Dienstag, 20. September 2016

Tôi đưa em sang sông.

Dân Trí:   Mỗi khi chiếc bè nhỏ chòng chành qua sông, những người trên bè lại gồng mình nín thở. Bè tạm bợ chỉ chở được vài người, nhưng chất đầy người, xe cộ; những người trên bè cứ bám dây thừng mà qua sông ...
Chợ phiên Lâm Hóa, xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), được tổ chức thường niên vào các ngày thứ 2, 4, 6, và chủ nhật. Các ngày phiên chợ họp, người dân khắp các xã lân cận lại đổ về đây tham dự, trong đó có người dân xã Tân Mỹ, phải vượt sông đến chợ.
Người dân các xóm Mặc, Khang... xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) chỉ cách chợ con sông Bưởi. Họ vượt sông đến chợ, bởi nếu đi đường bộ có cầu cứng phải đi quãng đường cách đó 7km. Chiếc bè mảng tạm bợ vượt sông được người dân tự làm để qua sông cho gần hơn.
Mỗi chiếc bè chỉ chở được từ 2 - 3 người, tuy nhiên vào ngày phiên chợ, nhu cầu qua sông của người dân nhiều, chiếc bè đơn sơ chở lên 7 - 8 người chưa kể xe cộ, khiến chiếc bè chìm xuống bị lút nước. Bè chỉ được làm bằng những thân luồng, nứa tạm bợ, buộc sơ sài. Mỗi khi vượt sông, bè không chèo mà có một người lần theo sợi dây thừng nối từ đầu bên này qua bên kia sông.
Ông Bùi Văn Diến (SN 1966) cùng vợ là Bùi Thị Sen (SN 1967) hàng ngày phải túc trực ở bến đò chở mọi người qua sông. "Vợ chồng tôi cũng đã xin nghỉ hưu, nhưng không có ai thay thế làm công việc này vì quá vất vả", ông Diến nói.
Chiếc mảng vượt sông này không có phép, nên người qua sông cũng chẳng cần đến áo phao, hay đồ bảo vệ cấp cứu. Vào mùa mưa lũ, nước sông Bưởi dâng cao nhưng người dân vẫn gồng mình qua sông, vì để đến chợ được gần hơn.
Không kể người già, trẻ em, hay cả phụ nữ mang thai, tất cả đều lên bè sang sông môt cách mạo hiểm. Khi bè ra đến giữa sông nước chảy khiến bè chòng chành, nhiều người phải nín thở, sang được bờ biên kia mới thở phào nhẹ nhõm, vì vừa vượt được lưới hái tử thần.
Dù nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chọn cách đi bè. "Đi đường bộ mất 6 đến 7 cây số, đến được thì chợ tan mất rồi. Biết là nguy hiểm, nhưng chúng tôi vẫn phải qua sông", ông Bùi Văn Chức nói.
Ông Bùi Văn Tiến (52 tuổi), xóm Mặc mong muốn: "Nhiều năm qua sông bằng chiếc bè tạm đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra, cả người xe bị chìm xuống sông, cũng may chưa có vụ chết người nào. Chúng tôi rất mong có một cây cầu bắc qua sông, để bà con đi lại được an toàn và thuận tiện".


Theo bà Sen, gần đây có nhiều đoàn về khảo sát điểm qua sông này. Mỗi lần như thế người dân lại rất mong muốn nhanh có được cây cầu hơn. Bà cũng không muốn làm nghề này nữa, có được cây cầu bà con ai cũng mừng và vui vẻ.
Giá mỗi lần qua sông với người đi bộ là 1.000 đồng, người và xe máy là 2.000 đồng. Mỗi ngày hai vợ chồng bà Sen cũng kiếm được từ 100.000 trở lên, nhưng cũng không ăn thua so với sức khỏe phải bỏ ra để kéo bè qua sông mỗi ngày.
Nguy hiểm nhất là khi hai chiếc bè va chạm nhau, vì cùng chung một sợi dây để đẩy qua sông. Những lúc như thế này thường dễ xảy ra tai nạn nhất, vì bè dễ bị chìm. Qua sông đi chợ mỗi ngày, nhiều người không biết bơi rất lo sợ, nhưng chỉ biết nhắm mắt làm ngơ.

Ông Bùi Công Thành, Chủ tịch UBND CS xã Vũ Lâm chia sẻ:  mới đây đoàn của Sở GTVT CS Hòa Bình đã về khảo sát, địa phương rất mong muốn có một cây cầu để bà con đi lại đỡ vất vả hơn. "Địa phương sẵn sàng công tác giải tỏa mặt bằng, còn bà con sẵn sàng bỏ ngày công nếu có dự án xây cầu tại đây", ông Thành nói.
__._,_.___

Posted by: van tran <vantran4444@me.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen