tka23 post
Máy bay E-6 Mercury được xem là yếu tố then chốt, đảm bảo khả năng trả đũa hạt nhân của Mỹ khi các sở chỉ huy trên mặt đất bị xóa sổ.
So với các loại phi cơ mang đầy vũ khí, máy bay E-6 Mercury trông có vẻ vô hại, bởi
nó không được trang bị bất kỳ vũ khí nào. Tuy nhiên, đây lại là một trong những phi cơ quan trọng nhất của
quân đội Mỹ, đóng vai trò là sở chỉ huy di động, có nhiệm vụ ra
lệnh khai hỏa kho hỏa tiển hạt nhân của nước này, theo National Interest.
Chuyên viên quân sự Sebastien Roblin cho rằng nhiệm vụ của E-6 là duy trì
liên lạc giữa người ra quyết định phản công và các hệ thống
triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược Mỹ (TACAMO), nhất là khi các
trung tâm chỉ huy mặt đất bị hủy diệt trong đòn hạt nhân phủ đầu
của đối phương.
Trước khi Mỹ chế tạo E-6, nhiệm vụ TACAMO do trạm tiếp sóng mặt đất và biến thể EC-130G/Q
Hercules phụ trách. Tuy nhiên, điểm yếu của hệ thống TACAMO này là
chúng được đặt ở những vị trí cố định trên mặt đất, rất dễ bị phá
hủy trong các đòn tấn công hạt nhân phủ đầu, khiến Mỹ mất khả năng
thực hiện đòn trả đũa.
Loạt 6 chiếc E-6A Mercury đầu tiên được chế tạo trong giai đoạn 1989-1992. Đây là những biến thể quân sự cuối
cùng của dòng máy bay chở khách Boeing 707. Được trang bị 31 ăng ten liên lạc, nhiệm vụ ban đầu của E-6A là liên lạc với các tàu ngầm của hải
quân Mỹ. Sau khi lắp động cơ CFM-56 và thùng nhiên liệu lớn hơn,
E-6A có thể ở trên không tới 15 giờ liên tục hoặc 72 giờ khi được tiếp liệu.
Để liên lạc tần số cực thấp (VLF), E-6 phải bay liên tục theo
quỹ đạo tròn ở độ cao lớn, kéo theo dây ăng ten dài 2-8 km. Mệnh lệnh phát động đòn trả đũa hạt nhân từ tổng thống Mỹ sẽ được
truyền bằng tín hiệu VLF qua chiếc máy bay này đến các tàu ngầm
mang hỏa tiển đạn đạo lớp Ohio ẩn mình cách đó hàng nghìn km.
Một chiếc E-6B Mercury làm nhiệm vụ TACAMO. Ảnh: Wikipedia.
|
Băng thông của bộ truyền VLF rất hạn chế, chúng chỉ có thể gửi dữ
liệu thô chứa 35 ký tự/giây, chậm hơn rất nhiều so với modem
Internet 14K trong thập niên 1990.
Dù vậy, tốc độ truyền này vẫn đủ để gửi Thông điệp hành động
khẩn cấp (EAM), ra lệnh cho tàu ngầm thi hành phương án tấn công
hạt nhân theo kế hoạch. Các hệ thống điện tử trên E-6 cũng được gia
cố để chịu xung điện từ phát ra từ vụ nổ hạt nhân.
Từ năm 1997 đến 2006, Lầu Năm Góc nâng cấp toàn bộ phi đội E-6A
thành phiên bản E-6B, cho phép nó đóng vai trò kép, vừa là trạm duy
trì liên lạc, vừa là trung tâm chỉ huy phản công độc lập. Chúng là
lực lượng trừ bị cho sở chỉ huy trên không cỡ lớn E-4 Nightwatch.
Phiên bản E-6B sở hữu bộ liên lạc radio siêu cao tần, có khả năng
khai hỏa hỏa tiển đạn đạo trong các hầm chứa từ xa. Nhiệm vụ này trước đó do máy bay EC-135 Looking Glass
của không quân Mỹ đảm nhận. Phi hành đoàn E-6B tăng từ 14 lên 22 người trong các nhiệm vụ chỉ
huy trên không, với sự có mặt của một đô đốc hoặc sĩ quan cấp tướng.
E-6B có thể truy cập mạng lưới liên lạc vệ tinh MILSTAR, trong khi
buồng lái được nâng cấp với hệ thống điện tử mới và trang bị từ máy
bay chở khách Boeing 737NG. Điểm nổi bật của biến thể E-6B là chúng
có các khối thiết bị (pod) bổ sung gắn trên cánh.
Bộ liên lạc đa năng trên
giúp nó thực hiện tốt nhiệm vụ Liên lạc, Chỉ huy
và Kiểm soát (C3) phi hạt nhân. Chúng nhiều lần được điều động đến châu Âu và Trung Đông để làm trung tâm C3 trên không. Hải
quân Mỹ có hai phi đội điều hành máy bay E-6, gồm VQ-3 "Người sắt" và VQ-4 "Bóng ma" đều
thuộc trang bị của Không đoàn Liên lạc Chiến lược Hải quân số 1.
Quân đội Mỹ duy trì ít nhất một chiếc E-6 thường xuyên ứng chiến trên không ở mọi thời điểm. Chúng thường bay vòng tròn
trên biển ở tốc độ thấp nhất trong thời gian tới 10 giờ. Những máy
bay E-6 đóng vai trò sở chỉ huy hạt nhân thường trực chiến gần căn
cứ không quân ở bang Nebraska, Mỹ.
Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm điều hành phi đội E-6B. Ảnh: Wikipedia.
|
E-6 là yếu tố then chốt trong lực lượng hạt nhân Mỹ, bảo đảm khả
năng đáp trả hạt nhân trong trường hợp Mỹ bị tấn công phủ đầu,
khiến các đối thủ không thể hành động liều lĩnh, chuyên gia
Roblin nhấn mạnh.
Duy Sơn
__._,_.___
Posted by: anh truong <anhdalat23@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen