Bài viết gây xúc động người đọc, nhưng lại phản ánh một tâm thể nhị
nguyên đối đãi khi tác giả tỏ ra tủi hờn ganh tị với những người
còn mẹ - kỳ thị giữa những người được cài hoa màu trắng và những
người được cài hoa màu hồng. Hiệu ứng dẫn tác giả đi tới đối kháng
và lên án một nền văn hóa khác là: "phong kiến, phân chia giai
cấp...". Thậm chí còn ngụ ý lên án đạo Phật VN đi sai đường khi áp
dụng phong tục cài hoa trong ngày lễ Vu Lan bởi vì (theo tác giả)
không có quốc gia Phật giáo nào trên thế giới tổ chức lễ Bông Hồng Cài Áo (BHCA) trong
ngày lễ Báo Hiếu.
Tâm thể này hoàn toàn trái ngược với nội dung tác phẩm BHCA của
thầy Nhất Hạnh và bản nhạc cùng tên của tác giả Phạm Thế Mỹ. Tác
phẩm chỉ nhằm ca tụng tình mẹ, nhắc nhớ những người con ý thức mẹ
đang còn bên ta để mà hưởng như hưởng "chuối ba hương, xôi nếp một,
đường mía lau...", đừng bỏ phí cơ hội và chờ tới khi mẹ chết rồi
mới tiếc thì đã muộn.
Ngay khi tác phẩm còn dưới dạng lá thư viết tay chưa kịp in ấn,
phát hành mà đã được giới thanh niên sinh viên Phật tử thời ấy
hưởng ứng nồng nhiệt. Họ đã tự tổ chức lễ BHCA ngay trong mùa Vu
Lan năm đó. Từ đó lễ BHCA đã đi vào lòng người và kéo dài tới tận
hôm nay sau hơn nửa thế kỷ. Dù ra đời hơi muộn nhưng bản thân lễ
hội BHCA đã là một bông hoa đẹp trong vườn hoa văn hóa của dân tộc
nói chung - đạo Phật VN nói riêng. Dù chưa được đồng bộ nhưng nó đã
thay thế được phần lớn hủ tục đốt vàng mã, nhà lầu, xe hơi, đô la,
... bằng giấy trên phần lớn các vùng miền của đất nước và lan sang
các quốc gia có người Việt định cư khắp thế giới.
Đã là một Phật tử đích thật, tôi nghĩ không ai có thể ganh ghét tị
hiềm với hạnh phúc của tha nhân. Tôi cũng là một đứa bé mất mẹ khi
mới vừa 5 tuổi, và mất cha khi đang chờ kết quả kỳ thi tuyển đại
học. Hậu quả, tôi không có tuổi thơ với mẹ, không thể đặt chân lên
thềm đại học vì mất cha... Mỗi mùa Vu Lan tới tôi đều nhận được hai
cánh hoa màu trắng, mỗi lần như thế tim tôi vẫn bồi hồi làm rung
động cả hai cành hoa đang đính bên cạnh trái tim. Nhưng không vì
thế làm cho tôi tủi hờn, ganh tị với những người bạn đang hãnh diện
sướng vui với cả hai cánh hoa màu hồng - trong số đó có những người
lớn hơn tôi cả chục tuổi. Mỗi dịp như thế tôi đều đến bên họ với
cái chắp tay búp sen trân trọng chia vui và chúc họ có nhiều hạnh
phúc như lời của bài hát :
"Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh.
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em.
Thì xin anh, thì xin em hãy cùng tôi vui sướng đi.
Hãy cùng tôi vui sướng đi!!..."
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em.
Thì xin anh, thì xin em hãy cùng tôi vui sướng đi.
Hãy cùng tôi vui sướng đi!!..."
Chính tác giả của những ý này cũng đã từng bị mất mẹ nhưng tại sao
lại có thể khuyên những người đang còn mẹ cùng "vui sướng" với
mình. Chỉ có hiểu biết và tình thương mới có thể viết được những
lời tuyệt đẹp như thế.
Ngoài ra những trích dẫn to lớn chẳng hạn như : "Đạo Phật là đạo
Tâm, là đạo từ bi, bình đẳng, không kỳ thị, không phân biệt..."
trong khi lại tỏ ra ganh tị hờn ghen với những ai có diễm phúc hơn
mình thì trích dẫn kia chẳng khác nào vật trang trí cho cái ngả đố
kỵ mà thôi.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen