Trọng Thành
Thủ tướng Najib Razak phát biểu tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày
25/01/2016.REUTERS/Olivia Harris
Sau khi Quốc Hội Malaysia đề nghị điều tra về vụ ngân hàng phát
triển công 1MDB làm thất thoát ba tỷ đô la, nhiều lãnh đạo của ngân
hàng đã từ chức ngày 07/04/2016.
Vụ bê bối liên quan đến ngân hàng, do thủ tướng Malaysia Najib
Razak thành lập trước đây, thu hút chú ý của công luận từ một năm
qua. Thủ tướng Malaysia bị cáo buộc đã tìm mọi cách để ngăn chặn
việc điều tra.
Thông tin về vụ từ chức hàng loạt tại 1MDB nói trên được nhật báo Anh Quốc The Guardian loan báo. Về sự kiện mới này, báo mạng độc lập Malay Mail Online có cuộc phỏng vấn với một luật gia nổi tiếng, ông Zaid Ibrahim, nguyên là bộ trưởng phụ trách cải cách tư pháp của chính phủ Malaysia.
Luật gia Zaid Ibrahim cho biết ông cũng vừa được nghe nói về vụ ban lãnh đạo 1MDB từ chức, và đây là “một sự kiện gây ấn tượng”. Tuy nhiên, cựu bộ trưởng Malaysia nhấn mạnh việc các thành viên ban lãnh đạo 1MDB từ chức có thể được sử dụng như một thủ đoạn để ngăn chặn cuộc điều tra. Theo ông, sự thật về ngân hàng công 1MDB chỉ có thể được làm sáng tỏ nếu một đảng khác lên cầm quyền, và cách duy nhất để làm sáng tỏ sự thật là cử tri phế truất chính phủ của đảng Barisan Nasional, do thủ tướng Najib Razak lãnh đạo, trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Theo AFP, trong bản báo cáo 106 trang của Quốc Hội Malaysia, được công bố vào ngày 07/04/2016, ủy ban kiểm toán của Quốc Hội đã quy hết trách nhiệm cho cựu thống đốc ngân hàng 1MDB Sharol Azral Ibrahim Halmi, nhưng hoàn toàn không đụng đến thủ tướng Najib Razak.
Trong khi đó, theo AFP, ngày 08/04, một lãnh đạo đối lập chủ chốt, ông Rafizi Ramli, phó chủ tịch đảng đối lập Công Lý Của Nhân Dân Malaysia (đảng Keadilan Rakyat), một nghị sĩ Quốc Hội, vừa bị tư pháp cáo buộc hai tội, xâm phạm bí mật nhà nước và phỉ báng. Phó chủ tịch đảng Công Lý Của Nhân Dân bị cáo buộc đã tiết lộ thông tin mật hồi tuần trước về một quỹ hưu trí quân đội, có liên hệ với một ngân hàng lớn của Nhà nước đang gặp khó khăn.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ngay lập tức lên án các cáo buộc nói trên của tư pháp Malaysia nhắm vào nghị sĩ đối lập.
Thông tin về vụ từ chức hàng loạt tại 1MDB nói trên được nhật báo Anh Quốc The Guardian loan báo. Về sự kiện mới này, báo mạng độc lập Malay Mail Online có cuộc phỏng vấn với một luật gia nổi tiếng, ông Zaid Ibrahim, nguyên là bộ trưởng phụ trách cải cách tư pháp của chính phủ Malaysia.
Luật gia Zaid Ibrahim cho biết ông cũng vừa được nghe nói về vụ ban lãnh đạo 1MDB từ chức, và đây là “một sự kiện gây ấn tượng”. Tuy nhiên, cựu bộ trưởng Malaysia nhấn mạnh việc các thành viên ban lãnh đạo 1MDB từ chức có thể được sử dụng như một thủ đoạn để ngăn chặn cuộc điều tra. Theo ông, sự thật về ngân hàng công 1MDB chỉ có thể được làm sáng tỏ nếu một đảng khác lên cầm quyền, và cách duy nhất để làm sáng tỏ sự thật là cử tri phế truất chính phủ của đảng Barisan Nasional, do thủ tướng Najib Razak lãnh đạo, trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Theo AFP, trong bản báo cáo 106 trang của Quốc Hội Malaysia, được công bố vào ngày 07/04/2016, ủy ban kiểm toán của Quốc Hội đã quy hết trách nhiệm cho cựu thống đốc ngân hàng 1MDB Sharol Azral Ibrahim Halmi, nhưng hoàn toàn không đụng đến thủ tướng Najib Razak.
Trong khi đó, theo AFP, ngày 08/04, một lãnh đạo đối lập chủ chốt, ông Rafizi Ramli, phó chủ tịch đảng đối lập Công Lý Của Nhân Dân Malaysia (đảng Keadilan Rakyat), một nghị sĩ Quốc Hội, vừa bị tư pháp cáo buộc hai tội, xâm phạm bí mật nhà nước và phỉ báng. Phó chủ tịch đảng Công Lý Của Nhân Dân bị cáo buộc đã tiết lộ thông tin mật hồi tuần trước về một quỹ hưu trí quân đội, có liên hệ với một ngân hàng lớn của Nhà nước đang gặp khó khăn.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ngay lập tức lên án các cáo buộc nói trên của tư pháp Malaysia nhắm vào nghị sĩ đối lập.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen