anh hùng” chỉ viên tướng Tàu tên MÃ VIỆN.
Mã Viện anh hùng chỗ nào?
Nguyễn Du viết 250 bài thơ chữ Hán. Bài Mă Viện với độ mĩa mai rất thâm:
Câu 1:  Mã Viện làm trò khỉ cho Vua Hán, xin xung phong đi đánh nước Lạc Việt:

Sáu mươi còn sức ngựa phi
Trên ngai vua Hán cười khì. Còn ngon !

Qua bài thơ Quỷ Môn Quan,  NGUYỄN DU mĩa:

Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt,
Kỳ công hà thủ Hán tướng quân.*

Bên đường gió lạnh luồng xương trắng,
Hán tướng công gì kể bấy nay?  (Quách Tấn dịch)
………………………………
*Hán tướng quân:
Chỉ Mã Viện. Mã Viện đem quân đánh hai bà Trưng, tuy đắc thắng nhưng quân lính chết dọc đường không biết bao nhiêu. Như thế có gì là chiến công đắng khen ngợi. Cũng có ý nói: kỳ công của tướng quân nhà Hán không có chi hơn là “đống xương trong gió lạnh bên đường”.
Quỷ Môn Quan ở phía Nam xã Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, địa thế hiểm trở, có núi hình như đầu quỷ mà mệnh danh là Quỉ Môn quan. Cổ thi có câu: “Quỷ Môn Quan! Quỷ Môn Quan! / Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn”. Người Việt đi sứ Trung Quốc có câu: “Rạng ngày đến Quỷ Môn Quan /  Tiếng xưa thập khứ nhất hoàn là đây.”
Tượng Mă Viện xây mặt về phương Nam, nơi ông khi vơ vết đã chở xe Ý dĩ (thuốc quý của dân tộc VN ta)  đem về tư dinh dấu vua Hán. Vua Hán giận ông già vợ (Mã viện dâng con gái làm bé vua Hán để hưởng lợi) Vua Hán giận vì tranh ăn hột châu báu Giao châu mà không nộp, cấm Mă Viện khi chết không được chôn nơi hoàng thành !
………………………………

Suy gẫm bài Quỷ Môn Quan của NGUYỄN DU,  ta thấy Cụ xem Mã Viện là tên tướng giặc nhà Hán, không là Anh Hùng như ông Lê Ngô Cát gọi. Có chăng, anh hùng chỉ ở nước Tàu của hắn mà thôi.
Tiếc thay, bài thơ Lịch Sử hay và rất phổ biến mà dùng từ không chuẩn, đã làm giảm giá trị bài thơ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi trẻ sau này! Lỗi tại ai ?
Thiển nghĩ, với những tên ngoại nhân đã xâm lăng nước ta, hoặc ý đồ xâm lăng nước ta, chúng ta không thể xưng tụng chúng là anh hùng; mà là những tên giặc, ngoại tặc như Mã Viện, Tô Định, Trương Phụ, Tôn Sĩ Nghị, Đặng Tiểu Bình   v.v.. (2)

                                    LỜI KẾT
Tới đây, Nguyên Lạc tôi đã giải mã xong câu chuyện khuất lấp về nhân vật lỗ mãng, hung hăng, khát máu Võ Tòng (Phần I), cùng chuyện khuất lấp giữa vĩ nhân HAI BÀ TRƯNG với tướng Hán Mã Viện -người đã dựng trụ đồng tại biên giới. (Phần II)
Đồng trụ cận năng khi Việt nữ
(Đồng trụ biên cương lòe gái Việt)
[GIÁP THÀNH MÃ PHỤC BA MIẾU – Nguyễn Du](3)

Đừng tin hoàn toàn những gì họ (Đại Hán) nói và viết (Ví dụ bộ sử Minh Thực Lục chuyên viết xấu các anh hùng VN). Hãy suy nghĩ cẩn trọng, chỉ giữ cái hay và loại cái dở, cái không hợp với VN ta. Không phải cái gì cũng răm rắp làm theo. Hãy học rõ Sử Việt Nam  để trân trọng công ơn giữ và dựng nước của các anh hùng dân tộc. Văn Học Việt Nam ta  có rất nhiều áng văn thơ bất hủ, như Nguyễn Du, Cao Bá Quát .v.v..
Các bạn có thấy Nhật (Japan), Hàn Quốc (Korea)? Họ đã THOÁT TRUNG và trở thành ÔNG CHỦ của công nhân Trung Quốc hiện nay. Còn Việt Nam ta thì sao?

Nguyên Lạc    2017
————————————————————————————————————
Nguồn tham khảo: Thơ chữ Hán Nguyễn Du,Truyện Thủy Hử, Truyện Cười Nhân gian, Đại Việt sử ký toàn thư, Laiquangnam, TS Phạm Trọng Chánh, Nguyễn Minh Thanh, Facebook.
Ghi chú:
(*) VO TONG Phan I:
https://khoahocnet.com/2017/03/21/nguyen-lac-vo-tong-da-cau/
https://banvannghe.com/a8220/vo-tong-da-cau-nguyen-lac
————————–
(1) HÃY XEM SẢN PHẨM CỦA BỘ GIÁO DỤC VN: Không biết Bộ Trưởng Bộ giáo dục VN sẽ nghĩ gì sao khi xem video này (Lịch Sử Việt)
http://hellonests.blogspot.com/2017/03/hay-xem-san-pham-cua-bo-giao-duc.html?m=1
(2) Giáo sư Bill Jenner
https://nghiathuc.wordpress.com/2017/09/18/tieu-thuyet-thuy-hu-trong-mat-mot-hoc-gia-phuong-tay/
(3) Tài liệu Huỳnh Tâm – Á Châu Thời Báo
http://achauthoibaonews.com/blog/?p=14261
(4) Nguyễn Minh Thanh:
http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=14588
(5) Laiquangnam:
http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/tamtinhnhanngaycuacha.htm
http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/trang_laiquangnam.htm
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen