Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
Đề tài được bàn tán trong Ngày Nhà báo Việt Nam năm nay là chuyện một
nhà báo bị rút thẻ do đăng trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ thăm dò về nguyên
nhân máy bay CASA 212 đi cứu nạn lại bị rơi khiến 9 phi công trên đó
thiệt mạng.
Mở đầu cuộc phỏng vấn dành cho RFA về vụ việc này cũng như một số thông
tin liên quan nghề làm báo ở trong nước, nhà báo tự do Đoan Trang tóm
tắt lại vụ việc khiến nhà báo Mai Phan Lợi bị rút thẻ.
Nhà báo tự do Đoan Trang: Trước hết tôi muốn sơ lược lại sự việc này để khán thính giả và độc giả của RFA có thể hiểu rõ hơn.
Cụ thể vào ngày 17 tháng 6 năm 2016, nhà báo Mai Phan Lợi - trưởng văn
phòng đại diện báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, với tư
cách của facebooker và quản trị của Diễn đàn Nhà báo Trẻ, đưa một (poll)
khảo sát ý kiến các thành viên của Diễn đàn Nhà báo Trẻ lên diễn đàn.
Tên của khảo sát (poll) đó là ‘Vì sao máy bay CASA 212 tan xác’. Và câu
hỏi đặt ra là thật đau xót khi những người phi công đi cứu hộ lại chết.
Theo bạn nguyên nhân của sự việc này là gì? Khảo sát đưa ra một số
nguyên nhân: máy bay bị bắn, bị lốc xoáy, bị trục trặc máy do trang
thiết bị trong máy bay (tức về mặt kỹ thuật) không đảm bảo bởi tham
nhũng trong Bộ Quốc Phòng.
Chương trình thời sự của VTV - kênh truyền hình phủ sóng lớn nhất nước, phát một phóng sự tiếp tục đấu tố ông Lợi, đưa tin về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi.
- Nhà báo tự do Đoan Trang
Khảo sát đó được đưa lên và gặp phản ứng của một số thành viên trong
Diễn đàn Nhà báo Trẻ. Họ cho rằng cách dùng từ tan xác không ổn, hay
việc đưa ra khảo sát như thế vào thời điểm này không có lợi. Lẽ ra nên
thể hiện sự đau xót các chiến sĩ hy sinh hơn là tìm hiểu nguyên nhân tại
sao máy bay bị rơi.
Sau đó ông Lợi có xin lỗi và rút khảo sát (poll) đó xuống; thế nhưng đã
muộn. Bởi vị một số nhà báo thành viên của Diễn đàn Nhà báo Trẻ làm cho
tờ Petro Times (tổng biên tập Nguyễn Như Phong) của Công an đã ‘chỉ
điểm’. Báo này có một số bài ‘đấu tố, chỉ điểm’ kêu gọi rút thẻ ông Mai
Phan Lợi, tố cáo ông Phan Lợi không có đạo đức nghề nghiệp.
Vụ việc căng đến mức mà sau khi ông Lợi xin lỗi, Petro Times và một loạt
những báo khác liên tiếp đưa bài. Tiếp đó Bộ Thông tin - Truyền thông
tuyên bố rút thẻ nhà báo của ông Lợi. Tối đó chương trình thời sự của
VTV- kênh truyền hình phủ sóng lớn nhất nước, phát một phóng sự tiếp tục
đấu tố ông Lợi, đưa tin về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi. Thậm chí
có những kêu gọi phải chấn chỉnh hoạt động của Diễn đàn Nhà báo trẻ, xem
xét, thanh tra toàn diện diễn đàn này.
Ông Lợi còn bị tố cáo nói sai sự thật; thế nhưng họ không nói sai gì!
Thực sự khảo sát của ông Mai Phan Lợi đưa lên không khẳng định điều gì
cả về nguyên nhân rơi. Nhưng đối với một số người thì họ cho từ ‘tan
xác’ là phản cảm. Thế nhưng thật ra chiếc CASA 212 vỡ tan tành thật.
Gia Minh: Là người từng làm báo ở Việt Nam với những
nhà báo khác, thì nhà báo Đoan Trang thấy vì sao có những người phản ứng
dữ dội với một thăm dò như thế?
Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi cho rằng những nhà báo phản
ứng với một khảo sát mà ông Phan Lợi đưa lên mạng như thế có thể vì một
trong hai nguyên nhân. Thứ nhất những nhà báo Việt Nam thực sự là những
tuyên truyền viên; tức họ tốt nghiệp trường báo chí ra những được đào
tạo để trở thành những tuyên truyền viên. Họ nghĩ nhiệm vụ của báo chí
là phản ánh đường lối của đảng và nhà nước đến dân chúng theo đúng định
hướng. Họ không có ý niệm gì về quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin
hay tự do biểu đạt. Cho nên khi ông Mai Phan Lợi đưa một khảo sát lên
như thế thì họ cho rằng đó là một nốt nhạc chệch trong dòng nhạc đang
‘đau xót, đang ca tụng các chiến sĩ bỏ mình vì đất nước, hy sinh khi
đang làm nhiệm vụ’. Trong khi đó thì ông Lợi lại đi tìm hiểu nguyên
nhân, ai đó trong diễn đàn đưa ra một số nguyên nhân như máy bay bị bắn
rơi, do tham nhũng trong Bộ Quốc Phòng… Đối với những nhà báo quen suy
nghĩ theo lối tuyên truyền viên thì như vậy là chệch hướng, phản cảm
không phù hợp với dư luận, không đúng thời điểm.
Nguyên nhân thứ hai khiến cho các nhà báo phản ứng dữ đội đối với khảo
sát đó là họ có ‘mối thù’ với ông Mai Phan Lợi và Diễn đàn Nhà báo Trẻ
đã lâu. Chắc các bạn biết Diễn đàn Nhà báo Trẻ có trao giải thưởng
thuần túy dân sự: giải Vành Khuyên cho các tác phẩm báo chí tốt trong
tháng và giải Kển Kền cho những tác phẩm báo chí độc hại trong tháng.
Thế thì không phải ngẫu nhiên mà những tờ báo gồm Petro Times, Đới sống
& Pháp luật, VTV và Người Đưa tin (4 tờ công kích ông Mai Phan Lợi
dữ nhất) là những tờ nhận được giải Kền Kền của Diễn đàn Nhà báo Trẻ
nhiều nhất!
Gia Minh: Nhưng gần đây có những tờ như Tuổi Trẻ có
những tranh biếm họa mà người ta nói mang tính phản biện chân thật, vậy
trong làng báo Việt Nam tỉ lệ những người ‘lách’ thế nào và việc lách có
hiệu quả ra sao không?
Nhà báo tự do Đoan Trang: Tỉ lệ ‘lách’ rất thấp. Tôi không
nhớ rõ lắm nhưng trong làng báo Việt Nam có chừng 20 ngàn nhà báo.
Nhưng không phải ai cũng viết về chính trị, xã hội; chỉ có một tỉ lệ
nhất định viết về chính trị và xã hội thôi. Trong tỉ lệ nhỏ viết về
chính trị - xã hội thì chỉ mốt tỷ lệ rất nhỏ ý thức được về quyền của
người đọc, dân chủ, cần phải có nền chính trị tốt, minh bạch, nhà nước
có trách nhiệm giải trình… Trong tỷ lệ thấp có nhận thức được thì một tỷ
lệ rất nhỏ nữa dùng biện pháp lách để vượt qua hàng rào kiểm duyệt đưa
thông tin trung thực đến bạn đọc.
Hiện tượng biếm hoạt nổi lên trong những năm gần đây là có thật; nhưng các bạn cũng nên biết số lượng tranh biếm họa không lọt qua được kiểm duyệt là khá nhiều.
- Nhà báo tự do Đoan Trang
Hiện tượng biếm hoạt nổi lên trong những năm gần đây là có thật; nhưng
các bạn cũng nên biết số lượng tranh biếm họa không lọt qua được kiểm
duyệt là khá nhiều. Tôi tin rằng có những họa sĩ, nghệ sĩ những tờ báo
bị xử lý vì những bức tranh biếm họa đó.
Gia Minh: Nhiều nhà báo trẻ bây giờ họ được tiếp cận những công cụ mạng xã hội, thì khả năng mở ra diễn tiến dám nói lên sự thật thế nào?
Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi không nghĩ việc các nhà báo
(Việt Nam) dám lên tiếng nói lên sự thật sẽ trở thành một xu hướng. Tôi
không nghĩ lực lượng nhà báo Việt Nam sẽ trở thành lực lượng đi đầu hay
dẫn dắt, lãnh đạo xã hội hay có suy nghĩ cải cách đâu!
Nhà báo Việt Nam mà phản ánh đúng thực tế khách quan, đúng sự thật là
giỏi lắm rồi. Còn nếu họ mạnh mẽ đi đầu, lên tiếng thì tôi không nghĩ sẽ
thành xu hướng đâu!
Gia Minh: E rằng hơi bi quan phải không?
Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi nghĩ những người lên tiếng
trong xã hội nhiều, nhưng nhất thiết những người đó không phải là nhà
báo. Theo tôi lực lượng nhà báo không phải là lực lượng dẫn đạo!
Gia Minh: Trong đợt biểu tình thảm họa cá chết vừa qua có một vài nhà báo tham gia, họ có thể được xem là nhân tố tích cực không?
Nhà báo tự do Đoan Trang: Thực ra họ tham gia từ thời biểu
tình chống Trung Quốc năm 2011. Tôi cho rằng cả nước có được 20 nhà báo
chính thống lề phải tham gia. Họ tham gia nhưng có trở thành điểm sáng,
gương cho người khác nhìn vào hay không thì tôi nghĩ là không. Bởi vì
chính sách cây gậy và củ cà rốt của đảng cộng sản (của tuyên giáo và
công an) đối với báo chí vẫn có tác dụng. Một mặt họ đàn áp thực lực, đe
dọa, khủng bố những nhà báo dám lên tiếng rất mạnh; đồng thời những nhà
báo ngoan ngoãn nghe lời họ thì cơ hội sống rất tốt. Ít nhất là sống an
lành, ngoài ra còn có điều kiện làm kinh tế và nhiều thứ khác… rất
nhiều. Nếu suy nghĩ một cách duy lý thì các nhà báo không dại gì - đúng
là không dại gì lên tiếng đấu tranh. Rất ít!
Gia Minh: Cám ơn nhà báo tự do Đoan Trang.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen