Sau khi quét sạch Cộng quân khỏi Thành Phố chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng nằm khuất lấp dưới những tấm ván gỗ và những cỏ cây xác xơ vì bom đạn,.
Các Binh sĩ áp sát đến miệng hầm, họ nghe vài ba tiếng động sột soạt nhỏ phát ra từ bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Vì tưởng nhầm đây là hầm trú ẩn của Việt Cộng, các chiến sĩ Biệt Cách Dù hét lên cạnh miệng hầm:
Các Binh sĩ áp sát đến miệng hầm, họ nghe vài ba tiếng động sột soạt nhỏ phát ra từ bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Vì tưởng nhầm đây là hầm trú ẩn của Việt Cộng, các chiến sĩ Biệt Cách Dù hét lên cạnh miệng hầm:
“Chui ra ngay!!. đầu hàng ngay!!, nếu không tôi tung lựu đạn vào,
chết cả đám bây giờ…”
– Khoan, khoan, dừng tay. Coi chừng bắn lầm vào dân!!!
Tiếng nói của Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ thị từ xa vọng lại.
Tiếng nói của Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ thị từ xa vọng lại.
Tất cả khi nghe được lệnh của vị chỉ huy trưởng đều ngừng tay chờ đợi. Trung Tá Huấn bước lại gần miệng hầm và nói to:
“Chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hoà, ai trốn trong hầm thì chui ra
mau.”
Câu nói được lập lại lần thứ hai, thì có tiếng khóc thút thít the
thé bên trong hầm vọng ra.
– Ra đi, chui ra mau đi, không sao đâu.
Đó là những lời thúc dục của những chiến sĩ Biệt Cách Dù, đang chờ
sẵn trên miệng hầm. Tiếng động bên trong rõ dần, những ánh mắt long lanh của những người chiến binh Biệt Cách Dù chùng xuống, khi thấy lần lần xuất hiện hai em bé gái khoảng 8 và 9 tuổi, đang bò lê lết tấm thân tiều tuỵ, áo quần rách nát, thân còn da bọc lấy xương, sau nhiều ngày đói khát,
chậm rãi bò ra khỏi hầm.
– Trời ơi!!! Ba má các em đâu? Sao lại như thế này? Còn ai trong đó
không? Trung Tá Huấn hỏi ?
Hai em bé mặt mũi lem luốc, mắt mờ đẫm lệ, thân mình khô đét, nhìn hai bé chẳng khác gì hai bộ xương biết đi, chỉ biết lắc đầu, chứ không thốt lên được thành lời vì kiệt sức, thật quá đổi thương tâm, đau lòng, không chiến sĩ nào có thể cầm được nước mắt. Sau những câu hỏi dịu dàng đầy tình thương của vị chỉ huy 81 Biệt Cách Dù. Trung Tá Chỉ Huy Trưởng đã mang hai bé về Bộ Chỉ Huy Hành Quân và giao cho Ban Quân Y của Bác Sĩ Nguyễn Thành Châu khám nghiệm, chữa trị, chăm sóc cho đến khi hai bé tạm bình phục và hai
bé đã kể lại mọi sự việc như sau: Em lớn tên Hà Thị Nở (9 tuổi), em nhỏ tên Hà Thị Loan ( 8 tuổi), cha là Trung Sĩ Nhất Hà Trung Hiến (Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long), Khi Việt Cộng tấn công, pháo kích vào An Lộc, mẹ cháu cõng em trai 4 tuổi trên lưng, còn hai tay thì dìu hai đứa con gái chạy loạn dưới làn mưa pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Chạy từ khu nhà dân, ở chân đồi Đồng Long, giữa đường mẹ cháu bị trúng đạn pháo chết ngay tại chổ, em trai bị thương nặng ở chân, 2 cháu kêu khóc tuyệt vọng bên xác mẹ hồi lâu, phải ngậm ngùi quẹt lau nước
mắt, gỡ rời tay em trai vẫn còn quàng ngang qua cổ mẹ, mình mẩy đã đầm đề máu tươi, hai chị em thay phiên nhau cõng em trai mình, từ từ lê lết tìm gặp 1 cái hang, và chui vào đó tránh đạn pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt.Trong đêm hôm đó Em trai cháu chết, qúa khó khăn để chôn cất, nên chúng cháu để xác Em trai nằm bên cạnh, thân xác của em cháu sau hai ba ngày sình thối, mùi thối xông lên thật là khó ngửi, hai em phải thò đầu ra ngoài miệng hang để thở cầm hơi, chỉ dám ló ra ngoài miệng hang vào lúc ban đêm, Chúng cháu trốn ở đó suốt hơn hai tháng,lúc đầu may nhờ có một số cơm gạo sấy của ai bỏ lại đã ăn dần, về sau ăn sống luôn mấy con gà con lạc mẹ đang trốn
chung trong hầm. Cạn kiệt lương thực, đói qúa ban đêm khi không còn nghe tiếng đạn pháo kích, thì mò ra khỏi hầm để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày, còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng. May nhờ đến ngày hôm nay được các bác tìm thấy mà cứu sống các cháu.
chung trong hầm. Cạn kiệt lương thực, đói qúa ban đêm khi không còn nghe tiếng đạn pháo kích, thì mò ra khỏi hầm để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày, còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng. May nhờ đến ngày hôm nay được các bác tìm thấy mà cứu sống các cháu.
Trong năm 1973, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã đưa hai Cháu Loan và Nở lên Đài Truyền Hình Sài Gòn, để kể lại bao nổi gian khổ, đói khát hãi hùng, kinh hoàng trong hơn hai tháng ẩn trốn ở An Lộc. Đến năm 1974, hai Cháu đã được một người Mỹ nhận làm con nuôi, và hiện nay đang định cư tại
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ..
Ôi chiến tranh! Chiến tranh tàn khốc mà người Cộng Sản đã mang đến
cho dân tộc Việt Nam như thế đó.
Nguồn: ChinhnghiaVietNamCongHoa
|
Biệt Cách vào An Lộc Đội pháo trên đầu như đội mưa
Hổ Xám vào An Lộc Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Trong tiếng đạn reo mù khói
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu như đọc thơ " Hổ Xám vào An Lộc Biệt Cách Dù Vị
Quốc Vong Thân
Biệt Cách vào An Lộc An Lộc
Địa Sử Lưu ChiếnTtích
Anh theo quân vào nơi lửa khói
Hét tiếng xung phong trời cũng vỡ
Mà tưởng em đang rót chén mời .
Bóng địch chập chùng
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Phước Long lưu chiến tích
Anh trúng đạn giữa rừng hoang
Mãnh hổ nan địch quần hồ
Anh thối binh về mà thấy oan .
Vẫn nhớ về An Lộc Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Còn đó trời An Lộc
Đến phút cuối cùng anh vẫn nhớ
Nhớ dáng em xưa là cô giáo
Thấp thoáng trinh nguyên đôi tà áo
Tiếng hát em trong như tiếng oanh .
" Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi "
"Biệt Cách Lưu Danh, Biệt Cách Đời"
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen