Tuy ngày nay, dầu hỏa không còn là thứ năng lương độc tôn mà con người phải lệ thuộc như các thập niên 70 của thế kỷ trước, vì nhân loại đã tìm được nhiều nguồn năng lượng khác để thay thế dầu như " Ðiện Nguyên Tử , Mặt Trời, Thác Nước, Sức Gió cùng với nhiều loại Thục Vật có sẳn trong thiên nhiên và nhất là phát minh tìm Dầu Đá tại Hoa Kỳ..". Nhờ vậy mà Âu Châu, Mỹ , Nhật đã giảm bớt nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa rất nhiều so với các thập niên trước, cũng như bớt đi phần lớn sự bắt chẹt của những nước sản xuất dầu, trong đó có Nga và Saudi Arab...
Từ năm 2008, thê giới bắt đầu bước vào chu kỳ suy thoái, nhất là các nước mới phát triên như Trung Cộng, Ân Ðộ, Nam Hàn..kinh tế càng ngày càng tuột giốc, nên nhu cầu sử dụng dầu hoả cũng giảm đi rất nhiều , tạo nên sự bất ổn về giá cả của vàng đen,có lúc xuống dưới mức 40 US/1 thùng như hiện nay. Trong lúc đó tại các vùng sản xuất dầu như Iraq, A Phú Hản, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ukrain và nhất là Syria, do các nhóm khủng bố " thuộc tổ chức nhà nước Hồi giáo cực đoan (ISSIS) gây ra một cuộc chiến thảm khốc trong vùng. kéo thao Nga-Mỹ nhập cuộc hiện vẫn đang tiếp diển ác liệt. Đó là chưa nói tới một cuộc chiến khác sắp bùng nổ giữa Hoa Kỳ-Nhật Bản và trục Ác (Tàu đỏ, Nga, Ba Tư, Bắc Hàn), không những tại Châu Á-Thái Bình Dương mà còn tràn lan cả thế giới, hứa hẹn sẽ lôi kéo nhiều quốc gia của cả hai phía nhập cuộc (trong số này chắc chắn có CSVN). Tóm lại dầu hỏa tới nay vẫn còn là nhu cầu cần thiết của con người và cũng chính nó đã gây nên " cơn ác mộng Trung Cộng " ngày nay.
Nhìn lại lịch sử vùng Trung Đông, trước khi Hoa Kỳ lật đổ chế độ Sadam Hussein, thì nguồn năng lương khổng lồ của nước này hầu như nằm trong tay các công ty dầu của Hòa Lan-Anh (Royal Dutch/Shell), Ý (Eni), Pháp (Total) và Nga (Lukoil) với tổng trị giá hơn 38 tỷ đô la. Sau khi liên quân Anh-Mỹ thời TT G.W.Bush (con), vin vào cớ Sadam tồn trử và sữ dụng vũ khí Hóa Học ", để chiếm Iraq thì hai nước này làm chủ các mõ dầu thô trên, đang khai thác là 112 tỷ thùng , đứng thứ nhì sau Arab Saudi (262 tỷ thùng) nhiều hơn nước Mỹ 5 lần. Trong khi đó trữ lượng dầu thô còn trong lòng đất Iraq chưa khai thác có thể lên tới 220 tỷ thùng. Như vậy chỉ riêng Iraq cũng đã đủ cung ứng nhu cầu dầu hỏa và hơi đốt cho Hoa Kỳ suốt 100 năm. Ðó là lý do buộc Mỹ sẽ chẳng bao giờ tháo chạy khỏi Iraq như đã bỏ VNCH vào ngày 30-4-1975 dù cho đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ lãnh đạo, thì cũng hành động như nhau vì quyền lợi sống còn của đất nước mình.
Một điểm nóng khác vẫn đang sôi sục lửa chiến tranh vì dầu và hơi đốt, đó là biển Caspian nằm về phía nam rặng Caucase, biên giới thiên nhiên giữa hai châu Âu-Á sâu trong nội địa lãnh thổ Liên Xô cũ trước năm 1990. Biển kín này có diện tích bằng nước Nhật, với trử lượng dầu và hơi đốt chiếm 10% sản lượng thế giới, nằm giữa 5 nước Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Ba Tư.
Dầu đang được khai thác nhiều như nước nhưng điều quan trọng nhất đối với các công ty ngoại quốc làm ăn tại đây, là phải vận chuyển cách nào để đưa được số vàng đen trị giá tới 4000 tỷ đô la ra khỏi khu vực nguy hiểm đầy bất trắc vì sự phá hoại các đường ống dẫn dầu và hơi đốt của lực lượng Hồi Giáo Chechnya ly khai ở phía Bắc và Nhóm du kích phát xít thân CS và Iran, của người Kurd thuộc đảng PKK có căn cứ tại Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình càng rối ren hơn khi ba nước quanh Biển Caspian là Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan quyết tâm tẩy chay Nga-Ba Tư nhưng lại mở rộng cửa để đón các tập đoàn xăng dầu của Nhật và Tây Phương vào làm ăn khai thác.
Hoa Kỳ tuy tới vùng này chậm hơn các nước khác nhưng đã nhanh chóng chiếm được thế thượng phong vì chính phủ thời Bush (con) đã thành lập ngay cả một lực lương đặc nhiệm để phụ trách vùng chiến lược này. Việc tranh chấp dầu tại đây diễn ra không khác gì sự xung đột giữa hai đế quốc Liên Xô-Anh trong thế kỷ XIX. Lần này là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ-Âu Châu-Nhật và Nga-Ba Tư-Trung Cộng. Tóm lại người Mỹ nhất quyết ngăn cản bằng mọi cách, không cho các ống dẫn dầu và hơi đốt đi ngang qua Ba Tư ở phía nam cũng như tránh không vào lãnh thổ Nga trước khi ống dầu tới Hắc Hải. Còn ba nước thuộc Liên Xô cũ cũng không muốn lệ thuộc Nga nên đã nhanh chóng hợp tác với Mỹ, Nhật và khối Nato để tìm một chỗ dựa chắc chắn , chống lại sự đe dọa vũ lực của Nga và Iran.
Tóm lại các cuộc xung đột hay chiến tranh đã xảy ra từ trước tới nay tại Trung Ðông, Trung Á , khu vực Caucase va Biển Caspian hay Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai , dù có mang một màu sắc nào chăng nữa như tôn giáo, chính trị, sắc tộc va giờ này là ngăn chặn khủng bố và sự phát triển bom nguyên tử, thì rốt cục cũng chỉ là sự giành giựt dầu hoả. Nên không ai ngạc nhiên khi thấy Tổng Thống Nga là Putin vì bị gạt ra khỏi mỏ vàng đen béo bở nay, nên đã hùng hổ cảnh cáo Hoa Kỳ là đừng dùng lảnh thổ của các nước Liên Xô cũ để đánh Iran . Còn hai vị cựu nguyên thủ Hoa Kỳ là G.W.Bush (con) và Cheney thì thẳng thừng trả đủa ‘ sẽ không bao giờ cho Iran thủ đắc bom nguyên tử ‘.
Và chìa khóa để mở kho vàng đen vùng biển Caspian không phải của Nga hay Ba Tư mà chính là Baku thủ đô của Azerbaijan, nơi đặt tổng hành dinh của tất cả các đại công ty xăng dầu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là địa điểm lọc dầu trước khi chuyển vận tới Hắc Hải và Ðịa Trung Hải để xuống các tàu dầu. Nhưng nước này có một yếu điểm vì 90% dân số theo Hồi giáo trong đó có 70% theo hệ phái Shi giống Iran . Vì Azerbaijan đã ngả theo Mỹ và Khối Nato hoàn toàn, lại tẩy chay Iran và Nga nên năm 2001 Iran đã ngang nhiên dùng vủ lực uy hiếp các tàu thăm dò dầu của Azerbaijan ở phía nam lãnh hải của nước này. Nhiều tên khủng bố được Iran bảo trợ làm loạn, trong đó có 16 tên đã bị bắt ra tòa kết tội.
Trong lúc thùng xăng mở nắp của Iran vẫn còn đó, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã khơi dậy cuộc chiến trong vùng với loạn quân PKK Kurd tại biên giới Thổ và Iraq. Bàn cờ thế chiến đã được Mỹ bày sẳn với thế trận hỏa mù, làm cho người ngoài không biết đâu mà tiên đoán được chân giả, nếu không có những lời tuyên bố của Hoa Kỳ và Chính Phủ Iraq ‘ không can thiệp ‘ dù quân đội Thổ có vượt biên giới vào lảnh thổ Iraq để tiêu diệt lực lượng PKK, một tổ chức võ trang, cũng đã được Tổng Thống W.Bush (con) xếp vào danh sách khủng bố trên thế giới.
Nhưng đó là chuyện cũ rích của thời TT Bush (con), nay thì cuộc cờ đã thay đổi khi người Kurd đã trở thành một đồng minh chiến lưọc quan trọng của Hoa Kỳ trong vùng. Và đó chính là những rắc rối gây khó khăn cho người Mỹ trong lúc đang tham gia cuộc chiến diệt trừ phiến quân ISSIS dọc theo ba nước Iraq, Thổ và Syria.
Theo tin tức ghi nhận đưọc từ các hãng thông tấn quốc tế, vào ngày 18/8/2016, một lực lưọng du kích của người Kurd, nói là đưọc tổ chức PKK (đảng Lao Động Kurd), liên tiếp trong 12 giờ cùng ngày, mở các cuộc tấn công vào các đồn bót của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực ít người Kurd cư ngụ, gây nhiều thương vong.. Tiếp theo ngày 20/8/2016, một vụ đánh bom tự sát, tại miền nam Thổ sát biên giới Syria làm ít nhất 51 người chết, 69 bị thương. Sau cùng vào ngày 26/8/2016 tại Thị Trấn Cizre, một cuộc tấn công bằng bom xe đã giết chết 11 cảnh sát và làm bị thương 78 người.
Trong lúc đó vào ngày 18/8/2016, hai máy bay SU-24 của Syria đã oanh kích vào lực lượng người Kurd (hiện đang được Hoa Kỳ huấn luyện), tại khu vực đông bắc của thị trấn Hasaskeh, gây nhiều thiệt hại cho lực lưọng trên.
Rồi thì chuyện phải đến cũng đã đến, sau lời tuyên bố của Thủ Tướng Thổ vào ngày 20-8-2016 là " nước này sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết cuộc nội chiến tại Syria ".. Ngày 25/8/2016, Thổ cho xe tăng, máy bay và lực lượng đặc biệt hơn 5000 người, vượt biên giới Syira, chiếm đóng thị trấn Jarablus, đang do phiến quân ISISS chiếm đóng, để ngăn chặn và tấn công tiêu diệt lực lượng người Kurd YPG được Mỹ hỗ trợ, đang làm chủ một vùng đất sát biên giới phía nam của Thổ.
Biến cố đột ngột này,vừa làm cho cuộc chiến Syria càng trở nên phức tạp hơn nhưng quan trọng nhất là tạo cho Hoa Kỳ một thái độ khó xử khi đứng trưóc hai đồng minh đều quan trọng và thân cận (Thổ và ngưòi Kurd). Cuối cùng để làm vừa lòng Thổ, Mỷ yêu cầu các lựclưọng người Kurd đang chiến đấu tại chỗ phải rút về phía đông nhưng họ đã không chịu. Vì vậy ngày 28-8-2016, Thổ cho máy bay oanh kích, làm tử thương 25 du kích và 20 thường dân người Kurd. các cuộc oanh kích của Thổ nhắm vào lực lưọng kháng chiến của người Kurd vẫn tiếp dễn, trước sự bất lực của Mỹ khi kêu gọi hai đồng minh Thổ và Kurd ngưng tấn công vào nhau.
Rồi như muốn đổ thêm dầu vào la, ngày 31/8/2016, bộ trưởng Thổ, đặc trách tại Liên Hiệp Âu Châu đã công khai phủ nhận việc ký kết một thỏa hiệp ngưng bắn với lực lượng người Kurd tại biên giới Syria.
Tất cả các rối ren gần như bế tắc trên đều phát xuất từ mối thù " truyền kiếp " giữa hai dân tộc Thổ và Kurdistan không ai có thể hàn gắn được, trừ phi người Kurd từ bỏ cái mộng, chiếm lại miền đất tổ đã bị Thổ cưởng đoạt, để lập quốc. Máu và nước mắt của người Kurd liên tiếp bao đời vẫn chảy..không biết bao giờ mới đạt được ước nguyện có một quốc gia Kurdistan hiện hữu trên bản đồ thế giới như Do Thái và Palestin .
1- NGƯỜI KURD VÀ ƯỚC NGUYỆN LẬP QUỐC :
Trên bản đồ thế giới sẽ chẳng bao giờ có một quốc gia nào mang tên Kurdistan nhưng lại có một dân tộc Kurd đông hơn 26 triệu người (1990), sống rãi rác trên đầu nguồn hai con sông lớn Tigris và Euphrater chảy vào lãnh thổ Iraq trước khi ra vịnh Ba Tư. Căn cứ vào lịch sử Cổ Hy Lạp cho biết vào mùa đông năm 401 trước Tây Lịch (trTL), tàn quân Hy Lạp sau cuộc chiến bị thất bại tại Ba Tư, trên đường về nước đã bị Bộ tộc Carduchi phục kích đánh tan tại rặng Taurus thuộc vùng Tây-Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ngay từ thế kỷ thứ VII sau Tây Lịch, người Ả Rập đã chiếm gần hết lãnh thổ của Kurdistan sau đó mới rơi vào đế quốc Ottoman của Thổ
Bộ tộc Carduchi chính la tổ tiênợ người Kurd bây giờ, sau mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử bị đồng hóa và nay là con cháu của hầu hết các sắc dân sống trong toàn khu vực quanh biển Caspian chạy tới Hắc Hải như người Guti, Kurti, Mede, Mard, Gordyene, Adianbene.. Người Kurd thuộc sắc dân Châu Âu nhưng lai da đỏ, phát âm thổ ngữ Ba Tư trộn với Ấn Ðộ, hiện là dân bán du mục sống trong một lãnh thổ được các nhà địa lý gọi là " Kurdistan ", gồm phần đất phía Ðông-Nam Thổ (13,7 triệu người), Bắc Iraq (4,4 triệu), Iran (6,6 triệu) , Syria (1,2 triệu) và một số khác ở Armenia và Azerbaijan. Ngoài ra còn khoảng 1 triệu người sống tại Âu Châu mà phân nữa định cư tại Ðức quốc. Ða số người Kurd theo Hồi Giáo hệ phái Sunni, một ít theo phái Shite và Hồi giáo thuần tuý. Giống như chuyện lập quốc của người Do Thái và Palestine đầy máu lệ, tiếp diễn liên tục từ mấy ngàn năm qua cho tới nay vẫn chưa kết thúc trong vùng Tiểu Á Tế Á. Chuyện lập quốc của người Kurd cũng đã làm nhân loại điên đầu vì không thể nào giải quyết được dù các thế hệ Kurd liên tục nổi dậy đòi độc lập nhất là tại Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thật ra cũng đã bao lần dân tộc Kurd suýt đạt được nguyện vọng mà tổ tiên họ đã cưu mang từ bao chục thế kỷ trước. Ðó là năm 1920 sau khi Thế chiến I chấm dứt, Thổ Nhĩ Kỳ trong trục Đức-Áo-Hung thua trận kéo theo sự sụp đổ của đế quốc Ottoman. Dịp này Thổ đã ký Hiệp ước Sèvres, chịu cắt một phần nhỏ lảnh thổ ở mạn Ðông Nam cho người Kurd lập quốc. Nhưng dự định chưa thi hành thì năm 192 Mustafa Kemal Ataturk đã canh tân đất nước, đánh bại quân Hy Lạp và lập nền Cộng Hòa đầu tiên trên đất Thổ. Từ ưu thế đó, Mustafa xé bỏ Hiệp ước Sèvres năm 1920 không cho Kurd lập quốc.
Ðại chiến thứ II kết thúc, Liên Xô chiếm miền Bắc Iran nên đã tách tỉnh Mahabad cho người Kurd sống tại đây để thành lập nước Cộng Hòa Kurdistanda nhưng bị Anh Mỹ chống đối kịch liệt. Cuối cùng Liên Xô phải giao vụ này lại cho vua Iran lúc đó là Rasa Shah quyết định và lần nữa mộng lập quốc của người Kurd đã tan tành. Nhưng có một thủ lãnh của Kurd là Mustafa Barzani trốn khỏi Ba Tư và sống lưu vong tại nhiều nước. Năm 1970 qua sự ủng hộ của Mỹ, Do Thái và Iran nên Barzani lại quay về quấy phá miền bắc Iraq nhưng bị Baghdad dập nát hoàn toàn vào năm 1979.
Năm 1980 cuộc chiến Iraq-Iran bùng nổ dữ dội, người Kurd lại lợi dụng tình thế nổi dậy chiếm thành phố Sulaymaniyan ở miền bắc để lập quốc, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng KDP (Dân chủ Kurd thủ lảnh Massoud Barzani) và Liên đoàn Ái quốc Kurd (PUK) do Jalai Talebani cầm đầu, được Giáo chủ Khomeini của Iran ủng hộ tiếp tế với mưu toan quậy phá nội bộ của Sadam Hussein. Do trên suốt thời gian 1980-1988, Chính phủ Iraq liên tiếp tấn công người Kurd tại miền bắc vì họ theo phe Iran. Ðể diệt hậu hoạn Sadam Hussein năm 1988 đã sử dụng vũ khí hóa học tàn sát hàng ngàn người Kurd. Cuộc nội chiến kéo dài đã khiến cho hằng triệu người Kurd phải bỏ nhà cửa chạy qua lánh nạn tại các nước láng giềng.
Sau cuộc chiến Iraq lần thứ I vào cuối năm 1991, Liên Hiệp Quốc đã ban hành Nghị Quyết bắt Sadam Hussein phải đối xử nhân đạo với cộng Ðồng Kurd ở miền Bắc Iraq, lại còn cho đoàn quân mũ xanh gồm Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Thổ đến lập vòng đai và vùng cấm bay để bảo vệ quyền tự trị của người Kurd. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì xung đột lại xảy ra ngay trong nội bộ giữa hai đảng PUK và KDP kéo dài tới giữa năm 1999 thì hy vọng lập quốc gia Kurdistan cũng tan tành vì sự phá hoại của bốn nước Iraq, Iran, Syria và Thổ.
Sau khi Tổng Thống W.Bush (con) lật đổ chế độ Sadam Hussein, đã cho người Kurd ở phương bắc được tự trị. Chính họ cũng là tiền đồn giúp Mỹ giữ vửng biên thùy Iraq dể rảnh tay tiêu diệt loạn quân do Iran và Syria nuôi dưỡng và yểm trợ đang phá hại nền hòa bình của nước này vừa mới thu hồi được. Ðòn ly gián của Nga Ba Tư khi xúi tổ chức PKK khủng bố người Kurd gây hấn phá hoại các đường ống dẫn dầu tại vùng biển Caspian đã bị Hoa Kỳ, Chính Phủ Iraq khám phá ra từ lúc đầu nên đã tuyên bố ‘ không can thiệp ‘ với ngụ ý cho phép quân Thổ cứ vào tận hang ổ mà bắt trọn.
Trong cuộc chiến chống lại nhà nước ISSIS hiện tại, cộng đồng người Kurd ở miền Bắc Iraq, là một trong những lực lưọng chính đánh bật phiến quân ra khỏi lảnh thổ, phải chạy qua Syria.
2- NGƯỜI KURD SỐNG TRÊN ÐẤT THỔ :
Thông tấn xã Anatolia của Thổ vừa loan báo tuần qua, một số chiến đấu cơ F-16 mang bom và trực thăng võ trang của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công nhiều vị trí của loạn quân người Kurd thuộc nhóm khủng bố PKK thân Cộng Sản và Iran, sống dọc theo biên giới Thổ-Iraq. Tiếp theo Thổ đã điều động một số lớn đơn vị chiến đấu gồm bộ binh, thiết giáp và pháo binh tới miền Nam chuẩn bị vượt biên tấn công PKK sâu trong lãnh thổ bắc Iraq. Ðồng thời nhiều phi đội chiến đấu cũng dời về căn cứ không quân Diyarbakir ở đông nam Thổ. Ðồng lúc quốc hội Thổ đã biểu quyết cho phép quân đội Thổ tấn công loan quân PKK bất cứ nơi nào. Do đó, Tổng thống Thổ lúc đó Abdulllah Gul và Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan mới nói rằng Thổ sẽ vượt biên giới vào Iraq để tiêu diệt loạn quân Kurd.
Ðây không phải là lần đầu và là lời nói suông của các nhà lãnh đạo Thổ qua câu chuyện dài đầy máu lệ giữa hai dân tộc Thổ và Kurd (hơn 12 triệu người) tuy cùng sống chung trong một lãnh thổ nhưng luôn luôn đối đầu và tìm đủ mọi cách để tiêu diệt lẫn nhau vì sự sinh tồn. Vào thế kỷ thứ VII Kurdistan bị Á Rập thôn tính nhưng sau đó lại lọt vào tay người Selfuks từ thế kỷ IX tới XIV và cuối cùng trở thành lãnh thổ của đế quốc Ottaman. Năm 1500 Ba Tư và Thổ chia hai lãnh thổ Kurdistan sau một thời gian chiến tranh đẳm máu trên vùng đất này. Năm 1923 sau khi Thế chiến 1 chấm dứt, bốn nước Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp lại ký thỏa ước Lausane thay thế và hủy bỏ hiệp ước Sévres (1920) vì sự khiếu nại của Thổ. Thỏa ước này chẳng những không thèm đề cập tới việc cho người Kurd lập quốc mà còn chia nước Kurdistan thành bốn mảnh nhập vào bốn nưốc Syria, Thổ, Iraq và Iran. Thổ là một trong bốn nước nhận được phần lảnh thổ rộng nhất (52%) và đông dân Kurd (12 triệu người).
Sự bất công trên đã khiến cho người Kurd luôn nổi dậy khi có dịp. Riêng tại Thổ chỉ trong thời gian ngắn từ 1925-1945 hai lần người Kurd nổi dậy chống lại sự tàn ác bất công của chính quyền Thổ. Cũng vì vậy nên Thổ đã tìm đủ mọi cách đồng hóa và hủy diệt nền văn hóa Kurd đã có từ lâu đơi khiến cho thù hận càng thêm chồng chất kéo dài liên tục từ thế hệ này sang đời khác, lúc nào người Kurd cũng đòi hỏi phải được tự trị và độc lập.
Năm 1974 một tổ chức võ trang của người Kurd tại Thổ ra đời. Ðó là đảng công nhân dân tộc Kurd PKK (Kurdistan Worker’s Party). Ðây là một tổ chức Cộng Sản trá hình thân Iran nên đã bị chính quyền Thổ và phe Tư Do xếp vào danh sách các băng nhóm khủng bố tại Trung Ðông. Do đó năm 1979 đảng PKK bị chính phủ Thổ cấm hoạt động nên lãnh tụ Abdullah Ocalan trốn sang hoạt động tại Syria sau khi làm cuộc đảo chính bị thất bại. Từ đó lực lượng PKK của Ocalan được Syria bảo trợ và huấn luyện trong thung lũng Bekaa của Liban.
Chiến tranh bùng nổ giữa Thổ và PKK từ năm 1984 khi Ocalan xây dựng được một căn cứ trong tỉnh Siert về phía đông nam nước Thổ. Từ năm 1993 Semdin Sakik được PKK giao phụ trách quân sự, đã theo đuổi đường lối mát xít khủng bố của Syria-Iran, nên tấn công bừa bãi nhắm cả vào dân thương người Thổ. Nguy hiểm vào ngày 4-11-1993 Sakik đã ra lệnh cho PKK đặt bom khủng bố nhiều sứ quán của Thổ tại Pháp, Anh, Ðức, Thụy Sĩ, Áo, Ðan Mạch.. giết hại nhiều người. Hành động khủng bố dã man trên đã làm PKK không còn uy tín trên thế giới, nên Sakik bỏ trốn sang Iraq nhập vào đảng PDK do Massound Barsani cầm đầu. Tình trạng khủng bố vẫn tiếp diễn ác liệt nhất là năm 1994 gần như toàn bộ các khu du lịch của Thổ đều bị PKK đặt bom phá hoại.
Ngày 1-9-1998 Ocalan đơn phương ngưng chiến. Một đại hội quy tụ đại diện người Kurd sống tại 4 nước Syria, Thổ, Iraq và Iran, được tổ chức vào ngày 19 và 20-12-1998 tại thủ đô Brussels Bỉ) để thành lập một Mặt Trận kiểu PLO. Sau đó nười Kurd tuyên bố chấm dứt đòi hỏi thành lập quốc gia Kurdistan mà chỉ muốn được tự trị trong liên bang Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng những lời hứa hẹn trên không làm Thổ tin tưởng, vì vậy vào tháng 10-1998 biết được Ocalan đang lẫn trốn tại Syria nên Thổ gửi tối hậu thư bắt nước này phải giao nạp nếu không sẽ có chiến tranh. Syria vì sợ Thổ nên đã chuyển Ocalan tới Mạc Tư Khoa bằng đường Hy Lạp nhưng Nga đã từ chối không cho đương sự tị nạn chính trị. Cùng thế Ocalan phải tới Ý nhưng cũng không được nhận nên cuối cùng lại phải quay về ẩn náu tại Hy Lạp và được nước này giúp tới tị nạn tại thủ đô Nairobi của Kenya (Phi Châu). Nhưng ngay khi chiếc máy bay chở Ocalan đáp xuống phi trường vào lúc 11 giờ 33 ngày 2-2-1999 thì FBI đã khám phá được do sự sơ hở của Tòa đại sứ Hy Lạp tại đây.
Cũng vì vậy nên Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được tin tức trên vào ngày 4-2-1999 và đã cữ một toán biệt kích tinh nhuệ thuộc lực lượng Maroon Berets tới Kenya ngày 5-2 để bắt Ocalan về nước và đem giam cầm tại một hải đảo qua tội danh phản quốc. Việc bắt bớ này lại gây thêm thù hận giữa hai dân tộc Thổ-Kurd khắp nơi, tới nay vẫn chưa chấm dứt nhất là phía sau lưng của nhóm loạn quân khủng bố quốc tế PKK có sự hậu thuẩn, nuôi dưởng và thúc đẩy của Nga, Ba Tư và Syria mà mục đích chính là nhắm vào các mõ dầu hỏa và khí đốt do Hoa Kỳ và các nước Tây phương đang giành giựt với Nga-Tàu-Ba Tư tại khu vực Trung Á, Caucase và Biển Caspian.
Theo nhận xét của các nhà chính trị đương thời, vấn đề người Kurd lập quốc cũng không khác gì chuyện dài Palestine. Ðó là trở ngại bởi sự tranh giành quyền lực của các phe nhóm mà không một thế lực ngoài nào có thể dàn xếp được. Ngoài ra còn có những thứ khác, mà chỉ có người Kurd mới biết là họ đang muốn gì ? .
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 9-2016
MƯỜNG GIANG
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen