Mittwoch, 10. August 2016

Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh: quyết định bí mật?

8 Tháng Tám , 2016
Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh. Quyết định bí mật này đã được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, theo tạp chí chính trị Zhengming ở Hồng Kông. Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến thành phố quê hương của ông ta.

Tượng của Mao, bị phá hủy tại thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, năm 2011. (Ảnh: chụp màn hình Weibo – Epoch Times Đức) 

Mới đây, vào cuối tháng 6 năm 2016, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản đã quyết định chuyển Nhà tưởng niệm Mao ra khỏi Bắc Kinh tới thành phố quê hương của ông ta, theo tạp chí chính trị “Zhengming” tại Hồng Kông, ấn bản tháng 8 năm 2016.
Lăng mộ, nơi có thể nhìn xác ướp của Mao để trong chiếc quan tài thủy tinh, đặt ở Quảng trường Thiên An Môn. Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam.

Không có tiếng nói chống đối 
Đề nghị di chuyển nhà tưởng niệm do Vương Kỳ Sơn đưa ra, đây là người đứng đầu “Ủy ban Kiểm tra kỷ luật”. Những người ủng hộ đề xuất này còn có Giám đốc nhân sự của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản và Phó Chủ tịch nước. Kết quả bỏ phiếu là 23 phiếu tán thành, 2 phiếu trắng, có nghĩa là không có bất kỳ phiếu chống nào.
Quyết định sẽ được thực thi ngay sau Hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản vào mùa thu năm 2017, khi đó sẽ bầu Bộ Chính trị mới.
Nhà tưởng niệm Mao- một hòn đá tảng
Sau khi quyết định được thông qua, Tập Cận Bình đã có lời phát biểu, theo tin của tạp chí chính trị ở Hồng Kông.
Vấn đề “Nhà tưởng niệm Mao” sớm hay muộn cũng phải được giải quyết, ông Tập phát biểu, không còn hợp lý để tồn tại tòa nhà này, với bất cứ lý do nào. Ông dẫn lời Đặng Tiểu Bình, người đã nói tại thời đó, rằng việc dựng lăng là một quyết định chính trị sai lầm.
Quyết định xây Nhà tưởng niệm đã được đưa ra nhanh chóng, sau khi Mao chết vào ngày 9 tháng 9 năm 1976. Ngày 24 tháng 11 trong cùng năm, viên gạch đầu tiên được đặt, còn ngày 24 tháng 5 năm sau đó là ngày làm lễ khánh thành. Hàng ngày, hàng nghìn người đứng xếp hàng để vào viếng xác của “vị chủ tịch vĩ đại”.
Đề nghị di chuyển nhà tưởng niệm đã được đưa ra nhiều lần, cho đến cuối năm 2015, 21 đại diện của nhân dân đã ký một bản yêu cầu để di chuyển lăng của Mao.
Trong 5 năm qua tại Trung Quốc đã gia tăng các trường hợp người dân đập phá tượng Mao. Những chính sách của Mao đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng.
Mao, qua đời năm 1976, vẫn còn là một nhân vật gây tranh cãi. Nhà lãnh đạo đáng kính của những người Cộng sản, được coi là kẻ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử, chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp về cái chết của 80 triệu người Trung Quốc – theo một số tính toán. Một nửa trong số này đã chết trong nạn đói do chính sách hoang tưởng của cuộc Đại Nhảy Vọt gây ra. Bảy triệu người khác bị sát hại dã man trong cuộc Cách mạng Văn hóa, số còn lại là nạn nhân của các làn sóng thanh trừng, tra tấn và tù đày liên tiếp diễn ra để khủng bố nhân dân Trung Quốc.

Cựu tt tham nhũng Marcos.. cùng số phận..
Philippines: Duterte orders Ferdinand Marcos body move
  • 7 August 2016
The embalmed body of Ferdinand Marcos is currently on display in a glass coffin in his home city of Batac
Philippines President Rodrigo Duterte has given the go-ahead for the body of his disgraced predecessor Ferdinand Marcos to be buried in the Heroes' Cemetery in Manila.
The embalmed body is currently on display in his home city of Batac.
The decision to move Marcos is controversial because of his record of huge corruption and rights abuses.
President Duterte said the transfer of Marcos' body could take place next month.
He said that protests against the move would be allowed as long as motorists were not inconvenienced.

Army spokesman Col Benjamin Hao said that representatives of the Marcos family have visited the cemetery in the Taguig area of metropolitan Manila to pick a burial site and make initial preparations.
Left wing critics of the transfer argue that it is inappropriate to provide an honourable burial to a president blamed for thousands of killings, tortures and military abductions - many of which remain unresolved.
While the military comprise the majority of the 40,000 people laid to rest in the cemetery, correspondents say that military rules prohibit those who have been dishonourably discharged.
President Marcos and his wife Imelda ruled the Philippines for 20 years before more than a million people took to the streets to overthrow them in what became known as the People Power Revolution of 1986.
Earlier on Sunday President Duterte said that dozens of current or former politicians, officials and judges with links to illegal drugs must surrender and be investigated.
In a nationally televised address, he named those he was accusing and ordered their security to be withdrawn.
Local media reports say some of those named have been misidentified. But Mr Duterte said he would take full responsibility for any who turned out to be innocent.
Mr Duterte was sworn in as president in June, after winning a landslide election victory a month earlier.
He had previously been mayor of the country's third biggest city, Davao, for 22 years where his tough approach and controversial comments earned him the nickname "The Punisher".

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen