Donnerstag, 22. Juni 2017

Việt Nam từ chối không cho thăm...

Việt Nam từ chối không cho thăm nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam tù

Martin Patzelt
Bản dịch của Trần Việt
20/06/2017 (DĐVN21) - Berlin - Những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, hai dân biểu liên bang Đức là ông Martin Patzelt và ông Philipp Lengsfeld đã sang Việt Nam với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức. Chuyến đi này của hai vị dân biểu do Quốc hội Liên bang Đức hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu", một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Trọng tâm của chuyến đi là tiếp tục tìm hiểu và thâu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong tù, như ông Patzelt đã tuyên bố hồi tháng 4 năm ngoái.
Nhà cầm quyền cộng sản đã từ chối không cho hai vị dân biểu thăm blogger Nguyễn Hữu Vinh trong tù, chẳng những thế còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng dân biểu Patzelt vốn xuất thân từ Cộng hòa Dân chủ Đức thời cộng sản cai trị nên ông thừa hiểu các thủ đoạn tiểu xảo của CSVN.
Trở lại Đức, dân biểu Martin Patzelt đã lên tiếng: "tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù".
Sau đây là ghi nhận của ông Martin Patzelt sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua do Trần Việt chuyển dịch.

* * *
Với sự hỗ trợ của Quốc hội Liên bang Đức và trong tư cách là đại diện của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo, tôi cùng dân biểu đồng nghiệp Philipp Lengsfeld đến thăm Việt Nam tháng 6 năm 2017. Trọng tâm là để ủng hộ các nhà tranh đầu nhân quyền, những người mà chúng tôi hỗ trợ và bày tỏ tình đoàn kết trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội Liên bang Đức.
H1 - Thăm nữ tu viện
H2 - Tiếp xúc cộng đồng tôn giáo
Đồng nghiệp Lengsfeld hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được thả khỏi nhà giam nhưng trước sau vẫn bị áp lực của nhà chức trách. Tôi yểm trợ blogger Nguyễn Hữu Vinh, người vẫn còn bị giam tù.

Trong chuyến thăm này chúng tôi đã đến thăm trại giam nơi Nguyễn Hữu Vinh đang ngồi tù, điều rất quan trọng đối với tôi. Trong cuộc trao đổi với ban quản lý nhà tù, chúng tôi đã nhấn mạnh sự cần thiết đối xử bình đẳng giữa tù nhân "thường phạm" và tù nhân chính trị. Cơ quan chức năng Việt Nam
đã không cho phép gặp tù nhân chúng tôi muốn gặp.

Việc tiếp xúc với thân nhân của những người bị cầm tù chỉ thực hiện được một phần. Ở Việt Nam, gia đình của tù nhân chính trị bị áp lực nặng nề từ cơ quan chức năng cũng như của bọn gọi là "công dân lo lắng" hay "công dân tức giận".

Trong dịp tiếp xúc với đại diện các cộng đồng tôn giáo và đại diện xã hội dân sự cũng như trong chuyến viếng thăm một nữ tu viện, chúng tôi nhận được thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Ở đây vấn đề được nêu ra là về các trường hợp tra tấn và tử vong không rõ nguyên nhân khi bị giam giữ, và tình hình của những cộng đồng tôn giáo không đăng ký chính thức. Các cuộc trao đổi cho thấy rõ ràng một lần nữa rằng xã hội mất đi những đóng góp quý giá khi bị chính phủ ngăn chặn vì lo sợ những đóng góp đó.
Philipp Lengsfeld và tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các cơ quan hữu trách đã cho cơ hội thăm nhà tù và các tỉnh bị thiệt hại bởi các thảm họa môi trường. Đồng thời tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù.
H3 - Tiếp xúc xã hội dân sự
* Nguồn: Vietnam verweigerte Besuch bei inhaftiertem Menschenrechtler, Martin Patzelt 19.06.2017
* Hình ảnh của Martin Patzelt

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bản gốc tiếng Đức


http://www.martin-patzelt.de/image/templates/bootstrap02/logo.png
19.06.2017, 11:57 Uhr

Vietnam verweigerte Besuch bei inhaftiertem Menschenrechtler

http://www.martin-patzelt.de/image/news/348.jpg
Zu Besuch im Nonnenkloster
Mit ausdrücklicher Unterstützung des Deutschen Bundestages habe ich zusammen mit meinem Bundestagskollegen Philipp Lengsfeld als Vertreter des Ausschusses für Menschenrechte und humanitäre Hilfe im Juni 2017 die Volksrepublik Vietnam besucht. Kernanliegen war die Unterstützung von Menschenrechtsaktivisten, für die wir uns u.a. im Rahmen des Programms „Parlamentarier schützen Parlamentarier“ des Deutschen Bundestags einsetzen und Solidarität üben.
Mein Kollege Lengsfeld unterstützt den Rechtsanwalt Le Quoc Quan, der inzwischen aus der Haft entlassen ist, aber nach wie vor unter dem Druck der Behörden steht. Ich persönlich setze mich für den Blogger Nguyen Huu Vinh ein, der nach wie vor im Gefängnis sitzt.
Im Rahmen des Besuches war es uns zwar möglich, die Haftanstalt zu besuchen, in der Nguyen Huu Vinh inhaftiert ist, was für mich von großer Bedeutung war. Im Gespräch mit der Leitung des Gefängnisses haben wir die nötige Gleichbehandlung von „regulären“ und politischen Gefangenen deutlich unterstrichen. Ein  direkter Besuch der Inhaftierten wurde von den vietnamesischen Stellen nicht genehmigt.
Gespräche mit den Angehörigen der Inhaftierten waren nur in Teilen möglich. In Vietnam stehen auch die Familienangehörigen von politischen Gefangenen unter hohem Druck durch staatliche Stellen und durch sogenannte "besorgte“ oder „wütende Bürger“.
In Gesprächen mit Vertretern von Glaubensgemeinschaften und  Vertretern der Zivilgesellschaft sowie durch unseren Besuch im Nonnenkloster informierten wir uns über die Menschenrechtslage in Vietnam im Allgemeinen. Hierzu gehörten Fragen zu Fällen von Folter und ungeklärten Todesfällen in Untersuchungshaft sowie die Situation nicht staatlich registrierter Glaubensgemeinschaften. Die Gespräche machten einmal mehr deutlich, wie der Gesellschaft wertvolles Engagement verloren geht, wenn die Regierung solches aus Sorge oder Angst unterdrückt.
Philipp Lengsfeld und ich sind der vietnamesischen Regierung und den Behörden dankbar für die Möglichkeit des Gefängnisbesuchs und der von der Umweltkatastrophe besonders betroffenen Provinz. Gleichzeitig muss ich mein Unbehagen über die nach wie vor teils massiven Schwächen der Menschenrechtssituation in der Volksrepublik Vietnam ausdrücken. Ich bedaure es ausdrücklich, dass ich den inhaftierten Blogger Nguyen Huu Vinh nicht habe treffen dürfen.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen