Thành phố Vladivostok, Liên Bang Nga,
tka23 post
Cách thủ đô Moscow hơn 6.000km, nằm ở vị trí giữa Trung
cộng, Nhật Bản và Hàn Quốc, nó là cửa ngõ lý tưởng giúp Nga bước
chân vào khu vực rộng lớn và giàu có bậc nhất Châu Á.
Hai lần thay đổi
Từ thời xa xưa, lãnh thổ của Vladivostok thuộc quốc gia Bo-khai (năm 698 - 926), bắt đầu từ thế kỷ thứ 10 thuộc bộ tộc Kidan, Mông Cổ, sau đó là bộ tộc người Mãn Châu, Trung hoa. Vào thế kỷ
thứ 13, trên lãnh thổ của vùng Primorsky đã xuất hiện một vài thành
phố nhưng bị phá huỷ bởi quân đội Mông Cổ (năm 1233).
Trong hàng trăm năm kế tiếp, vùng đất này là nơi giao tranh giữa người Mông Cổ và Mãn Châu, nó đã bị chìm vào quên lãng cho đến hậu bán thế kỷ 19.
Sau khi Nga ký hiệp ước về Vùng lãnh thổ và thương mại với Trung
hoa vào năm 1858, Vladivostok đã chính thức dưới sự quản trị
của điện Kremlin.
Trong suốt gần 160 năm lịch sử của mình, Vladivostok đã chuyển đổi từ một trung tâm thương mại tầm cỡ quốc
tế dưới thời Sa hoàng thành một căn cứ quân sự bí mật bậc nhất thế
giới thời Liên Xô. Ngày nay, Vladivostok nồng cốt của điện Kremlin trong chiến lược vươn mạnh mẽ ra Thái Bình
Dương.
Việc xây dựng thành phố đã bắt đầu từ ngay hậubán thế kỷ 19,
mặc dù nằm cách xa thủ đô thời bấy giờ hàng ngàn dặm. Nga hoàng đã
cho thấy khao khát mở rộng hơn nữa đế chế Âu – Á rộng lớn của mình
khi đặt tên thành phố là Vladivostok, trong tiếng Nga có nghĩa là “người cai trị phương Đông”.
Ngay sau khi thành lập, người đứng đầu đế chế Nga đã khẳng định
thành phố sẽ trở thành thành trì quan trọng nhất trấn
giữ phía Đông
đất nước và giám sát vịnh Amur.
Trong suốt phần còn lại của thế kỷ 19, ngoài nhờ tầm quan trọng về
địa lý, Vladivostok còn được biết đến như một điểm dừng chân nổi
tiếng với giới thương gia nhờ sự cởi mở của mình.
Các thương gia tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung cộng và cả Mỹ
đã đi ngàn dặm tới đây để buôn bán kim cương, vàng bạc và nhiều vật
phẩm quý giá. Nhà văn nổi tiếng người Nga Anton Chekhov khi tới
thăm thành phố Viễn Đông vào năm 1890 từng nhận định rằng
Vladivostok là “thành phố châu Âu” sầm uất nhất “châu Á”.
Sau chiến tranh Nga – Nhật năm 1904, Vladivostok nhanh chóng biến
thành căn cứ hải quân mạnh mẽ nhất của Hoàng gia Nga trên Thái Bình
Dương. Tới thế chiến thứ 20, thành phố được xây dựng để trở thành
pháo đài vững chắc của Hồng quân Liên Xô chống lại quân đội phát
xít. Vào năm 1948, Liên Xô đã quyết định quân sự hoá thành phố, đưa
trung tâm khu vực Viễn Đông của nước Nga thành căn cứ bí mật và bố
trí hàng loạt vũ khí tối tân. 10 năm sau, Vladivostok chính thức được tuyên bố trở thành “thành
phố cấm” với người nước ngoài và cả người Liên Xô nếu không được
cấp phép.
Tới năm 1992, gần một năm sau khi Liên Xô tan rã, Vladivostok một
lần nữa lại được mở cửa cho tất cả du khách tới từ Nga và quốc tế.
Sau gần 2 thập kỷ, Vladivostok ngày nay, với sự đầu tư chiến lược
đã trở thành thành phố cởi mở và tự do bậc nhất nước Nga và được đánh
giá là một trong những vùng đất năng động nhất thế giới.
Cửa ngõ vào châu Á của nước Nga?
Nhận thấy vị trí chiến lược của Vladivostok, trong nhiều năm qua,
Kremlin đã không ngừng đầu tư cho thành phố Viễn Đông với kì vọng
biến nó trở thành “cánh cửa thần kỳ” đưa Nga đến với những nhà đầu
tư Châu Á giàu có và quyền lực.
Với mục đích đó, tháng 7-2015, Putin đã ký đạo luật thành lập
"cảng tự do" tại Vladivostok, cửa ngõ kết nối Nga với Thái Bình
Dương - bước đi lớn trong khi chuyển sang trục châu Á của Moscow. Theo đạo luật này, Nga đã cắt giảm hàng loạt thủ tục giấy tờ và đặt
ra các quy định rườm rà để bảo vệ nhà đầu tư tại thành phố.
Trước đó, vào năm 2012, với mong muốn giới thiệu hình ảnh mạnh mẽ
về một cường quốc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Moscow từng bỏ ra 20 tỷ USD để đầu tư cải tạo Vladivostok cho hội
nghị thượng đỉnh APEC. Hai cây cầu dây văng khổng lồ đã được xây dựng để nối liền các hòn
đảo lớn của thành phố lại. Một trong số đó đã trở thành cây cầu dây
văng vượt biển lớn nhất thế giới trước khi nhường vị trí cho một
cây cầu khác tại Trung cộng .
Đây được coi là chương trình xây dựng lớn nhất của nước Nga sau khi
Liên Xô sụp đổ. Và bằng cách tỏ rõ sự quan tâm đến vùng Viễn Đông
rộng lớn, nước Nga dường như muốn nhắm tới hai mục đích chiến lược: Trước tiên là để giữ vững chắc vùng biên giới phía Đông và thứ hai
chính là nhằm phát triển hợp tác kinh tế với các nước Châu Á láng
giềng.
Tới tháng 12-2015, Putin lại một lần nữa chứng tỏ sự quan tâm
đặc biệt của mình với Vladivostok khi tuyên bố trước Quốc hội rằng
việc phát triển vùng Viễn Đông là “trọng tâm quốc gia”.
Cần lưu ý rằng khu vực này mặc dù có diện tích tương đương Ấn Độ
nhưng chỉ có chưa đầy 6,5 triệu dân.
Kể từ khi Putin đề ra chính sách ưu tiên phát triển vùng Viễn
Đông, Vladivostok đã có nhiều thay đổi đáng kể: Thành phố khang
trang hơn, giao thông thuận tiện hơn và hệ thống cơ sở hạ tầng đủ
sức đáp ứng cho phát triển kinh tế trong hàng chục năm tới. Theo
Business Insider, lượng vốn đầu tư đổ vào vùng Viễn Đông đã tăng
khoảng hơn 10% trong năm 2016.
Với những quyết sách mạnh mẽ từ Kremlin, các nhà đầu tư hoạt
động trong nhiều lĩnh vực tại khu vực này sẽ được miễn đóng thuế 5 năm liên tiếp, trong khi nhiều doanh nghiệp khác sẽ chỉ phải chịu mức thuế thu
nhập thấp, khoảng 5%. Ngoài ra, một chính sách visa tại chỗ sẽ sớm
được áp dụng với công dân nhiều nước để thúc đẩy các hoạt động đầu
tư tại Vladivostok.
Ông Vasily Markov, một lãnh đạo tại chi nhánh Nga của tập đoàn kiểm toán
Deloitte, nhận xét: “ thủ tục tại Vladivostok nay khá là dễ chịu và
cần rất ít giấy tờ, một điều hiếm thấy tại Nga. Mặc dù còn nhiều
người đang lưỡng lự và cân nhắc, tôi thấy rằng mối quan tâm của các
nhà đầu tư tại đây là rất lớn”, theo Sputnik.
Trong khi đó, ông Salvatore Babones, chuyên viên n về chính sách xã hội và xã hội học tại Đại học Sydney,
Australia, nhận định: “Những chính sách mới mà Moscow đưa ra cho
các nhà đầu tư không phải là chưa từng có tiền lệ trên thế giới
nhưng lại là một thay đổi lớn tại nước Nga, đó là minh chứng rõ
nhất cho mong muốn mở của đất nước của người Nga với thế giới
và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập thành phố này của Nga với
khu vực Đông Bắc Á”.
Chuyên viên này khẳng định, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, Vladivostok
có khả năng trở thành trung tâm kinh tế lớn của Châu Á, sánh ngang
với Singapore hay Thượng Hải của Trung cộng .
Tuy nhiên, theo một số nhà kinh tế, những thay đổi đó chưa đủ để
tạo ra thành công tương xứng với lợi thế của Vladivostok và rằng
một cơ chế cởi mở hơn với mục đích giúp các trường học, các doanh
nghiệp thu hút nhân tài từ khắp thế giới mới chính là điều mà thủ
phủ vùng Viễn Đông cần nhất vào lúc này.
Phùng Nguyễn
__._,_.___
Posted by: anh truong <anhdalat23@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen