Thanh Hà
Người ủng hộ Brexit trước dinh thủ tướng Anh ở Luân Đôn, 24/06/
2016.
REUTERS/Kevin Coombs
Từ sau cuộc trưng cầu dân ý, phe đòi ra khỏi Liên Hiệp Âu
Châu thắng thế tại vương quốc Anh, hiện tượng người nước
ngoài bị kỳ thị và sách nhiễu thường xuyên xảy ra. Cộng đồng người
Ba Lan đặc biệt là mục tiêu tấn công.
Đặc phái viên đài RFI Béatrice Leveillé từ Luân Đôn gửi về bài
tường trình :
« Trung tâm văn hóa Ba Lan tại Hammersmith, phía tây thủ đô Luân
Đôn bị người ta vẽ graffiti với nội dung kỳ thị. Những tấm thiếp
được viết bằng hai thứ tiếng Anh và Ba Lan được gửi đến hộp thư của
nhiều gia đình có nội dung thóa mạ người Ba Lan sống ở Luân Đôn. Họ
bị gọi là ‘loài sâu bọ’ và được khuyên là nên ‘cuốn gói ra đi’ khỏi
nước Anh. Có những đứa trẻ đi học về, nước mắt lưng tròng vì bị bạn
bè chế nhạo hay hù dọa là chúng và gia đình sắp sửa phải bị đưa vào
trại tập trung. Một phụ huynh kể lại, đứa con trai 11 tuổi của ông
ta bị bạn bè hỏi thẳng là bao giờ nó phải trở về Ba Lan sinh sống.
Hơn một trăm sự cố đã được ghi nhận trên các trang mạng xã hội
trong những ngày qua, sau khi dân Anh nói không với Liên Hiệp Âu
Châu . Cộng đồng người Ba Lan chờ đợi là chính quyền mạnh mẽ lên án
các hành vi mang tính kỳ thị như vậy.
Ngoài đường phố nhiều phụ nữ trùm khăn theo truyền thống của đạo
Hồi bị sách nhiễu. Một thiếu nữ Hồi giáo chúng tôi gặp được trên
đường Charlotte Street, lo ngại cho rằng, rồi đây sẽ có nhiều sự
thay đổi đối với nước Anh, và sẽ có cả những hành vi quá trớn. Theo
cô, cử tri Anh đã bỏ phiếu để bày tỏ nguyện vọng nên đi hay ở lại
châu Âu và họ đã lường trước được tác động của sự lựa chọn đó.
Cảnh sát Anh cho mở điều tra về những sự cố nghiêm trọng nhất xảy
ra trong 5 ngày qua, nhưng các nhà lãnh đạo, của cả cánh bảo thủ
lẫn bên Công đảng đều chưa có phản ứng gì. Phải nói là Công đảng
đang bên bờ vực thẳm sau kết quả trưng cầu dân ý vừa qua ».
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen