Donnerstag, 1. September 2016

Ký giả Đức viết về người Trung quốc tại Việt Nam:

Ký giả Đức viết về người Trung quốc tại Việt Nam:
Hung hãn và không biết tôn trọng là gì
Jörg von Rohland (Bayernkurier)
Quang Trung (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển dịch
27/08/2016 (DĐVN21) - Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ „tôn trọng“ là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của mình thì người dân mải mê đi du lịch. Đặc biệt là ở nước láng giềng Việt Nam, nhiều người Trung quốc có những hành xử rất khiếm nhã.
Theo số liệu chính thức thì mỗi năm có khoảng 120 triệu người Trung quốc đi du lịch nước ngoài. Mặc dù giữa Việt Nam và Trung quốc đang có tranh chấp đảo tại Biển Đông, số lượng người Trung quốc du lịch ở Việt Nam mỗi năm khoảng 5 triệu người, đứng hàng thứ nhất, kế tiếp là người Nga. Hiển nhiên đa số những người đi theo tour du lịch trọn gói từ Trung quốc đến các phi trường quốc tế Việt Nam không thuộc thành phần đại gia. Dầu sao ở nước cộng sản này so ra vẫn rẻ.

Das Bild wurde vom Absender entfernt. H1 - Ký giả Đức viết về người Trung quốc tại Việt Nam
Du khách Trung quốc tại Hội An (ảnh RFA) (*)

Mặc dù vậy người Trung quốc mặc cả đến từng xu. Một thành viên của Hội Đức-Việt ở Nha Trang là ông Lothar Hüpner, người sống từ 10 năm nay ở ngoại ô của một khu du lịch nổi tiếng cho biết „người bán hàng than phiền về những khách du lịch này, khi thương lượng giá cả họ tỏ ra quá khích, khiến thể diện người Trung quốc bị liệt vào hạng thấp nhất“. Hình ảnh khách du lịch Trung quốc ăn cắp chuối của một bà bán hàng (vì giá cả đối với họ quá đắt) đã lan truyền trên các trang mạng xã hội.

Theo ông Hübner, mỗi du khách Trung quốc thường chi cho chuyến du lịch Việt Nam tổng cộng khoảng 400 USD. Ông Đức 67 tuổi này, trước làm nghề kim hoàn ở Hamburg, còn trích dẫn tường thuật của báo chí địa phương: „vậy mà còn có những chào mời cho chuyến du lịch trọn gói chỉ có 200 USD, bởi vậy ở đây bị bóc lột lừa đảo không thương tiếc“. Từ tháng 5 năm nay, báo chí luôn than phiền lối hành xử mất dạy của những hãng du lịch Trung quốc tại các thành phố du lịch Nha Trang, Hội An và Đà Nẵng.

Con số người Trung quốc đi du lịch đã tăng lên gấp 5 lần

Trong vòng một năm nay, số khách Trung quốc du lịch ở Nha Trang đã tăng lên gấp 5 lần nhưng các hãng du lịch tại địa phương chẳng cơm cháo gì được. Hồi tháng 5 năm nay các xe buýt của hãng Trung quốc có tên „Silent Beach“ đã tràn ngập thành phố. Thì ra với sự giúp đỡ tận tình của một cựu quan chức của sở du lịch hãng xe buýt này đã sử dụng giấy tờ giả để chạy xe. Quan chức này và gia đình ông ta đã tận tình bao che cho hãng đó. Sau đó họ đã bị phạt tiền nặng và trên 20 xe buýt đồng loạt biến mất khỏi thành phố.

Trung quốc bành trướng

Người Trung quốc không ngần ngại lộng hành ở các nơi khác. „Họ lợi dụng sự hiếu khách của nơi đây và tạo cho mình một hệ thống riêng biệt trong vùng“, ông Hübner dẫn lời tường thuật của báo chí địa phương. Theo đó các hướng dẫn viên du lịch Trung quốc hành nghề không cần giấy phép lao động. Tại những di tích thắng cảnh quan trọng các hướng dẫn viên này còn xấc xược xuyên tạc lịch sử Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho Trung quốc vì Việt Nam đã bị Trung quốc đô hộ một ngàn năm. „Danh sách liệt kê những hành vi láo xược và thủ đoạn làm ăn phạm pháp của những người Trung quốc tổ chức du lịch còn dài hơn nữa, nhưng tôi nghĩ rằng, mọi người ở đây đều hiểu là người Trung quốc chẳng kiêng nể quốc gia nào cả“, ông Hübner nói.

Dân chúng hết sức bức xúc, ngay cả những nhân viên biên phòng Việt Nam cũng khó mà giữ được sự điềm tĩnh. Họ rất khó chịu với nhiều hộ chiếu của người Trung quốc và không chịu đóng dấu nhập cảnh. Theo báo Tin Tức Tuổi Trẻ, lý do dễ hiểu là trên hộ chiếu của người Trung quốc có in hình chìm „biên giới chín đoạn“ yêu sách 80% Biển Đông là của họ. Tờ báo trên cho biết là thiết kế mới này bắt đầu được in trên các hộ chiếu Trung quốc từ năm 2012.  Người cầm hộ chiếu kiểu này không được đóng dấu nhập cảnh Việt Nam trên hộ chiếu mà thay vào đó chỉ nhận được một tờ giấy rời. Một quan chức nói với tờ báo rằng việc cấp chiếu khán rời nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam không công nhận „biên giới chín đoạn“ này dưới bất cứ hình thức nào.
Das Bild wurde vom Absender entfernt. H2 - Ký giả Đức viết về người Trung quốc tại Việt Nam: hung hãn và không biết tôn trọng là gì

Hồi cuối tháng bảy một nhân viên hải quan tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất đã gây căng thẳng khi ông ta không những không đóng dấu vào hộ chiếu cho một phụ nữ đến từ Thượng Hải mà còn viết một lời nhắn rất không thân thiện „Fuck you“ vào đó! Vụ này đã gây một cơn bão phẫn nộ ở Trung quốc và Tòa Lãnh sự Trung quốc ở Việt Nam đòi hỏi phải phạt nặng nhân viên đó để tương lai chắc chắn không xảy ra chuyện tương tự nữa.

Các tòa án quốc tế không có ý nghĩa gì đối với Trung quốc

Trung quốc tỏ ra hoàn toàn không có ấn tượng gì về phán quyết của tòa án trọng tài Den Haag (The Hague) rằng sự tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc ở Biển Đông là vô căn cứ. Nhân dịp này Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.

Người Trung quốc coi thường bản án này, tuyên bố phán quyết của Den Haag không có giá trị và thản nhiên tiếp tục công việc xây dựng ở Biển Đông. Tờ báo New York Times gần đây cho phổ biến nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh làm cho cuộc tranh chấp tiếp tục nóng lên. Các hình ảnh cho thấy sự lấp đầy các rặng san hô ở Biển Đông. Khoan nói tới sự hư hại về môi trường: Trên những đảo nhân tạo này người ta thấy những phi đạo cất/hạ cánh mới toanh cũng như những tháp và hăng ga chứa máy bay. Tờ New York Times cho rằng những cơ sở xây chắc chắn này dùng cho việc quân sự. Tuy những hình ảnh không cho thấy những phi cơ quân sự trên phi đạo nhưng trong những hăng ga có thể chứa bất cứ phi cơ quân sự nào của quân đội Trung quốc. Dĩ nhiên Trung quốc phủ nhận những điều này. Cho đến hôm nay Bắc Kinh vẫn tránh nói đến từ „quân sự hóa“ Biển Đông.
Quang Trung chuyển dịch
(*) Hình ảnh do DĐVN21 thêm vào
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
BAYERNKURIER
18.08.2016 | 16:50 Uhr
Chinesen in Vietnam
Rücksichtslos und aggressiv
Die Regierung macht es ihnen vor: das Wort Rücksicht ist für viele Chinesen ein Fremdwort. Während das Reich der Mitte im südchinesischen Meer illegal künstliche Inseln aufschüttet, um seine Gebietsansprüche zu untermauern, frönt das Volk seiner Reiselust. Insbesondere im benachbarten Vietnam benehmen sich viele Chinesen schwer daneben.
Die Chinesen kommen: Busladungen von Touristen aus dem Reich der Mitte landen in Vietnam. (Bild: von Rohland)
Die Chinesen kommen: Busladungen von Touristen aus dem Reich der Mitte landen in Vietnam. (Bild: von Rohland)
120 Millionen Chinesen reisten offiziellen Angaben zufolge im vergangenen Jahr ins Ausland. Trotz des Streits mit Vietnam um Inselgruppen im südchinesischen Meer stellt China auch dort den größten Teil der jährlich gut fünf Millionen Touristen; auf Rang zwei folgen die Russen. Und offensichtlich ist es meist nicht die Crème de la Crème, die da per Pauschalreise aus dem Reich der Mitte die internationalen Flughäfen Vietnams ansteuert. Schließlich ist das kommunistische Land vergleichsweise billig.
Das Image der Chinesen ist in der untersten Schublade angelangt.
Lothar Hübner, Mitglied der deutsch-vietnamesischen Gesellschaft in Nha Trang
Trotzdem feilschen die Chinesen um jeden Cent: „Die Händler beschweren sich über diese Touristen, sie treten bei Preisverhandlungen derart aggressiv auf, dass das Image der Chinesen in der untersten Schublade angelangt ist“, weiß Lothar Hübner, Mitglied der deutsch-vietnamesischen Gesellschaft in Nha Trang, der seit rund zehn Jahren in einem Vorort von Vietnams Touristenhochburg lebt. In den sozialen Netzwerken kursieren demnach sogar Bilder chinesischer Besucher, die einer Händlerin Bananen aus dem Korb klauen, weil sie ihnen zu teuer sind.
Alles für die Touristen: Werbung in englisch, chinesisch und russisch. (Bild: von Rohland)
Alles für die Touristen: Werbung in englisch, chinesisch und russisch. (Bild: von Rohland)

Der Normalpreis für den Urlaub eines Chinesen in dem Land liegt laut Hübner alles in allem bei rund 400 Dollar. „Es werden aber auch Reisen schon für 200 Dollar angeboten, dann wird hier gnadenlos abgezockt“, verweist der 67-Jährige ehemalige Hamburger Juwelier auf die Berichte der vietnamesischen Lokalpresse. Seit Mai dieses Jahres beklagen die Blätter immer wieder das respektlose Verhalten chinesischer Reiseunternehmen in den Touristenstädten Nha Trang, Hoi An und Da Nang.

Zahl der chinesischen Touristen hat sich verfünffacht
In Nha Trang hat sich demnach die Zahl der Touristen aus dem Reich der Mitte in nur einem Jahr verfünffacht. Doch die örtlichen Veranstalter haben meist nichts davon. So beherrschten im Mai dieses Jahres plötzlich Busse des chinesischen Unternehmens „Silent Beach“ das Stadtbild. Wie sich herausstellte, hatte die Firma die Busse mit gefälschten Papieren und tatkräftiger Hilfe eines ehemaligen Offiziellen der vietnamesischen Tourismusbehörde auf die Straße gebracht. Der Mann und seine Familie, die für die Firma arbeiteten, hatten kräftig die Hand aufgehalten. Sie bekamen ein saftiges Bußgeld aufgebrummt, die gut zwei Dutzend Busse verschwanden wieder aus der Stadt.
Viele Chinesen bevölkern die vietnamesischen Strände, hier in Nha Trang. (Bild: von Rohland)
Viele Chinesen bevölkern die vietnamesischen Strände, hier in Nha Trang. (Bild: von Rohland)

China macht sich breit

Die Chinesen hält das nicht davon ab, an anderer Stelle ihr Unwesen zu treiben. „Sie missbrauchen die hiesige Gastfreundschaft und entwickeln ein eigenes System in der Region“, zitiert Hübner die Zeitungsberichte. Chinesische Reiseleiter werden demnach ohne erforderliche Arbeitsgenehmigungen beschäftigt. Und die Guides nehmen sich dann auch noch die Frechheit heraus, an bedeutenden Sehenswürdigkeiten die Geschichte Vietnams im Sinne Chinas zu verbiegen und zu verfälschen, da Vietnam 1000 Jahre lang von den Chinesen besetzt gehalten wurde. „Die Liste des respektlosen Verhaltens und der strafbaren Geschäftspraktiken der chinesischen Reiseveranstalter ist noch viel länger, aber ich glaube, jeder hat verstanden, dass China keinen Respekt vor anderen Ländern hat“, sagt Hübner.
Lothar Hübner. (Bild: fkn)
Lothar Hübner. (Bild: fkn)

Die Volksseele kocht, und selbst vietnamesischen Grenzbeamten fällt es schwer, die Contenance zu bewahren. Sie stören sich vor allem an vielen Reisepässen der Chinesen und weigern sich, diese abzustempeln. Aus gutem Grund: Nach Angaben der Zeitung Tuoi Tre News zeigen die Ausweise die imaginäre Neun-Strich-Demarkationslinie, mit der China 80 Prozent des Südchinesischen Meers für sich beansprucht. Das neue Design wird dem Bericht zufolge seit 2012 in die Pässe gedruckt. Die Inhaber bekommen in Vietnam keinen Einreisestempel mehr, sondern müssen sich mit einem Papier zufriedengeben. Durch die Ausgabe separater Visa werde die Haltung Vietnams unterstrichen, die Neun-Strich-Linie „nicht in irgendeiner Form anzuerkennen“, erläuterte ein Offizieller dem Blatt.

Ein Grenzbeamter am internationalen Flughafen in Ho Chi Minh Stadt hatte den Bogen Ende Juli freilich überspannt. Er verweigerte einer Frau aus Shanghai nicht nur den Stempel in den umstrittenen Pass, sondern kritzelte zudem die höchst unfreundliche Botschaft „Fuck You“ hinein. Der Fall sorgte in China für einen Sturm der Entrüstung, und das chinesische Konsulat in Vietnam forderte eine harte Bestrafung des Beamten, um sicherzustellen, dass so etwas nicht wieder passiert.
Internationale Gerichte haben für China keine Bedeutung
Völlig unbeeindruckt zeigt sich das Reich der Mitte derweil von dem Richterspruch des internationalen Schiedshofes in Den Haag, der im Juli Chinas Gebietsansprüche im Südchinesischen Meer für null und nichtig erklärt hatte. Vietnam unterstrich daraufhin einmal mehr, dass es auf seine Rechte an den Paracel- und Teilen der Spratly-Inseln besteht.
F. Bökelmann, K. Pepping)" ">Die Seegrenzen im Südchinesischen Meer sind umstritten. (Grafik: dpa/ F. Bökelmann, K. Pepping)
Die Seegrenzen im Südchinesischen Meer sind umstritten. (Grafik: dpa/ F. Bökelmann, K. Pepping)
Die Chinesen pfeifen drauf: Das Land erklärte seinerseits den Richterspruch aus Den Haag für „null und nichtig“ und setzt seine Bauarbeiten im Südchinesischen Meer unbeeindruckt fort. Die New York Times veröffentlichte in diesen Tagen neue Satellitenbilder, die den Konflikt weiter anheizen dürften. Die Aufnahmen zeigen aufgeschüttete Korallenriffe im Südchinesischen Meer. Abgesehen von den Umweltschäden: Auf den künstlich geschaffenen Inseln sind nagelneue Start- und Landebahnen zu sehen, sowie Türme und Flugzeughallen. Die New York Times geht aufgrund der Massivität der Anlagen von einer militärischen Nutzung aus. Die Bilder würden zwar keine Militärflugzeuge zeigen, in den Hallen könnte jedoch „jedes beliebige Militärflugzeug der chinesischen Armee Platz finden“, heißt es. Bestätigt wird das von China freilich nicht. Peking weist bis heute eine Militarisierung des Südchinesischen Meers weit von sich.
Chinesischer Cyberangriff auf Flughäfen
Den Streit um die Gebietsansprüche im Südchinesischen Meer haben zuletzt auch chinesische Hacker angeheizt: Die sich „1937CN“ nennende Gruppe war Ende Juli in das Computernetzwerk der staatlichen vietnamesischen Fluggesellschaft Vietnam Airlines eingedrungen und erlangte auch die Kontrolle über Anzeigetafeln der Flughäfen in Hanoi und Ho Chin Minh Stadt (Saigon). Die Tafeln zeigten Botschaften, die Vietnam und die Philippinen für ihre Haltung in dem Konflikt schelten. Während die Computersysteme überarbeitet wurden, brach an den Check-In-Schaltern der Airports das Chaos aus. Zahlreiche Flugzeuge hoben bis zu 50 Minuten später ab als geplant. Laut lokalen Medien veröffentlichten die Hacker zudem persönliche Daten von 400.000 Mitgliedern des Vielfliegerprogramms „Golden Lotus“ von Vietnam Airlines.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen