Thời gian này rất là khó khăn và những người tù chính trị vừa phải lao động rất cực nhọc và ăn khoai mỳ lát bữa đói thì nhiều và no thì hiếm hoi. Đời sống rất là khó khăn và khổ sở. Có nhiều người đã trốn tù và hình phạt khi bị bắt lại rất nặng là bị biệt giam và hai tay và hai chân bị cùm lại và sau đó là bị xử bắn để răn đe. Một trong những người tù từng trốn trại là một vị trung úy bộ binh mà tác giả kể lại cho tôi không nhớ tên. Vị trung úy bộ binh này vượt ngục và ông đã bị bắt lại. Sau khi đã bị biệt giam với tay chân bị cùm lại. Ông đã bị đưa ra nơi cột cờ để chuẩn bị xử bắn. Trong lúc này thì tất cả các tù nhân chính trị còn lại bị ra lệnh ở lại trong láng của mình vì bọn cai tù cộng sản sợ những người tù sẽ nổi loạn. Vị trung úy đang bị gông cùm và bắt quỳ gối chuẩn bị xử bắn thì bất ngờ ông la lớn lên rằng "Đừng có giết tôi. Để cho tôi hát chào lá quốc kỳ của tôi cái đã!" Và thế là ông vẫn đang trong tư thế quỳ gối dưới cột cờ không có lá quốc kỳ và hát vang bài hát quốc ca VNCH thật lớn cho anh em trong láng cùng nghe. Sau khi hát xong, ông nói "Tôi vĩnh việt lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ của đất nước tôi...tôi xin vĩnh biệt!" và bọn cai tù đã bắn ba phát súng kết liễu cuộc đời của ông.
Những người bạn tù của ông nằm trong láng ai cũng khóc và không bao giờ quên những giây phút đó. Một trong những nhân chứng là Dì Bê Thiên Nga với tên thật là Nguyễn Thị Bê hiện đang cư ngụ tại thành phố Boston, Massachusetts. Dì Nguyễn Thị Bê Biệt Đội Thiên Nga, 80 tuổi, phục vụ dưới quyền của Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thủ Đô nằm trên đường Trần Hưng Đạo trước năm 1975. Dì từng đi tù cộng sản ở trại tù Phan Đăng Lưu và dì đã bị biệt giam 6 tháng. Trại tù cuối cùng dì bị giải đến là trại Hàm Tân Z30D và dì đã ở tù cộng sản với tư cách tù nhân chính trị với tổng cộng là 13 năm tù. Dì từng ở tù chung với Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy Biệt Đội Thiên Nga phục vụ ở Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia dưới quyền của Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình có văn phòng trên đường Võ Tánh trước năm 1975. Dì cũng từng ở tù chung với Bà Trung Tá Không Quân Nguyễn Thị Hạnh Nhân và Bà Nhân hiện đang là Hội Trưởng Hội HO và Thương Phế Binh VNCH cư ngụ tại CA. Ngày 1 tháng 1 năm 1988, dì Nguyễn Thị Bê đã được chính phủ Mỹ can thiệp mới được ra khỏi tù đày của cộng sản. Ngày 14 tháng 8 năm 1992, dì Bê cùng gia đình đã đến phi trường Logan Airport thuộc thành phố Boston và dì đã định cư từ đó đến nay. Trong suốt 24 năm qua, Dì Bê mà mọi người dân đều yêu mến dì và thường gọi dì là "Dì Bê" hay "Dì Bê Thiên Nga" bởi vì dì đã từng bị cộng sản VN tra tấn để khai thác thông tin tới mức gãy cổ và trong một thời gian dài khi qua Mỹ bà đã phải mang niềng cổ để điều trị. Dì Bê đã từng phải gánh mỗi ngày cả 200 đôi nước tưới cây trong tù vì vậy sức khỏe của dì không được tốt và thường xuyên đau nhức. Tuy vậy, từ khi bước chân đến Mỹ cho đến nay, dì Bê đã không bao giờ ngừng nghỉ trong bất cứ công tác chống Cộng nào cho dù xa xôi hay thức qua đêm để đồng hành cùng cộng đồng và các tổ chức đấu tranh chính trị.
Sở dĩ tôi nói hơi nhiều về Dì Bê Thiên Nga bởi vì tôi muốn quý độc giả có nhiều thông tin để kiểm chứng những gì tôi viết ra đây để mọi người cùng hiểu và chia xẻ. Cũng vì đã quá lâu nên Dì Bê không nhớ tên vị trung úy bộ binh đã hy sinh và chính dì là người đã kể lại với tôi câu chuyện này trong nước mắt. Cả hai dì cháu chúng tôi cùng khóc. Chúng tôi khóc vì chúng tôi đồng cảm về ý nghĩa bảo vệ danh dự của lá cờ vàng và nhất là trong tình hình hiện nay với những màn hạ nhục cờ vàng hết trận này tới trận khác và hiện tại là vấn đề liên quan tới tên Việt cộng cái Mai Khôi tại Washington DC. Tuy tôi chưa bao giờ được vinh dự phục vụ dưới chế độ VNCH nhưng tôi có thể nhìn thấy được tất cả những gì Dì Bê kể cho tôi nghe và cảm nhận được cảm xúc của viên trung úy bộ binh với lòng yêu tha thiết lá cờ chính nghĩa của quốc gia VNCH. Ông đã hát vang như ông đã từng hát chào quốc kỳ trước khi xông pha trận mạc và lần hát này ông biết mình sẽ ra đi mãi mãi. Nhưng ông đã mãn nguyện vì được hát bài hát quốc ca tuy không có lá cờ vàng trên cột cờ...nhưng trong tâm khảm ông lúc nào cũng có lá cờ của quốc gia, của dân tộc. Ông đã mang lại niềm hy vọng và hạnh phúc trong lòng anh em, đồng đội của mình bằng cách hát lớn để mọi người cùng được nghe lại bài quốc ca của mình.
Sau hơn 24 năm ở Mỹ, nhưng Dì Bê vẫn không quên đồng đội của mình và những hình ảnh, lời nói kia vẫn cứ vang vọng trong tâm khảm của dì. Giờ đây những hình ảnh và lời nói kia lại truyền đạt đến tôi và tôi muốn chuyển tiếp đến tất cả quý độc giả có duyên đọc bài này. Để làm chi? Tôi có mơ ước rằng rồi ai ai cũng sẽ hiểu rõ ý nghĩa của lá cờ vàng thiêng liêng như thế nào đối với vận mệnh của quốc gia, của dân tộc Việt và nếu mất nước thì chúng ta sẽ mất tất cả. Chúng ta còn lá cờ vàng là chúng ta còn niềm hy vọng và niềm tin vào một dân tộc Việt sống trong độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc thật sự. Tôi mơ ước rằng ai ai khi nhìn thấy là cờ vàng cũng nhìn thấy sự hiện diện của hơn 250,000 anh hùng tử sĩ VNCH đã hy sinh cho quốc gia. Qua đó, họ sẽ tự giác thấy mình phải có tránh nhiệm ghé vai vào gánh vác giang sơn và đơn giản nhất là bảo vệ danh dự cho những người đã hy sinh cho chúng ta được sống. Tôi cũng hy vọng rằng sẽ có những người cũng cảm nhận được những gì tôi cảm nhận được và những hình ảnh, cảm xúc này sẽ chính là ngọn lửa trong lòng của mỗi người nung đốt lòng yêu tha nhân, yêu quê hương, yêu dân tộc thật sự để họ dám đứng lên, dám làm điều phải, dám hy sinh một chút gì đó hay là hy sinh tất cả để những người đi trước được yên tâm an nghỉ. Chỉ có ngọn lửa lòng của mỗi con người chúng ta mới có thể cháy sáng lên làm ngọn đuốc dẫn đường cho mỗi chúng ta đi đến những quyết định đúng đắn, sáng suốt trong mọi tình huống, trường hợp. Tôi mong rằng ai ai cũng mang lá cờ vàng thân yêu trong tâm khảm của mình như viên trung úy bộ binh kia. Tôi mong rằng ai ai cũng biết đặt lá cờ của quốc gia, của dân tộc ở vị trí trang trọng nhất và không bao giờ dời đổi nó đi bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì.
New Hampshire, Thursday, January 12, 2017
Bao Chau Kelley
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen