Montag, 16. Januar 2017

Nhớ về một Nhơn sĩ Miền Nam

Cố Tổng Thống Trần Văn Hương
 
Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Châu, quận Châu Thành (nay là thành phố Vĩnh Long), tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nghèo. Nhờ học giỏi và được sự hy sinh của gia đình, cậu học sinh Trần Văn Hương được ra Hà Nội học trường Cao đẳng Sư phạm... Sau khi tốt nghiệp, ông giáo Trần Văn Hương được bổ về dạy tại trường Collège Le Myre De Villers tại Mỹ Tho, cũng là ngôi trường cũ mà ông đã theo học mấy năm trước. Thời gian 1943-1945, Cụ Hương là giáo sư dạy môn văn chương và luận lý tại trường này. Cụ là một thầy giáo đã từng đào tạo nhiều học trò nổi tiếng (tướng Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, cũng tự nhận là một học trò của ông) và từng giữ chức vụ Đốc học Tây Ninh.

Cụ Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn, nhằm ngày mùng 3 Tết. Cụ mất đi để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ.


Khi “Cách mạng tháng Tám 1945” nổ ra, Cụ tham gia chánh quyền Việt Minh với tư cách nhơn sĩ tự do. Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, Cụ được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, năm 1946, do Cụ biết lực lượng Việt Minh là Cộng sản quy chụp cho nhiều trí thức là Việt gian rồi đem thủ tiêu nên Cụ bỏ về quê sống ẩn dật và tuyên bố bất hợp tác với cả chánh quyền Việt Minh lẫn Pháp và Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, sau này là Quốc gia Việt Nam.

Xét về sự nghiệp chánh trị, Cụ Trần văn Hương đã hai lần được mời và bổ nhiệm đảm trách chức vụ Ðô Trưởng Sài Gòn, chức vụ đứng đầu quán xuyến điều hành bộ máy hành chánh thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, bảo tồn bộ mặt của thể chế Cộng hòa ở miền Nam đang trong giai đoạn củng cố xây dựng và phát triển với những khó khăn chồng chất về mọi mặt.

§  Lần đầu vào năm 1955 sau khi Hiệp định Genève chia hai đất nước Việt Nam được ký kết, do cố Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm;

§  Lần thứ hai, sau khi chánh quyền Ngô Ðình Diệm bị lật đổ vào năm 1963, Cụ Trần Văn Hương lại được bổ nhiệm Ðô Trưởng Sài Gòn.

Và hai lần được mời làm Thủ tướng và một lần Phó Tổng Thống:

§  Lần đầu vào Tháng 11 năm 1964, cụ được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ (1964-1065)  và lập nội các, giữa lúc tình hình chánh trị vô cùng căng thẳng.

§  Lần thứ hai vào năm 1968, trước tình hình chánh trị, quân sự, kinh tế suy sụp trầm trọng cụ nhận lời Tổng thống Thiệu ra làm Thủ tướng lần thứ hai (1968 -1969).

·         Lần chấp chánh thứ ba của Cụ là Phó Thổng Thống Việt Nam Cộng Hòa (1971 -1975).

Trong bối cảnh chánh trị miền Nam, Cụ đã lần lượt dấn thân vào sinh hoạt chánh trị đại chúng với danh nghĩa là một nhơn sĩ miền Nam do nhu cầu của đất nước; và lần nào Cụ cũng giúp cho tình thế vượt qua những khó khăn. Ðến phút cuối, khi bị áp lực phải chuyển giao quyền hành cho những kẻ mà cụ biết là “chẳng làm được gì”, Cụ cũng thực hiện nó trong tinh thần Hiến định, tức chuyển giao theo “ý dân”, qua các Dân Biểu và Nghị sĩ, trong phiên họp lưỡng viện Quốc Hội.


Với tôi, Cụ là mẫu người có phong cách của một nhơn sĩ miền Nam xem thường mọi thiếu thốn và ràng buộc vật chất trong khi dấn thân phục vụ đất nước. Lúc nào Cụ cũng giữ vững tinh thần, ngay cả trong lao tù, Cụ coi mọi chuyện đều “vô thường”, qua câu thơ bất hủ để đời ghi trong tập thơ “Lao trung lãnh vận” khiến ai đọc lên cũng cảm phục “ông già” trong cảnh tù đày.

Ðó là: “Ngồi buồn gải háng, dái lăn tăn”. Những người yêu thơ lãng mạn có thể không thích câu thơ nặng tính nhân sinh này, nhưng những người từng trải qua cảnh tù đày đều thấy ở đó cái khí khái xem thường nghịch cảnh lao tù của tác giả.

Tính can trường về nhân cách của con người miền Nam của Cụ Trần Văn Hương còn được biểu lộ qua sự kiên quyết dấn thân, không bỏ cuộc, mà trái lại, vẫn chấp nhận trách vụ được giao phó do nhu cầu của tình hình đất nước và thường hoàn thành trách vụ. Còn nhớ, trong cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719, Cụ đã bất chấp thế lực của quân đội Mỹ, và sự hiểm nguy của bản thân, mở cuộc họp báo quốc tế, tố cáo thái độ bội ước và bỏ rơi chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa của quân đội Mỹ, khiến Chánh phủ Mỹ lúc đó phải lập tức ra lịnh cho các đơn vị Mỹ hành quân phải tiếp tục kế hoạch, và xin lỗi về việc này. Dịp này Cụ đã hãnh diện nhận lãnh tước vị ‘Hạ sĩ danh dự’ của binh chủng ‘Nhảy Dù,’ ghi đậm lời tri ơn sâu xa của binh chủng này dành cho Cụ.

Trong tư cách là một nhà giáo, vào năm 1974, cụ có ước nguyền là cố gắng xây dựng Ðại học Long Hồ tại Vĩnh Long. Nhiều giáo sư gốc gác địa phương được mời phụ trách chức vị Viện trưởng như GS Nguyễn Văn Trường, GS Trần Kim Nở nhưng việc không thành vì những biến động thời cuộc dồn dập trong giai đoạn nầy.

·         Một biến cố sau cùng của con đường “hoạn lộ” của Cụ theo lời kể của một cựu quân nhân thân cận với chức vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa kể từ ngày 21-4-1975:

“Là một quân nhân, vào những ngày cuối cùng của miền Nam, tôi được cái may mắn gần gũi với cụ Hương, nhất là những lúc dầu sôi lửa bỏng khi thủ đô Saigon đang bị cộng quân vây hãm. Tình hình thật là cấp bách sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21-4-75, bàn giao chức vụ Tổng Thống cho cụ Trần Văn Hương theo hiến pháp. Ông đã nhận lấy chức vụ đứng đầu một đất nước trong hoàn cảnh thật là khó khăn. Một mặt, dưới sức ép thật nặng nề từ người bạn đồng minh Hoa Kỳ muốn sớm rút chân ra khỏi Việt Nam, mặt khác, về phía địch, cộng sản Bắc Việt biết rõ sự suy yếu hoàn toàn của chánh quyền miền Nam dưới sự bỏ rơi của Mỹ nên càng gia tăng áp lực, đưa quân uy hiếp thủ đô Saigon. Thêm vào đó, thành phần thân cộng có mặt trong guồng máy miền Nam, cũng luôn tạo áp lực để đòi hỏi lật đổ chánh quyền miền Nam bằng sự thay thế một chánh quyền do cộng sản kiểm soát.

Trong thời gian bảy ngày sau khi bàn giao với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cuối cùng Cụ Trần Văn Hương phải chấp nhận việc bàn giao cho tướng Dương Văn Mình theo diễn tiến như sau :

- Ngày 21-4-75 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Cụ Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

- Ngày 26-4-75 đại sứ Martin yết kiến và thông báo cho Cụ Hương về áp lực cộng sản Bắc Việt và khả năng của cộng quân tấn công vào Saigon.

- Ngày 27-4-75 quốc hội VNCH họp và biểu quyết việc trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh.

- Ngày 28-4-75 vào lúc 5:00 chiều, Cụ Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh theo quyết định của quốc hội.

Trong bài diễn văn, Tổng thống Trần Văn Hương đọc trước quốc hội ngày 26-4-75, chúng ta thấy rõ ràng Cụ Trần Văn Hương không thoát khỏi áp lực quá mạnh, một của người bạn đồng minh Hoa Kỳ, và môt áp lực về phía cộng sản Bắc Việt mà tướng lưu vong Dương Văn Minh được xắp xếp như là một con cờ chính trị để làm nhiệm vụ xóa chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta hãy nhớ lại những gì Cụ Hương đã phát biểu có tính cách lịch sử trong bài diễn văn tại quốc hội dưới sự hiện diện của đầy đủ dân biểu và thượng nghị sĩ. Cụ Hương đã cho biết rằng Cụ chỉ muốn chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh trong vai trò thủ tướng, nhưng tướng Dương Văn Minh vẫn khăng khăng đòi Cụ Hương phải trao quyền để cho tướng Dương Văn Minh nói chuyện với phía bên kia”.

Ba Nhân cách LỚN của Cụ Trần Văn Hương

1 - Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái Đại sứ Martin nói:

- Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT "trăm tuổi già".

Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời:

-Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.
Khi nghe câu “Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), đại sứ Martin giựt mình nhìn trân trân Cụ Trần Văn Hương. Năm 1980, Cụ Hương thuật lại với tôi: Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main” (GS Nguyễn Ngọc An. Cụ Trần Văn Hương, đăng trên Thời Luận không rõ ngày)

2 - Vào năm 1978, khi Việt cộng trả lại “quyền công dân” cho Ông Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù “học tập cải tạo” đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu “Tổng Thống” Dương Văn Minh đang hồ hỡi phấn khởi” đi bầu quốc hội “đảng cử dân bầu” của cộng sản.

Cụ Trần Văn Hương cũng được cộng sản trả lại “quyền công dân” nhưng Cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương đã gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền cộng sản:

“…hiện nay vẫn còn có m...ấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ Tướng, Tổng Bộ Trưởng, các Tướng Lãnh, Quân Nhân Công Chức các cấp các Chính Trị Gia, các vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Đảng Phái đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy được được về.
Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới thả họ về hết vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước. Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi." 

3 - Sau cùng, trong hoàn cảnh cơ cực của thời đất nước bị đô hộ bởi Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, các Ðại sứ của các nước Pháp, Úc cho người đến thăm Cụ và cho biết họ có thể can thiệp với Cộng sản cho Cụ ra khỏi nước với lý do đi trị bịnh, nhưng cụ tiếp tục từ chối, cương quyết ở lại chia sẻ cùng dân quân Miền Nam sự tủi nhục và nghèo đói dưới gông cùm Cộng sản.

Xin nghiêng mình trước tiết tháo của một nhơn sĩ miền Nam Việt Nam!

Khi Cụ qua đời, đám tang được tổ chức tại nhà do chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp trong hẽm 210 đường Phan Thanh Giản, bên cạnh trường Marie Curie. Có một sự kiện thú vị cũng cần nên kể ra nơi đây là anh con trai trưởng của Cụ là Trần Văn Dõi đi ra phường để xin phép mua một cái hòm quốc doanh, nhưng bị người tài xế trung thành của Cụ chận ngang, và anh nầy chạy vào Chợ Lớn mua một cổ quan tài gỗ với giá 10.000 Ðồng (tiền Việt cộng bấy giờ). Anh Tàu nghe nói là mua cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa nên bớt xuống còn 5.000 Đồng mà thôi.

Nhớ về một Nhơn sĩ Miền Nam

 Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Châu, quận Châu Thành (nay là thành phố Vĩnh Long), tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nghèo. Nhờ học giỏi và được sự hy sinh của gia đình, cậu học sinh Trần Văn Hương được ra Hà Nội học trường Cao đẳng Sư phạm... Sau khi tốt nghiệp, ông giáo Trần Văn Hương được bổ về dạy tại trường Collège Le Myre De Villers tại Mỹ Tho, cũng là ngôi trường cũ mà ông đã theo học mấy năm trước. Thời gian 1943-1945, Cụ Hương là giáo sư dạy môn văn chương và luận lý tại trường này. Cụ là một thầy giáo đã từng đào tạo nhiều học trò nổi tiếng (tướng Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, cũng tự nhận là một học trò của ông) và từng giữ chức vụ Đốc học Tây Ninh.

Cụ Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn, nhằm ngày mùng 3 Tết. Cụ mất đi để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ.

Khi “Cách mạng tháng Tám 1945” nổ ra, Cụ tham gia chánh quyền Việt Minh với tư cách nhơn sĩ tự do. Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, Cụ được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, năm 1946, do Cụ biết lực lượng Việt Minh là Cộng sản quy chụp cho nhiều trí thức là Việt gian rồi đem thủ tiêu nên Cụ bỏ về quê sống ẩn dật và tuyên bố bất hợp tác với cả chánh quyền Việt Minh lẫn Pháp và Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, sau này là Quốc gia Việt Nam.

Xét về sự nghiệp chánh trị, Cụ Trần văn Hương đã hai lần được mời và bổ nhiệm đảm trách chức vụ Ðô Trưởng Sài Gòn, chức vụ đứng đầu quán xuyến điều hành bộ máy hành chánh thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, bảo tồn bộ mặt của thể chế Cộng hòa ở miền Nam đang trong giai đoạn củng cố xây dựng và phát triển với những khó khăn chồng chất về mọi mặt.

§  Lần đầu vào năm 1955 sau khi Hiệp định Genève chia hai đất nước Việt Nam được ký kết, do cố Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm;

§  Lần thứ hai, sau khi chánh quyền Ngô Ðình Diệm bị lật đổ vào năm 1963, Cụ Trần Văn Hương lại được bổ nhiệm Ðô Trưởng Sài Gòn.

Và hai lần được mời làm Thủ tướng và một lần Phó Tổng Thống:

§  Lần đầu vào Tháng 11 năm 1964, cụ được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ (1964-1065)  và lập nội các, giữa lúc tình hình chánh trị vô cùng căng thẳng.

§  Lần thứ hai vào năm 1968, trước tình hình chánh trị, quân sự, kinh tế suy sụp trầm trọng cụ nhận lời Tổng thống Thiệu ra làm Thủ tướng lần thứ hai (1968 -1969).

·         Lần chấp chánh thứ ba của Cụ là Phó Thổng Thống Việt Nam Cộng Hòa (1971 -1975).

Trong bối cảnh chánh trị miền Nam, Cụ đã lần lượt dấn thân vào sinh hoạt chánh trị đại chúng với danh nghĩa là một nhơn sĩ miền Nam do nhu cầu của đất nước; và lần nào Cụ cũng giúp cho tình thế vượt qua những khó khăn. Ðến phút cuối, khi bị áp lực phải chuyển giao quyền hành cho những kẻ mà cụ biết là “chẳng làm được gì”, Cụ cũng thực hiện nó trong tinh thần Hiến định, tức chuyển giao theo “ý dân”, qua các Dân Biểu và Nghị sĩ, trong phiên họp lưỡng viện Quốc Hội.

Với tôi, Cụ là mẫu người có phong cách của một nhơn sĩ miền Nam xem thường mọi thiếu thốn và ràng buộc vật chất trong khi dấn thân phục vụ đất nước. Lúc nào Cụ cũng giữ vững tinh thần, ngay cả trong lao tù, Cụ coi mọi chuyện đều “vô thường”, qua câu thơ bất hủ để đời ghi trong tập thơ “Lao trung lãnh vận” khiến ai đọc lên cũng cảm phục “ông già” trong cảnh tù đày.

Ðó là: “Ngồi buồn gải háng, dái lăn tăn”. Những người yêu thơ lãng mạn có thể không thích câu thơ nặng tính nhân sinh này, nhưng những người từng trải qua cảnh tù đày đều thấy ở đó cái khí khái xem thường nghịch cảnh lao tù của tác giả.

Tính can trường về nhân cách của con người miền Nam của Cụ Trần Văn Hương còn được biểu lộ qua sự kiên quyết dấn thân, không bỏ cuộc, mà trái lại, vẫn chấp nhận trách vụ được giao phó do nhu cầu của tình hình đất nước và thường hoàn thành trách vụ. Còn nhớ, trong cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719, Cụ đã bất chấp thế lực của quân đội Mỹ, và sự hiểm nguy của bản thân, mở cuộc họp báo quốc tế, tố cáo thái độ bội ước và bỏ rơi chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa của quân đội Mỹ, khiến Chánh phủ Mỹ lúc đó phải lập tức ra lịnh cho các đơn vị Mỹ hành quân phải tiếp tục kế hoạch, và xin lỗi về việc này. Dịp này Cụ đã hãnh diện nhận lãnh tước vị ‘Hạ sĩ danh dự’ của binh chủng ‘Nhảy Dù,’ ghi đậm lời tri ơn sâu xa của binh chủng này dành cho Cụ.

Trong tư cách là một nhà giáo, vào năm 1974, cụ có ước nguyền là cố gắng xây dựng Ðại học Long Hồ tại Vĩnh Long. Nhiều giáo sư gốc gác địa phương được mời phụ trách chức vị Viện trưởng như GS Nguyễn Văn Trường, GS Trần Kim Nở nhưng việc không thành vì những biến động thời cuộc dồn dập trong giai đoạn nầy.

·         Một biến cố sau cùng của con đường “hoạn lộ” của Cụ theo lời kể của một cựu quân nhân thân cận với chức vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa kể từ ngày 21-4-1975:

“Là một quân nhân, vào những ngày cuối cùng của miền Nam, tôi được cái may mắn gần gũi với cụ Hương, nhất là những lúc dầu sôi lửa bỏng khi thủ đô Saigon đang bị cộng quân vây hãm. Tình hình thật là cấp bách sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21-4-75, bàn giao chức vụ Tổng Thống cho cụ Trần Văn Hương theo hiến pháp. Ông đã nhận lấy chức vụ đứng đầu một đất nước trong hoàn cảnh thật là khó khăn. Một mặt, dưới sức ép thật nặng nề từ người bạn đồng minh Hoa Kỳ muốn sớm rút chân ra khỏi Việt Nam, mặt khác, về phía địch, cộng sản Bắc Việt biết rõ sự suy yếu hoàn toàn của chánh quyền miền Nam dưới sự bỏ rơi của Mỹ nên càng gia tăng áp lực, đưa quân uy hiếp thủ đô Saigon. Thêm vào đó, thành phần thân cộng có mặt trong guồng máy miền Nam, cũng luôn tạo áp lực để đòi hỏi lật đổ chánh quyền miền Nam bằng sự thay thế một chánh quyền do cộng sản kiểm soát.

Trong thời gian bảy ngày sau khi bàn giao với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cuối cùng Cụ Trần Văn Hương phải chấp nhận việc bàn giao cho tướng Dương Văn Mình theo diễn tiến như sau :

- Ngày 21-4-75 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Cụ Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

- Ngày 26-4-75 đại sứ Martin yết kiến và thông báo cho Cụ Hương về áp lực cộng sản Bắc Việt và khả năng của cộng quân tấn công vào Saigon.

- Ngày 27-4-75 quốc hội VNCH họp và biểu quyết việc trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh.

- Ngày 28-4-75 vào lúc 5:00 chiều, Cụ Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh theo quyết định của quốc hội.

Trong bài diễn văn, Tổng thống Trần Văn Hương đọc trước quốc hội ngày 26-4-75, chúng ta thấy rõ ràng Cụ Trần Văn Hương không thoát khỏi áp lực quá mạnh, một của người bạn đồng minh Hoa Kỳ, và môt áp lực về phía cộng sản Bắc Việt mà tướng lưu vong Dương Văn Minh được xắp xếp như là một con cờ chính trị để làm nhiệm vụ xóa chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta hãy nhớ lại những gì Cụ Hương đã phát biểu có tính cách lịch sử trong bài diễn văn tại quốc hội dưới sự hiện diện của đầy đủ dân biểu và thượng nghị sĩ. Cụ Hương đã cho biết rằng Cụ chỉ muốn chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh trong vai trò thủ tướng, nhưng tướng Dương Văn Minh vẫn khăng khăng đòi Cụ Hương phải trao quyền để cho tướng Dương Văn Minh nói chuyện với phía bên kia”.

Ba Nhân cách LỚN của Cụ Trần Văn Hương

1 - Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái Đại sứ Martin nói:

- Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT "trăm tuổi già".

Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời:

-Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.

Khi nghe câu “Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), đại sứ Martin giựt mình nhìn trân trân Cụ Trần Văn Hương. Năm 1980, Cụ Hương thuật lại với tôi: Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main” (GS Nguyễn Ngọc An. Cụ Trần Văn Hương, đăng trên Thời Luận không rõ ngày)

2 - Vào năm 1978, khi Việt cộng trả lại “quyền công dân” cho Ông Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù “học tập cải tạo” đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu “Tổng Thống” Dương Văn Minh đang hồ hỡi phấn khởi” đi bầu quốc hội “đảng cử dân bầu” của cộng sản.
Cụ Trần Văn Hương cũng được cộng sản trả lại “quyền công dân” nhưng Cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương đã gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền cộng sản:

“…hiện nay vẫn còn có m...ấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ Tướng, Tổng Bộ Trưởng, các Tướng Lãnh, Quân Nhân Công Chức các cấp các Chính Trị Gia, các vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Đảng Phái đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy được được về.
Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới thả họ về hết vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước. Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi." 

3 - Sau cùng, trong hoàn cảnh cơ cực của thời đất nước bị đô hộ bởi Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, các Ðại sứ của các nước Pháp, Úc cho người đến thăm Cụ và cho biết họ có thể can thiệp với Cộng sản cho Cụ ra khỏi nước với lý do đi trị bịnh, nhưng cụ tiếp tục từ chối, cương quyết ở lại chia sẻ cùng dân quân Miền Nam sự tủi nhục và nghèo đói dưới gông cùm Cộng sản.

Xin nghiêng mình trước tiết tháo của một nhơn sĩ miền Nam Việt Nam!

Khi Cụ qua đời, đám tang được tổ chức tại nhà do chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp trong hẽm 210 đường Phan Thanh Giản, bên cạnh trường Marie Curie. Có một sự kiện thú vị cũng cần nên kể ra nơi đây là anh con trai trưởng của Cụ là Trần Văn Dõi đi ra phường để xin phép mua một cái hòm quốc doanh, nhưng bị người tài xế trung thành của Cụ chận ngang, và anh nầy chạy vào Chợ Lớn mua một cổ quan tài gỗ với giá 10.000 Ðồng (tiền Việt cộng bấy giờ). Anh Tàu nghe nói là mua cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa nên bớt xuống còn 5.000 Đồng mà thôi.

Một trong những ước nguyền của Cụ là khi chết được chôn ở Nghĩa trang Quân Ðội với lễ nghi quân cách của một binh nhì; nhưng việc nầy cũng không thành. Tuy nhiên một an ủi cho Cụ là được hỏa táng tại Lò thiêu Thủ Ðức, xéo bên cạnh bức tượng Tiếc Thương, trước sự hiện diện đông đủ của học trò cùng hầu hết thân hào nhân sĩ miền Nam không quản ngại mạng lưới công an chằng chịt chung quanh lò thiêu.

Hôm nay, nhân ngày giỗ Cụ Trần Văn Hương, cúi xin đốt nén hương lòng tưởng niệm một người con Việt chân chánh miền Nam với niềm tin chắc chắn rằng Tuổi trẻ miền Nam sẽ tiếp nối bước đường Cụ đi và chắc chắn sẽ thành công trong công cuộc dành lại quê hương từ tay bạo quyền Cộng sản.

Thành kính xin Cụ phò hộ cho Tuổi Trẻ Việt Nam trong công cuộc dành lại Quê Hương.
Mai Thanh Truyết
Người con Vit min Nam
Tết Đinh Dậu - 2017

Một trong những ước nguyền của Cụ là khi chết được chôn ở Nghĩa trang Quân Ðội với lễ nghi quân cách của một binh nhì; nhưng việc nầy cũng không thành. Tuy nhiên một an ủi cho Cụ là được hỏa táng tại Lò thiêu Thủ Ðức, xéo bên cạnh bức tượng Tiếc Thương, trước sự hiện diện đông đủ của học trò cùng hầu hết thân hào nhân sĩ miền Nam không quản ngại mạng lưới công an chằng chịt chung quanh lò thiêu.

Hôm nay, nhân ngày giỗ Cụ Trần Văn Hương, cúi xin đốt nén hương lòng tưởng niệm một người con Việt chân chánh miền Nam với niềm tin chắc chắn rằng Tuổi trẻ miền Nam sẽ tiếp nối bước đường Cụ đi và chắc chắn sẽ thành công trong công cuộc dành lại quê hương từ tay bạo quyền Cộng sản.

Thành kính xin Cụ phò hộ cho Tuổi Trẻ Việt Nam trong công cuộc dành lại Quê Hương.

Mai Thanh Truyết

Người con Vit min Nam

Tết Đinh Dậu - 2017

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen