Samstag, 20. August 2016

Vạch cấm

 Sinh khí chỉ còn thoi thóp trong nỗ lực của 11 bệnh viện của thành phố với 15 bác sĩ can đảm hơn những phi công thần phong của Nhật, và xả thân hơn những tu sĩ tử vì đạo Việt Nam đang cùng với nhân dân Vinh xuống đường đòi "cá cần nước sạch, dân đòi minh bạch."
 
Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
 
Hai chữ 'vạch cấm' dịch từ chữ 'red line' có nghĩa là một đường ranh không cho vượt qua; trong cuộc chiến tranh Syria thì đường ranh trừu tượng này là việc sử dụng vũ khí hoá học, loại bom đang được quân đội của tổng thống Syria Bashar Hafez al-Assad ném xuống Aleppo -thành phố lớn nhất của Syria- lớn không kém Cairo của Ai Cập hay Istanbul của Turkey.Nét khác biệt của Aleppo với 2 thành phố kia là chết chóc; tử thần rình rập trên mỗi góc đường, và trong mỗi đống gạch đổ nát. Khác biệt cũng còn là cảnh bác sĩ đụng cùi chỏ vào người xuống hầm tránh bom, trong lúc chăm sóc người bị thương trong những căn phòng đông nghẹt người, mọi người đều mang khẩu trang vì sợ bom hoá học.

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2016/8/17-Aug-2016/ndt.jpg
                Dân chúng Manbij trở về sau khi quân IS đầu hàng kháng chiến quân Hồi Giáo thân Mỹ


Sinh khí chỉ còn thoi thóp trong nỗ lực của 11 bệnh viện của thành phố với 15 bác sĩ can đảm hơn những phi công thần phong của Nhật, và xả thân hơn những tu sĩ tử vì đạo Việt Nam đang cùng với nhân dân Vinh xuống đường đòi "cá cần nước sạch, dân đòi minh bạch."

Vừa rồi, toàn bộ 15 vị bác sĩ anh hùng hiện còn ở lại Aleppo, đồng ký một lá thư gửi tổng thống Obama, van xin ông giải quyết tình trạng hoả ngục tại Aleppo mà Hoa Kỳ và thế giới đã cam kết sẽ ngăn cấm không để xẩy ra cho nhân loại nữa; những y sĩ đang dấn thân trong tuyệt vọng này, chấp nhận mọi nguy hiểm chiến tranh, để ở lại phục vụ trên 1.5 triệu cư dân chưa chạy thoát ra ngoài được.

Họ xin ông Obama đừng bỏ rơi cư dân Aleppo -những người đang sống khốn khổ nhất nhân loại, và cũng như truyền thông Hoa Kỳ, họ trách Obama vẽ ra một vạch cấm mà không bảo vệ hiệu lực của vạch cấm.
Tuy nặng lời với Obama, nhưng mọi người vẫn trông cậy vào ông, vì ngoài ông ra, không nhân vật nào đủ uy tín để yêu cầu người Nga thôi cung cấp bom hoá học cho Syria, và đủ quyền lực để ngăn cấm tổng thống Syria al-Bassad ngưng sử dụng loại vũ khí hoá học độc ác này.
Nạn nhân của bom hoá học tại Syria là những đứa trẻ sơ sinh, những thiếu niên vô tội.
Hôm thứ Năm 8/11/2016, một viên chức Liên Hiệp Quốc lên tiếng đòi truy tố những kẻ sử dụng vũ khí hoá học tại Aleppo như những tên tội đồ chiến tranh -war criminals. Nhân chứng nói chính mắt họ thấy 4 thùng hơi độc bị thả xuống khu vực phía Đông của thành phố Aleppo -khu vực còn do quân khủng bố IS chiếm đóng, nhất là tại thành phố Manbij -cách Aleppo 80 miles về phía Tây. Một màn kịch hùng tráng đang diễn ra tại thành phố bi thảm đó: quân kháng chiến Hồi Giáo thân Mỹ, mở sinh lộ cho quân IS thoát chạy, sau khi bắt chúng nạp khí giới. Kháng chiến quân không tiêu diệt quân IS vì họ muốn tránh một cuộc ác chiến gây sụp đổ những kiến trúc trên đường phố, để người Manbij chạy giặc trở về có chỗ tá túc.
Hãy trở lại với Aleppo, với 15 vị anh hùng không cầm súng, và với bức huyết thư họ gửi ông Obama -nhân vật cuối cùng còn xúc động với cuộc chiến tranh Trung Đông dài đã trên 13 năm, giết đã gần 2 triệu người, chỉ để treo cổ tên bạo chúa Saddam Hussein.
Ông Obama trả lời 1 triệu rưỡi người dân Aleppo, trả lời 15 vị bác sĩ còn đang "tử thủ" tại đó, và trả lời chung cho dư luận Mỹ, dư luận thế giới là ông không vẽ ra cái vạch cấm này, mà nó đã có sẵn từ rất lâu, từ trước ngày mùng 4 tháng Tám 1961-ngày ông chào đời; trước cả ngày 20 tháng Giêng 2009 -ngày ông trở thành vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2016/8/17-Aug-2016/12.jpg                                                  
Obama không thích chiến tranh

Obama phủ nhận ông không vẽ ra cái vạch cấm, nhưng vẫn xác nhận ông đồng ý không cho tổng thống Syria Al Assad bước qua vạch cấm. Trong cuộc họp báo ngày 20 tháng Tám 2012, Obama nói, "Cho đến phút này, tôi chưa ra lệnh cho quân đội hành động. Tuy nhiên việc sử dụng vũ khí hoá học và vũ khí sinh học là vấn đề nghiêm trọng, không chỉ nghiêm trọng đối với Syria thôi, mà còn nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ và những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ nữa. Chúng ta không thể chấp nhận để vũ khí hoá học lọt vào tay những phần tử nguy hiểm.
"Chúng ta đã minh bạch cho chính thể Assad biết là Hoa Kỳ không chấp nhận cho bất cứ bên nào sử dụng vũ khí hoá học; việc họ sử dụng loại vũ khí đó khiến tôi phải thay đổi thái độ.
"Tôi đã minh bạch cảnh cáo, sử dụng vũ khí hoá học là họ đã bước qua vạch cấm."
Dù không vẽ ra vạch cấm nhưng tổng thống Obama vẫn nói là ông đồng ý không chấp nhận cho Assad bước qua vạch cấm; vậy mà ông chẳng có phản ứng gì cả trong suốt nhiều năm dài Assad đùa với vạch cấm. Tại sao?
Chương trình Frontline của đài PBS (Public Broadcasting Service) cũng nêu lên câu hỏi này, và họ trả lời bằng nguyên một bài báo dài 600 chữ, nêu lên nhận xét của nhiều nhân vật, qua nhiều diễn biến.
Một trong những diễn biến đó xẩy ra vào tháng Tám 2013, khi quân Assad dùng hơi độc sarin gas, loại gaz có tác dụng làm tê cứng phổi, khiến nạn nhân chết vì ngộp thở. Vụ tấn công này giết 1,400 người trong vùng ngoại ô của thủ đô Damacus; viên chức Bạch Cung nói họ nghĩ chính quân Assad là thủ phạm. Obama ra lệnh cho Ngũ Giác Đài chuẩn bị trong thế sẵn sàng, và chờ lệnh.
Đại tướng Martin Dempsey -tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ- nói, "ngón tay chúng tôi đã đặt trên cò súng", và anh Martin Smith -phóng viên của Froneline, trong cuồn phim tài liệu Obama at War, viết, "Mọi đơn vị đều căng thẳng trong thế chờ, nhưng lệnh phát động hành quân không đến."
Đại tá hồi hưu Andrew Bacevich nhận định, "giận thì giận lắm, giận Assad dám coi thường lệnh cấm, nhưng ông ta vẫn không thích chiến tranh." Nguyên phụ tá tổng trưởng Quốc Phòng Derek Chollet phụ hoạ, "không thích là phải, đưa quân Mỹ vào Syria cũng không giải quyết được việc Assad sử dụng vũ khí hoá học."
Obama không thích chiến tranh
Tối hôm đó Obama điện thoại gọi tổng trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel và ra lệnh đưa vấn đề ra trước Quốc Hội -ông không dám tự quyền lấy một quyết định có thể đưa Hoa Kỳ và thế giới vào cuộc chiến tranh thứ 3.
Nhưng Obama cũng chỉ còn ngồi trong Bạch Cung thêm 5 tháng nữa; nếu Donald Trump thay ông thì có thể Assad sẽ tôn trọng vạch cấm hơn, nhưng cũng có thể chiến tranh Trung Đông trở thành lớn hơn, quân đội Mỹ lại được ném vào đó để lại sa lầy trong một cuộc chiến tranh phản du kích mà họ đã thua và đã bỏ chạy 44 năm trước trên chiến trường Việt Nam.
Cái khó là cả Obama lẫn Trump đều không xoá được cái vạch cấm không dễ giải quyết đó.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen