Mittwoch, 8. Juni 2016

FORMOSA, TỪ TÔ GIỚI ĐẾN NHƯỢNG ĐỊA VÀ MẬT NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990

https://scontent.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13096328_2020617151495789_287459113161477138_n.jpg?oh=8437c3388bb7f66d4f6c772d0e121f44&oe=57A5A4DD
Vũng Áng là khu vực nằm ngay dưới chân Đèo Ngang, địa hình vừa hiểm trở vừa gần như hẹp nhất Việt Nam, chỉ cần một lực lượng quân sự nhỏ là đủ sức chia cắt nước Việt Nam thành hai phần. Đặc biệt, cảng nước sâu Sơn Dương là một trong 4 yếu huyệt của Việt Nam trên Biển Đông, cùng với Cam Ranh, Nam Du và Côn Đảo. Một khi có biến, với căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc ở Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam cách đấy không xa, Việt Nam dễ dàng bị chia cắt cả về đường bộ lẫn đường biển tại vị trí yết hầu này.
1) TỪ NHỮNG ƯU ĐÃI THÀNH LẬP VÀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN
Formosa Hà Tĩnh, do tập đoàn Formosa đầu tư tại Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo nằm ở phía bắc miền Trung, là một dự án đầy tai tiếng và mờ ám, khiến dư luận hết sức bức xúc và bất an suốt mấy năm qua: Formosa là doanh nghiệp Đài Loan, có 4 công ty con của Formsa Plastic Group tham gia góp vốn vào dự án Formosa Hà Tĩnh-Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp và Formosa Petrochemical Corp–đều đã quyết định giảm cổ phần tại Formsa Hà Tĩnh từ 21.25% mỗi công ty xuống còn 14.75% để bán cổ phần cho các công ty khác. Tuy nhiên, một quan chức của Formosa Hà Tĩnh đã cho biết: “Mọi cán bộ công nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đều bị cấm đưa ra bất kỳ bình luận nào với công chúng về việc chuyển nhượng cổ phần”. Họ đã và sẽ tiếp tục chuyển nhượng cổ phần cho các công ty quân đội của Trung Quốc Đại Lục và các công ty Trung quốc này đã đưa hàng vạn công nhân sang làm việc và sinh sống tại Hà Tĩnh. Formosa chiếm cứ một phần lãnh thổ lên tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao), bao gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương, ở dưới chân Đèo Ngang, một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh – quốc phòng vì từ đây rất dễ cắt ngang Việt Nam khi xảy ra chiến sự. Bất kỳ một thằng ngu nào làm lãnh đạo đều phải hiểu rằng khi vực này cực kỳ xung yếu về an ninh quốc gia, không bao giờ cho ngoại quốc thuê đất vì tính chất sinh tồn của quốc gia dân tộc. Việc Việt Nam cho thuê khu đất này chứng minh vì lý do nào đó, không phải tiền bạc, bởi vì Formosa Plastic Group, chủ đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh, là một tập đoàn Đài Loan - Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm gì về sản xuất gang thép. Mặt khác, Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư nước ngoài được cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương dành cho sự ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”: thời hạn thuê đất là 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai năm 2003; miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm với giá rẻ mạt (80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm); miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định; được VNCS cho phép hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi cao nhất: chỉ 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (thuế suất thuế TNDN năm 2008 là 28%), miễn bốn năm đầu và giảm 50% trong chín năm tiếp theo; được nâng giới hạn cấp tín dụng lên 4 lần vốn tự có (coi như là được kinh doanh bằng vốn của Việt Nam); Formosa Hà Tĩnh đã cho xây dựng những công trình đáng ngờ như hầm ngầm hay cả toà nhà đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không dùng một viên gạch; đảm bảo chức năng để chống phóng xạ; VNCS còn cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua; cấp cho Hà Tĩnh gần 300 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ dự án xây nhà ở cho công nhân, đặc biệt là hàng nghìn công nhân Trung Quốc, của BQL Khu kinh tế Vũng Áng. Sự biệt đãi này của VNCS dành cho Formosa Hà Tĩnh còn về pháp luật. Đó là sự chuyển nhượng cổ phần của Formosa không cần thông qua Sở Kế hoạch đầu tư; họ không phải chịu bất kỳ sự thanh tra, kiểm tra nào, thậm chí, nếu có đoàn thanh tra kiểm tra vào phải xin phép Bộ Chính trị.
Như vậy, kể từ khi được cấp phép và giao đất cho Formosa hoạt động đến nay, đã nhiều lần công nhân từ Trung Cộng sang làm việc, chứ rất ít người từ Đài Loan sang và có đủ tin cậy để suy luận Formosa đã là công ty của Trung Cộng, không còn của Đài Loan. Không những vậy, tất cả các diễn tiến về ưu đãi vốn, đầu tư cho chúng ta thấy khu vực Vũng Áng này đã là thuộc “tô giới” của Trung Cộng. Tôi cho rằng đã là “tô giới” vì tô giới khác với nhượng địa. Tô giới là phần đất vẫn trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chính quyền Việt Nam không có quyền thu thuế, kiểm soát chuyển nhượng cổ phần cổ phần của Fomosa mà thuộc quyền quản lý của quốc gia khác, là nước “lạ” nào đó.
2) ĐẾN VIỆC XẢ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM VÀ TRỌNG LÚ ĐẾN THĂM FORMOSA
https://scontent.xx.fbcdn.net/hphotos-xal1/v/t1.0-9/13102766_2020617084829129_3285124332461244819_n.jpg?oh=bab68e347403ad5f46cf47420162259a&oe=57ABD1B6
Tuy nhiên, việc cá biển chết hàng loạt ở vùng biển Hà Tĩnh rộng lớn, đến nỗi người ăn cá cũng ngộ độc. Suy luận đơn giản không thể do vi khuẩn, âm thanh hay một vài tàu cá rải chất độc xuống biển hoặc dung nham núi lửa biển đông. Chỉ có một khả năng duy nhất là Formosa xả nước thải, là những chất kịch độc ra nước biển với số lượng của một khu công nghiệp mới đủ sức tàn phá môi trường khủng khiếp như vậy. Ngày xưa, công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải so với Formosa, như con thằn lằn đái so với con khủng long xả chất thải, để chúng ta thấy sức tàn phá môi trường tự nhiên của Việt Nam. Có nhiều thông tin từ Trung Cộng cho thấy khả năng Formosa vận chuyển rác thải phóng xạ từ các công ty quân đội Trung Quốc sang Hà Tĩnh để xử lý thô rồi thải ra biển miền Trung. Nếu các thông tin này chính xác; đó là âm mưu thâm độc để tận diệt giống nòi dân Việt vì nhiễm phóng xạ gây quái thai dị tật ung thư cho nhiều thế hệ. Có thông tin cá voi chết bị nổ cả mắt thì khả năng Formosa xả chất thải hóa chất kịch độc bao gồm cả nước rác phóng xạ là khả năng cao. Ngay hiện nay, nghề cá toàn miền Trung phá sản, chất độc di họa cho con cháu. Một thảm họa cho nền kinh tế. Có nhiều chứng cứ chứng minh rõ ràng Formosa xả nước thải kịch độc ra biển Việt Nam nhưng phía VNCS không tìm chứng cứ vì họ không thể xử phạt. Với đủ các lý do viện dẫn, nào là không thanh tra kiểm tra được vì Fomosa do cơ quan Trung ương quản lý, nào là do phải phối hợp ban ngành..v.v... và tất cả các lý do đó chứng minh rằng phía VNCS không có chút quyền lực công đối với Formosa.
Ngay lúc Formosa xả nước thải tàn phá môi trường, ông TBT Trọng Lú tới khu công nghiệp này. Mọi người tưởng rằng ông ta sẽ có những lời phê phán, ít ra cũng nhắc nhở và sau đó chỉ đạo các cơ quan ban ngành khác kiểm tra và phạt Formosa gây ô nhiễm môi trường. Nhưng không, suốt chuyến thị sát Formosa, Trọng Lú chỉ phát biểu những lời tào lao bí đao. Có phải ông ta không biết chuyện cá chết đặc nước, có phải không biết các thông tin về xả nước thải theo đường ống ngầm ra biển;
chắc chắn ông ta biết vì ông ta có đui mù điếc đâu, vẫn nói cười toe toét đó thôi. Vậy tại sao ông ta không dám nói câu nào về chuyện này. Ngay cả thủ tướng đương nhiệm là Phúc hói cũng phát ngôn ủng hộ Formosa chứ không có câu nào khẳng định quyền lực nhà nước với hoạt động ô nhiễm. Câu hỏi này đưa chúng ta đến kết luận rằng vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh này không thuộc quyền quản lý của Việt Nam mà đã thành “đặc khu Trung Quốc” mang tên Formosa Hà Tĩnh. Không còn là “tô giới” mà đã “nhượng địa” để khu vực này thành lãnh thổ của Trung Cộng.
3) VÀ KIỂM CHỨNG LẠI MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ 1990
Năm 1990, Hiệp nghị tại Thành Đô ký giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Cộng, trong đó cam kết phía Trung Cộng hỗ trợ tình báo và khủng bố để giúp đảng cộng sản Việt nam giữ vững ngôi báu trước phong trào đổi mới quốc nội và lan chấn của sự sụp đổ chế độ ở Liên Sô và Đông Âu; đổi lại, phía
đảng CS Việt Nam tình nguyện lãnh đạo nhân dân nhập lãnh thổ vào thành một tỉnh của Trung Cộng. Quá trình này âm thầm thực hiện không để cho nhân dân Việt nam biết, nhưng câu nói của Nguyễn văn Linh vẫn lọt ra ngoài Bộ Chính trị lúc đó là “ thà mất nước còn hơn mất đảng”.
Chủ trương xáp nhập, xóa bỏ dân tộc đã được các đầu não của đảng CSVN thực hiện bằng việc củng cố quan hệ giữa hai đảng, Trung Cộng đào tạo nhân sự đảng và phía Việt Nam đưa người sang học. các chủ trương sách lược quản lý ở Việt nam, nhìn đâu cũng thấy có sự điều hành của Bắc Kinh. Từ các nhà thầu Trung Cộng luôn giành được các mối thầu chiến lược, biên giới mở cửa để hàng Trung Cộng tràn vào Việt Nam, phim ảnh sách báo ca ngợi Trung Cộng như sách về Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai...v.v.v...và tiếp theo xáp nhập bắt đầu từ lệ thuộc kinh tế. Các khu vực chiến lược quân sự về an ninh quốc gia đều vào tay Trung Cộng như Tây Nguyên, Vũng Áng, Đà Nẵng; rồi đường cao tốc chạy thẳng từ Trung Quốc vào Hà Nội hình thành, các chính sách kinh tế tài chính nhập siêu từ Trung Cộng và xuất siêu sang Mỹ, càng đẩy kinh tế xã hội Việt Nam dựa hẳn vào Trung Cộng; đến quân phục cho quân đội cũng mặc giống nhau cùng tuần tra biên giới để người dân không còn phân biệt quân đội nào của Việt Nam, quân đội nào của Trung Cộng. tất cả đang đưa nhận thức người dân hòa tan vào trong hệ tư tưởng Trung Cộng, nhân dân không còn ý thức về chủ quyền quốc gia Việt nam nữa. Ngay cả Trọng Lú, khi đến khu Formosa cũng phát ngôn như một người khác ngoại giao đến thăm lãnh thổ quốc gia khác, không có một lời nói nào về ô nhiễm môi sinh để chứng tỏ chủ quyền trong quản lý, như để chứng minh Vũng Áng là đặc khu Trung Quốc, là lãnh thổ của Trung Cộng.
Còn gì đau xót hơn khi thế hệ thanh niên con Hồng cháu Lạc bị đảng CSVN cấm đoán răn đe không bàn chuyện dân chuyện nước, bị đảng CSVN khủng bố đàn áp những bậc trí giả đang đấu tranh giữ chủ quyền dân tộc; càng đau đớn hơn khi thế hệ trẻ bị đảng CSVN dẫn dắt vào các tệ nạn xã hội qua báo chí nhà nước toàn đưa các chuyện đâm chém cướp hiếp giết đầu độc thế hệ thanh niên, nhồi nhét vào đầu sinh viên học sinh toàn tư tưởng giáo điều cộng sản làm tê liệt ý chí của họ, nhân dân bị lừa đảo bằng những ngôn ngữ chính trị mỵ dân; và tất cả đang phục vụ cho một mưu đồ xóa bỏ lãnh thổ Việt Nam, đồng hóa dân tộc Việt và
xáp nhập vào thành tỉnh Âu Lạc tự trị thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tất cả đúng theo lời Giang Trạch Dân khi xưa đã chỉ đạo trong Hội Nghị Thành Đô “âm thầm lặng lẽ, nhẹ nhàng như lụa Hàng Châu để nhân dân chúng không biết”.
Các căn cứ chứng minh đang hiện rõ dần, trong đó có Formosa Hà Tĩnh là một minh chứng là lãnh thổ đặc khu Trung Cộng. Vì nếu phía VNCS còn chủ quyền với khu vực này, thanh tra cấp xã, huyện, tỉnh cũng có quyền vào kiểm tra và cấp tỉnh có quyền phạt vài chục tỷ USD, thậm chí đóng cửa vĩnh viễn khi Formosa gây ô nhiễm môi trường sống của nhân dân Việt. Không thể lấy lý do chưa có bằng chứng vì ngay từ khi thông tin cá chết, đúng ra, với trách nhiệm chủ quyền, các cơ quan cấp tỉnh phải lập ngay đoàn thanh tra lấy mẫu nước biển giám định, xác định đường ống vì hai việc này nằm ngoài khu vực Formosa để lấy chứng cứ, sau đó vào thanh tra trực tiếp lấy các chứng cứ rồi kiện ra tòa theo luật hoặc xử lý hành chính theo thẩm quyền. Đằng này, nghe tin Formosa gây ô nhiễm môi trường, trực tiếp tổng bí thư Trọng Lú đến thăm hỏi Formosa, tạo hàng rào che chắn cho việc xả nước thải độc hại, trong khi, với tư cách của một người lãnh đạo quốc gia có chủ quyền, Trọng Lú phải hủy ngay chuyến viếng thăm Formosa để chứng tỏ lập trường của một công dân nước Việt. Đằng này, Trọng Lú làm ngược lại, chứng tỏ
vai trò của một tên thái thú của triều đình Bắc Kinh.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen