Đại-Dương
Trung Quốc sẽ không bao giờ hoàn thành “Giấc Mộng Trung Hoa” nếu
như chẳng khống chế được Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa.
Vì thế, hành động của Trung Quốc luân phiên gây căng thẳng trên 2
vùng biển đó tuỳ theo tình hình biến chuyển.
Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982
(Permanent Court of Arbitration, PCA) trong vụ Phi Luật Tân kiện
Trung Quốc được công bố hôm 12 tháng 7 năm 2016 đã lật ngược toàn
bộ hệ thống chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán do Bắc Kinh
sáng chế và sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế, ngoại giao, chính
trị để xác lập.
Bắc Kinh đang cố vùng vẫy trong tuyệt vọng để thoát khỏi chiếc vòng
pháp lý quốc tế, nhưng, càng cố gắng thì càng bị siết chặt hơn.
Do tình đồng chủng mà Bắc Kinh và Đài Bắc thường đồng quan điểm
trên vấn đề chủ quyền ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa.
Hơn nữa, Đường 9 Đoạn do Chính phủ Tưởng Giới Thạch công bố từ năm
1948.
Sau phán quyết của Toà PCA, Tổng thống Thái Anh Văn nhận thức được
lịch sử sang trang tại Biển Đông nói riêng và Châu Á-Thái Bình
Dương nói chung nên đưa ra quyết định phục vụ cho quyền lợi của dân
chúng Đài Loan.
Thái Anh Văn lập tức phản đối phán quyết của Toà PCA vì không công
nhận thực thể Thái Bình (Ba Bình) như một hòn đảo. Nhưng, đã ra
lệnh cho các tuần duyên đỉnh đang trên đường bảo vệ Thái Bình quay
về Đài Loan.
Chính phủ Đài Bắc cấm các tàu cá đi Thái Bình vì không xin phép
trước 45 ngày và tuyên bố sẽ phạt nếu vi phạm. Vì thế, chỉ có 5
chiếc đến Thái Bình mà không được phép cặp bến. Chiếc thứ 5 không
được lên bờ do chở các phóng viên của Đài truyền hình Phoenix ở
Hồng Kông.
Dù trước đó, Tổng thống Thái Anh Văn đã không cầm đầu phái đoàn đến
Thái Bình cắm cờ Cộng Hoà Trung Hoa (ROC) như 70% dân Đài Loan đòi
mà chỉ có 8 dân biểu thuộc Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Thời điểm này tạo điều kiện cho Đài Loan cắt đứt hoàn toàn mối quan
hệ lịch sử với Trung Hoa Lục địa mà đặt nền tảng để tuyên bố độc
lập thay cho danh hiệu “Cộng Hoà Trung Hoa ở Đài Loan” hoặc “Thẩm
quyền Đài Loan của Trung Quốc”.
Thái độ dứt khoát quay lưng với Bắc Kinh cần sự bảo vệ của Hoa Kỳ
và Nhật Bản mới tránh được thảm họa xâm lăng từ Giải phóng quân
Trung Quốc.
Chủ trương độc lập của Thái Anh Văn làm cho cán cân lực lượng ở
Đông Bắc Á bất lợi hơn cho Trung Quốc nên Bắc Kinh rất giận dữ mà
phản ứng thiếu cân nhắc.
Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông Trung Hoa
từ 1 tháng 8 gồm chiến hạm, tiềm thuỷ đỉnh, phi cơ và lực lượng
phòng vệ duyên hải mà không cho biết vị trí.
Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng, Thường Vạn Toàn cho biết “Quân đội sẵn
sàng cuộc chiến trên biển”.
Bắc Kinh bật đèn xanh cho Bắc Triều Tiên phóng 2 hoả tiễn Rodong
hôm 3 tháng 8 mà 1 bay 1,000 km rơi vào Khu vực Đặc quyền Kinh tế
(EEZ) của Nhật Bản, 1 rớt ngay khi được phóng ra.
Trung Quốc là đồng minh duy nhất viện trợ kinh tế và giao thương,
bảo trợ ngoại giao và chính trị cho Bắc Triều Tiên.
Lập tức, Không quân Hoa Kỳ điều động nhiều oanh tạc cơ B-1 Lancer
đến đồn trú thường trực ở đảo Guam kể từ 7 tháng 8 để thay thế
B-52. B-1s mang nhiều vũ khí nhất trong cùng loại, có tốc độ trên
900 km/h. Các loại bom 2,000 cân Anh hoặc 1,000 hoặc 500 bay theo
hệ thống định vị GPS gia tăng độ chính xác trong bất cứ thời tiết
nào.
Các pháo đài bay B-52 của Mỹ thường bay từ Guam đến không phận Đại
Hàn như biểu hiện lời cam kết sắt đá với đồng minh Đại Hàn và Nhật
Bản.
Bạch thư Quốc phòng Nhật Bản 2016 dài 484 trang được công bố hôm 2
tháng 8 viết “quan tâm sâu sắc đến sự ép buộc và coi thường luật
pháp quốc tế của Trung Quốc, và mối đe doạ hoả tiễn, các chương
trình bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên cũng như phục hồi sức mạnh
quân sự của Nga tại Viễn Đông”.
Trong lần cải tổ Nội các hôm 3 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Shinzo
Abe đã bổ nhiệm bà Tomomi Inada, cựu Bộ trưởng Cải tổ làm Bộ trưởng
Quốc phòng. Inada có quan điểm cực hữu coi điều 9 Hiến pháp nên xoá
bỏ vì cấm chỉ sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
Tháng trước, Hoa Kỳ và Đại Hàn đã quyết định thiết lập Hệ thống
Phòng thủ Hoả tiễn THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) ở
Đại Hàn nhằm đương đầu với một đe doạ của Bắc Triều Tiên. Hệ thống
này cũng sẽ giảm mối đe dọa từ Trung Quốc, đồng thời khiến cho Bắc
Kinh lo sốt vó.
Tuy Đại Hàn và Nhật Bản đều là đồng minh của Hoa Kỳ, nhưng, cay
đắng lịch sử khiến họ vẫn giữ khoảng cách nên Bắc Kinh tận lực khai
thác.
Nhưng, qua thời gian, Trung Quốc vẫn nuôi dưỡng và sai khiến Bình
Nhưỡng đe doạ trực tiếp Bắc Hàn và Nhật Bản buộc Hán Thành thay đổi
thái độ từ hôm 4 tháng 8.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đại Hàn cho biết sẽ chia sẻ tin tức
tình báo liên quan đến chương trình nguyên tử và hoả tiễn của Bình
Nhưỡng cho Tokyo theo thoả ước Nhật-Mỹ-Hàn năm 2014.
Như thế, Hoa Kỳ, Đại Hàn, Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ hơn sẽ đẩy
Trung Quốc vào cơn ác mộng.
Đại-Dương
Aug 5, 2016
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen