- Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ
Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên
Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở
nào.
Trường nữ sinh Đồng Khánh - Hà Nội (College de Jeunes Filles) được thành lập năm
1917, nay là trường THCS Trưng Vương - Hà Nội, là ngôi trường duy
nhất của miền Bắc dành riêng cho nữ sinh tới cấp trung học.
Ngôi trường được xây dựng vào những thập niên đầuthế kỷ 20, khi vấn đề nữ quyền đang gặp nhiều rào cản của tư tưởng phong
kiến.
Từ đây, nhiều tiểu thư khuê các nhanh chóng bước ra khỏi chốn “màn
che trướng rủ” để nhập cuộc với thời đại, trở thành những nữ sinh
Đồng Khánh có tiếng duyên dáng và nết na.
Trong số họ có rất nhiều người là bậc kỳ nữ tài hoa sau này, như
giáo sư Lê Thi (Dương Thị Thoa) con gái GS Dương Quảng Hàm, nhà
giáo Hoàng Xuân Sính - nữ tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam...
Bên cạnh đó, trường Đồng Khánh còn được nhiều người biết đến là
ngôi trường của những giai nhân…
Ngôi trường của những giai nhân
Trong tâm trí người Hà Nội xưa, trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng với những cô học trò xinh đẹp
đầy mộng mơ, hồn thiên thướt tha trong tà áo dài đã trở thành một
miền kí ức khó phai.
Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ
Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên
Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở
nào.
Bà Viên Thị Thuận. |
Thời gian dẫu nhuốm màu tuổi tác, nhưng vẻ quý phái, thanh tao của
giai nhân Hà thành ngày đó vẫn toát ra từ người đàn bà ở tuổi cửu
thập cổ lai hy này.
Bằng chất giọng nhỏ nhẹ với phong thái đoan trang, bà Thuận
kể: “Muốn vào trường Đồng Khánh học, các học trò phải vượt qua các kỳ
thi gắt gao, chỉ ai thực sự học giỏi mới đỗ được vào trường Đồng
Khánh”.
Theo bà Thuận, ngày xưa nữ sinh Đồng Khánh được học toàn diện, họ
không chỉ được dạy văn hóa, dạy tiếng Pháp mà còn được dạy nữ công
gia chánh, hát, đàn piano, thể dục thể thao.
Lớp của bà Viên Thị Thuận khóa 1934 - 1942. |
Bên cạnh đó, trường còn dạy thêu thùa may vá, cách tắm và chăm sóc
cho trẻ sơ sinh, cách chi tiêu sao cho hợp lý bằng cách phân loại
ra tiền điện, tiền nước, tiền ăn…
Ngày đó, nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng không chỉ thông minh, xinh
đẹp mà còn hết sức nết na thuỳ mị. Ai cũng dịu dàng đài các, rất
đỗi đa cảm nhưng vô cùng kín đáo, tế nhị. Dù có thích ai họ cũng chỉ giữ kín trong lòng hoặc gửi gắm vào
những trang lưu bút.
Cựu nữ sinh Đồng Khánh cho biết: "Ngày đó cuộc sống của chúng tôi
nói riêng và các tiểu thư đương thời nói chung rất lãng mạn. Chúng
tôi thường đọc thơ và chép thơ vào những quyển lưu bút".
Một cô bạn cùng lớp bà Thuận, so với các bạn có phần cá tính, mạnh
mẽ hơn nhưng tâm hồn cũng không kém phần lãng mạn, cô là con gái
một bác sĩ.
Cô bạn này có tình cảm với thầy giáo dạy thể thao người Pháp, đẹp
trai và phong độ. Bị các bạn trong lớp phát hiện, trêu đùa, cô
thường hay ngượng ngùng.
Rồi mối tình đơn phương đó cũng sớm kết thúc khi thấy giáo kết hôn
cùng người phụ nữ khác. Còn cô thì gửi nỗi buồn da diết của mối
tình đầu tan vỡ vào những quyển sổ lưu bút.
Bà Viên Thị Thuận cho biết thêm, các nữ sinh Đồng Khánh thường mặc
áo dài thướt tha, thả mái tóc dài mượt, gọn gẽ đến trường.
Đặc biệt, theo nội quy nhà trường, không ai được phép trang điểm
khi đi học. Thế mà các nữ sinh Đồng Khánh lại rất đẹp, đẹp đến hút
hồn khiến bao trái tim nam sinh các trường THPT, ĐH phải si mê, ngơ
ngẩn.
Trang lưu bút bà Thuận viết cho người bạn học ở trường Đồng Khánh. |
Theo đó nam nữ học riêng, buổi chiều tan học, nam sinh từ các
trường khác thường mon men đến cổng trường Đồng Khánh, đứng ngắm,
nhìn trộm từ xa lúc các cô gái tan học về. Hầu như chàng trai nào cũng mơ được làm quen với một nữ sinh Đồng
Khánh.
Họ coi đó là niềm hãnh diện, tự hào để khoe với bạn bè, nhưng điều
này quả là chuyện khó, bởi mấy nữ sinh Đồng Khánh luôn lạnh như
băng, thâm trầm như biển sâu. Với họ nữ sinh Đồng Khánh luôn là...
một ẩn số.
Giai nhân tiết lộ sự thật về tác giả bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”
Bà Thuận cho biết, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập,
phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã
hội. Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn
rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Lý (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Người bạn này của bà được mệnh danh là hoa khôi trường Đồng Khánh,
xinh đẹp, thông minh nhưng gia đình muốn bà lấy một người chồng bà
không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không
yêu, bà rất buồn bã.
Bà Viên Thị Thuận chia sẻ: “Cũng có thể trong lòng bà ấy đã có ý
trung nhân nào khác nhưng ở thời kỳ nữ quyền vừa bắt đầu những bước
đi đầu tiên, vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến thì việc dành tình cảm cho người con trai nào đó, dẫu “tình trong như
đã, mặt ngoài còn e” là điều không thể. Nên khi phải về lấy chồng
bà ấy rất buồn… Trước khi lấy chồng, bà Phạm Thị Lý đã sáng tác bài thơ 'Hai sắc hoa ti gôn' gửi đăng báo bằng bút danh TTKH, với mục đích giấu tên.
Bà không ngờ được bài thơ mình sáng tác trong cái giây phút ngẫu
hứng lại trở nên nổi tiếng cho đến ngày nay. Hôm đó, bà Lý cùng tôi đến tòa soạn gửi bài thơ rồi đi thẳng nên
chẳng ai tìm được tác giả".
Bà Thuận cũng cho biết thêm: “Trước khi gửi đăng báo, bà Lý từng đọc cho các bạn trong lớp
nghe…”.
Bà Thuận lần giở những bức ảnh cũ lưu trên ipad. |
Sau này, rất nhiều giả thiết được đưa ra để xác định tác giả thực
sự nhưng đều dừng lại ở mức độ nghi vấn, vì tác giả bài thơ chưa
bao giờ lên tiếng xác nhận.
Hình như, dù là cuộc hôn nhân “ép buộc” nhưng cuộc đời bà lại vô
cùng hạnh phúc. Có thể vì thế, những cảm xúc đầu đời cùng bài thơ
"Hai sắc hoa ti gôn" được bà Lý cất gọn trong kí ức.
Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ
định cư và mất ở tuổi 80. Và, tác giả của một bài thơ nổi tiếng giờ vẫn là bí ẩn trong văn đàn.
Một nữ sinh nổi tiếng khác của trường Đồng Khánh, không thể không
nhắc đến là GS Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, con gái của cố GS
Dương Quảng Hàm.
Bà cùng các anh chị em được cha mẹ cho ăn học tử tế ngay từ khi còn
nhỏ.
Gần 80 năm đã trôi qua, nữ sinh trường Đồng Khánh cùng khóa bà
Thuận chỉ còn lại vài người. Nhưng mỗi dịp có cơ hội gặp gỡ, họ vẫn
tranh thủ ngồi lại hàn huyên và ôn lại những kỉ niệm vàng son thủa
nào...
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen