Thành phố Sài Gòn không là cái gì nếu không có lối kiến trúc theo
kiểu Pháp của thời kỳ thuộc đia? Thành phố HCM ngày nay có lẽ chỉ
là một đô thị Á châu lớn như bất cứ một thành phố Á châu nào khác.
Số phận này đang đe dọa thành phố VN.
Một rừng các cần câu xây dựng mọc cao lên nền trời „Sài Gòn“ , ngày
nay là TP HCM. Những nhà cao tầng cứ chen chút ở chân trời. Thành
phố lớn nhất của VN và cũng là một trong những đô thị cực lớn, tăng
trưởng nhanh nhất ở Á châu nói chung. Như nhiều người dân của thành
phố, ông Trần Trọng Vũ rất đau xót trước sự thay đổi nhanh chóng
này. Ðể lấy chỗ cho các nhà trọc trời xây mới, những khu phố cổ xưa
bị lấn át không thương tiếc. „Những ngôi nhà này thật sự cưu mang
một giá trị văn hóa. Chúng ta nên gìn giữ và trùng tu các chứng
tích này và đừng thay thế vào đó bằng các cao ốc“, ông kêu gọi như
vậy.
Ðiểm hò hẹn: Khách sạn Continental, nơi Graham Green trú ngụ.
Trò trẻ con cho các nhà đầu tư
Nhiều người lo ngại rằng, không bao lâu nữa và TP HCM cũng
chẳng khác gì với bất cứ một đô thị cực lớn nào ở Á châu. „Vào
những năm 1960 và 1970 mọi nơi vẫn còn nét của Pháp, bây giờ
tất cả ngày càng giống Mỹ: ở mọi góc đường đều có hàng Mc Donald“,
theo ông Nguyễn Hiệp, người đã lớn lên tại TP HCM và viết nhiều
sách về di sản kiến trúc của thành phố nơi ông được sinh trưởng. Ông nói thêm,“Một con đường bị lấy mất đi lịch sử của nó thì không
còn giá trị nữa“.
Người ta thấy sự phá hại rõ rệt nhất ở trung tâm thành phố. Ngày
càng nhiều những người trẻ dọn vào đây, họ muốn có một khung cảnh
sống tân tiến, cả chốn ở và chỗ làm việc. Một nhu cầu chính đáng
thôi. Nhưng ông Nguyễn nói đến một khía cạnh khác: „Ở đây có dính
dáng với thật nhiều tiền và quyền lợi của các nhà đầu tư“.
Công trường xây cất khắp nơi: Ở đây, cứ một khu vực nhà ở mọc lên
trên 3300 mẫu tây.
Gìn giữ di tích văn hóa, lịch sử ở đâu?
Các nhà đầu tư lắm tiền đã mua đứt những khu đất béo bỡ từ lâu. Các
công trường xây cất đang lấn chiếm các mãnh đất mà trước đây có
nhiều dinh thự cổ và các công thự lịch sử tọa lạc. Mới đây là việc
san bằng khu bến tàu „Ba Son“ trên sông Sài Gòn đã làm dân chúng
phẩn nộ. Cả khu vực có từ thời Pháp thuộc phải bị dẹp đi. Tập đoàn
xây cất Vincom đang xây nơi đó một khu nhà ở mới. Phạm Nhất Vượng,
người chủ tập đoàn, là nhà tỉ phú giàu nhất nước. Ông ta thích được
gọi là Donald Trump của Việt Nam.
Thời gian qua, Toà hành chánh Thành phố đã lập một danh sách gồm
trên 1000 ngôi nhà được xây cất từ năm 1887 tới 1954, dưới thời
Pháp thuộc. Trong số đó có Nhà hát Thành phố, Tòa nhà Bưu điện hoặc
Vương cung Thánh đường (Nhà thờ Ðức bà). Các tòa nhà này trang
điểm, làm đẹp cho thành phố HCM: các cao ốc trên đều là các tụ điểm
hấp dẫn du khách. Còn có một vài nơi Graham Green ưa thích ở đường
Catinat. Ngày nay đuờng này mang tên Ðồng Khởi và các cửa hàng nơi
đây bày bán những hàng danh hiệu như Hermès và Chanel.
Sự chống đối nổi dậy
Không có những con số đáng tin cậy cho biết bao nhiêu trong số các
ngôi nhà lịch sử đã bị tàn phá. Fanny Quertamp thuộc Hiệp hội Thiết
kế đô thị PADDI đoán chừng đã có tới 50% các ngôi nhà thời Pháp
thuộc, thuộc vùng trung tâm thành phố đã bị dẹp sạch. Một làn sóng
phản đối đang nổi lên chống lại sự phá củ xây mới không ngừng nghỉ
này.
Chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiếm hoi? Nhà hát Thành phố, khánh
thành năm 1899.
Daniel Caune, một nhà làm phim trò chơi Video, dấn thân cho việc
bảo tồn lối kiến trúc thời Pháp thuộc. Bằng việc thực hiện một App
chưa hoàn thành xong „Heritage Go“, ông muốn đánh thức nguời dân
thành phố cũng như du khách cần chú ý tới di sản kiến trúc. Khi
người dùng điện thoại cầm tay chụp một trong các toà nhà cổ, họ sẽ
được xem hình và lời giải thích về lịch sử của tòa nhà đó. Chương
trình App này chưa đưa ra thị trường. Ông Caune nói, „ông muốn mọi
người có ý thức hơn về di sản lịch sử của họ“. Ông là thành viên
của Hội “Heritage-Observatory“, làm công việc thu lượm và sắp xếp
có hệ thống các ngôi nhà được xây từ thời Pháp thuộc.
Mối lo về ngành du lịch
Tòa hành chánh Thành phố cũng theo đuổi cùng mục đích này và đề ra
một chương trình thu góp các kiến trúc thời thuộc địa. Một công tác
cực lớn, kéo dài qua nhiều năm tháng. Những người muốn bảo vệ di
tích lịch sử không được sự cổ võ ở trong một đô thị đang muốn vươn
lên. „Ðòi hỏi thành công kinh tế và đòi hỏi tiến bộ gây áp lực rất
lớn lên đầu họ“, ông Nguyễn Tuấn Anh, chủ đạo Nhóm làm việc về Kiến
trúc thuộc Cơ quan thiết kế đô thị của TP HCM.
Một cách để lấp kín các đất còn bỏ trống: Trung tâm thương mại hạng
sang được xây theo lối kiến trúc của thời thuộc địa
Nhiều nhà đầu tư chiếm cứ được các mảnh đất quí gía thuộc Trung tâm
thành phố chẳng đếm xỉa gì đến di sản lịch sử, ông nói thêm. Ông
mong muốn sớm có một chương trình phát triển thành phố để chấm dứt
các động thái này. Và lấy thí dụ như phố cổ Montreal ở Gia Nã Ðại.
Sự phản đối của dân chúng và nổ lực của một nhà thiết kế đô thị đã
mang lại kết quả là từ năm 1964 khu phố cổ Vieux-Montreal hoàn toàn
được đặt dưới sự bảo vệ các di tích lịch sử. Thay gì bị giựt sập,
các cao ốc được tu sửa lại mới, và qua nhiều năm phát triển khu vực
trở thành một nơi lôi cuốn du khách và rất được ưa chuộng.
Sự mỉa mai của lịch sử
Các nhà đầu tư đã xây cất ở trung tâm du lịch Ðà Nẵng một thành phố
kiểu Pháp thời Trung cổ trên châu thổ sông Hàn, gọi là „French
Village“(Làng Pháp) có nhiều tháp nhỏ, tường thành góc cạnh và
đường đi lát đá. Bảo trì di tích cổ không xong, nhưng một thế giới
Pháp thời Trung cổ theo hình thức của một Disneyland lại được. Thế
giới ngược đời.
Kiến trúc sư Ngô Việt Nam Sơn cả quyết rằng, TP HCM sẽ mất hằng
triệu du khách nếu nét đẹp của Pháp biến mất trên các đường
phố „Sài Gòn“. Chẳng khác nào một người tự cưa đi nhánh cây mà mình đang ngồi trên đó.
Tâm Việt chuyển dịch
Nguồn:
Tin của đài truyền thông Đức DEUTSCHE WELLE ngày 07.06.2017
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
· Datum 07.06.2017
Reise
Mythos "Saigon" verschwindet
Was wäre das frühere Saigon ohne seine französische
Kolonialarchitektur? Die heutige Ho-Chi-Minh-Stadt würde zu einer
asiatischen Metropole wie jede andere. Genau dieses Schicksal droht
der Stadt in Vietnam.
Als Kulisse für Graham Greenes berühmten Saigon-Roman "Der stille
Amerikaner" erlangten die charmanten Kolonialbauten literarische
Berühmtheit. Heute sind sie Touristenattraktionen und gehören ins
feste Programm einer jeden Stadtbesichtigung. Doch sie sind in
Gefahr.
Ein Gewirr von Baukränen ragt über "Saigon", heute Ho-Chi-
Minh-Stadt, in den Himmel. Die Skyline wächst und wächst. Es ist
die größte vietnamesische Metropole und eine der am schnellsten
wachsenden Städte Asiens überhaupt. Wie viele Einheimische ist Tran
Trong Vu bestürzt über diese rasante Entwicklung. Für die neuen
Wolkenkratzer werden historische Viertel rigoros eingeebnet. "Die
Gebäude haben doch einen kulturellen Wert. Wir sollten sie erhalten
und nicht durch Hochhäuser ersetzen," appelliert er.
Sehnsuchtsort: Das Hotel Continental, in dem Graham Green
residierte
Leichtes Spiel für Investoren
Viele befürchten, dass es nicht mehr lange dauert, und
Ho-Chi-Minh-Stadt unterscheidet sich kaum noch von irgendeiner
anderen asiatischen Megastadt. "In den 1960er und 1970er Jahren sah
alles Französisch aus, jetzt werden wir immer amerikanischer:
an jeder Ecke gibt es McDonald's," sagt Hiep Nguyen, der in
Ho-Chi-Minh-Stadt aufwuchs und mehrere Bücher über das
architektonische Erbe seiner Heimat geschrieben hat. "Eine Straße,
die ihrer Geschichte beraubt ist, ist nichts wert," fügt er hinzu.
Am deutlichsten wird die Zerstörung im Stadtzentrum sichtbar. Immer
mehr junge Menschen zieht es hierher, sie wollen ein modernes
Umfeld, Wohnraum und Platz zum Arbeiten. Ein legitimes Bedürfnis.
Aber Nguyen verweist auf einen weiteren Aspekt: "Es geht um
viel Geld und um die Interessen der Investoren."
Baustellen überall: Auf 3300 Hektar entsteht hier ein neuer
Wohnkomplex
Wo bleibt der Denkmalschutz?
Finanzstarke Investoren haben sich längst begehrte Filetstücke im
Stadtzentrum gesichert. Auf Grundstücken mit alten Villen, und
historischen öffentlichen Gebäuden machen sich jetzt Baustellen
breit. Zuletzt hat die Einebnung des Hafens "Ba Son" am Saigon
River für Empörung gesorgt. Die Gebäudekomplexe aus der
französischen Kolonialzeit mussten weichen. Die Vincom Gruppe
errichtet dort gerade eine neues Wohnviertel. Pham Nhat Vuong,
der Firmenchef, ist der reichste Mann im Land. Er wird gerne als
der Donald Trump von Vietnam bezeichnet.
Die Stadtverwaltung hat inzwischen über 1000 Gebäude registriert,
die zwischen 1887 und 1954, zur Zeit der französischen
Kolonialherrschaft, erbaut wurden. Darunter das berühmte
Stadttheater, die Post oder die Kathedrale Notre Dame. Mit diesen
Gebäuden schmückt sich Ho-Chi-Minh-Stadt: sie alle sind
touristische Highlights. Es gibt auch noch einige der alten
Lieblingsplätze von Graham Greene in der Rue Catinat. Heute heißt
die Straße Dong Khoi und in die Läden sind Marken wie Hermès und
Chanel eingezogen.
Widerstand regt sich
Es gibt keine zuverlässigen Zahlen darüber, wie viele der
historischen Gebäude bereits zerstört wurden. Fanny Quertamp von
der Stadtentwicklungsgesellschaft PADDI vermutet, dass bereits 50
Prozent der Kolonialbauten in der Innenstadt verschwunden sind.
Gegen das Tempo, mit dem dieser Prozess voranschreitet, formiert
sich Widerstand.
Bald eine Rarität? Stadttheater von Saigon, eröffnet 1899
Daniel Caune, ein Videospiele-Entwickler, engagiert sich privat für
den Erhalt der Kolonialarchitektur. Mit seiner noch in Arbeit
befindlichen App "Heritage Go" sollen Einheimische wie Touristen
für den architektonischen Schatz sensibilisiert werden. Wenn Nutzer
ihr Smartphone auf eines der alten Gebäude richten, erhalten sie
Fotos und Infos zu seiner Geschichte. Noch ist die App nicht auf
dem Markt. "Ich möchte, dass die Leute sich über ihr historisches
Erbe bewusst werden", erklärt Caune. Er ist Mitglied der
Initiative "Heritage Observatory", die Gebäude aus der
Kolonialzeit erfasst und archiviert.
Sorge um Tourismus
Auch bei der Stadtverwaltung verfolgt man dieses Ziel und
erarbeitet einen Plan zur Erfassung der Kolonialarchitektur. Eine
gewaltige Aufgabe, die Jahre dauern wird. Die Denkmalschützer haben
keine Lobby in der aufstrebenden Metropole . "Die Forderung nach
wirtschaftlichem Erfolg und nach Fortschritt setzen uns
gewaltig unter Druck", sagt Tuan Anh Nguyen, der Leiter der
Arbeitsgruppe Architektur bei der Behörde für Stadtentwicklung in
Ho-Chi-Minh Stadt.
Auch so werden Baulücken geschlossen: Neues Luxus-Shopping Center
im Kolonial-Stil
Vielen der Investoren, die wertvolles Land im Stadtzentrum
aufkaufen, sei das historische Erbe egal, fügt er hinzu. Er
wünscht sich, dass es rasch einen Stadtentwicklungsplan gibt, der
diese Entwicklung stoppt. Und nennt als Vorbild die Altstadt von
Montreal in Kanada. Der Protest der Einwohner und das Engagement
eines Stadtplaners führten dazu, dass bereits 1964 die historische
Altstadt Vieux-Montréal komplett unter Schutz gestellt
wurde. Statt Abriss wurden Gebäude restauriert und der Bezirk
entwickelte sich über die Jahre zu einer beliebten
Touristenattraktion.
Ironie der Geschichte
Investoren haben in dem Touristenort Da Nang am Delta des Flusses
Han eine mittelalterliche französische Stadt errichtet, das
"French Village", mit Türmchen, Zinnen und Kopfsteinpflaster.
Denkmalschutz funktioniert nicht, aber französisches Mittelalter
als Disney-Variante schon. Verkehrte Welt.
Architekt Ngo Viet Nam Son geht davon aus, dass Ho-Chi-Minh-Stadt
Millionen Touristen verloren gehen werden, wenn das französische
Flair in den Straßen von "Saigon" verschwindet. Es sei, sagt er,
als säge man den Ast ab, auf dem man sitzt.
jv/jta/lto (AFPE)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen