Thứ sáu, 22/04/2016, 11:37 (GMT+7)(An Ninh Quốc Phòng) - Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước
thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu
đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng:
“Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có
yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng
kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền
Trung?
Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và
người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng”
vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc
tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt
bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại
KCN này.
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô
nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra
và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng
thủy sản, Bộ NN&PTNT.
Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư
cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà
máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần
thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì
mới tiến hành kiểm tra được”.
Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 698m cho
thấy, kênh nước thải chảy thẳng ra biển từ khu gang thép Formosa
Vũng Áng (Ảnh FB Hào Song Trần)
Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 3.38km (Ảnh
FB Hào Song Trần)
Hình ảnh Google Earth thời điểm ngày 19/08/2015 ở độ cao >3km dễ
dàng nhìn thấy nước thải xả thẳng ra biển từ các kênh lộ thiên
(thời điểm đường hầm chưa xây xong). (Ảnh FB Hào Song Trần)
Pháp luật quy định rõ, bất kỳ cá nhân nào hoạt động trên đất
Việt Nam cũng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Thế nhưng, một
doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và đầu tư trên đất Việt Nam
lại ngang nhiên xả nước thải, hủy hoại môi trường sinh thái như thế
mà đoàn cán bộ lại không thể vào kiểm tra? Tại sao ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại có cứ điểm nước ngoài
“không thể xâm phạm” như thế? Ai đã đặt ra “luật rừng” là phải
có chỉ đạo của Thủ tướng mới được tiến hành kiểm tra Vũng Áng?
Nhìn lại vụ xả chất thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, 100% vốn đầu tư Đài Loan, đã được Cục Cảnh sát môi trường
(Bộ Công an) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện năm
2008, vi phạm luật về bảo vệ môi trường Việt Nam. Khi đó, lực lượng
chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, “không có vùng cấm”, “không có
ngoại lệ” và buộc Vedan chịu phạt và bồi thường thiệt hại cho người
dân. Tại sao chúng ta có thể “thẳng tay” đối với công ty Vedan
mà KCN Vũng Áng lại là ngoại lệ? Có điều gì mờ ám ở dự án này? Liệu
có “ông lớn” nào đang chống lưng đằng sau hay không? Hay các dự án
của Trung Quốc thì không cần tuân theo luật pháp Việt Nam?
Cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ mà các cấp chính quyền “bất lực”
ư?
Nội dung Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại
Việt Nam ban hành ngày 23/08/1993 chỉ công nhận “quyền bất khả xâm
phạm” đối với các cơ quan đại diện Ngoại giao của nước ngoài. Chúng
ta lại có trường hợp ngoại lệ ư? Đây có được xem là “vi hiến” hay
không?
Chưa kể, Điều 69 Luật Đầu tư 2014 quy định rõ: “Cơ quan quản lý nhà nước phải tiến hành “giám sát, đánh giá mục
tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã
được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện
các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác
theo quy định của pháp luật”.
Phải chăng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT và Sở Nông nghiệp
PTNT tỉnh Hà Tĩnh không phải là “cơ quan quản lý nhà nước” theo
điều luật này? Đáng lẽ ngay từ đầu, khi chuẩn bị cấp phép đầu tư dự
án, chúng ta phải kiểm tra và đặt trạm quan trắc môi trường từ các
nhà máy ra biển Đông; chưa kể lên lịch kiểm tra định kỳ hàng năm.
Tại sao lại xảy ra hệ lụy hủy hoại môi trường không thể kiểm soát
như thế? Ai sẽ chịu trách nhiệm khi cuộc sống của người dân vì thế
nào lâm vào khốn cùng, môi trường bị hủy hoại?
Ảnh chụp từ Google cũng thấy rõ đường dẫn xả thải lộ thiên (khoanh
tròn màu đỏ). Tại sao các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa
vào cuộc xử lý? Có điều gì mờ ám đằng sau KCN này?
Nếu doanh nghiệp nước ngoài biến khu vực đầu tư của mình thành cứ
điểm “bất khả xâm phạm” gây hại môi trường, làm hại cuộc sống người
dân như thế thì có cần “trải thảm đầu tư” chào đón họ không? “Yếu
tố nước ngoài” ở đây là gì?
Đã có những cửa hàng chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, cấm người
Việt; đã có những “làng Trung Quốc” chỉ sử dụng bảng hiệu viết
bằng tiếng Trung Quốc mọc lên nhan nhản khắp mảnh đất hình chữ
S do hệ lụy từ các dự án đầu tư mà Trung Quốc làm chủ; bây giờ
đến chuyện các cơ quan chức năng “không có quyền” vào kiểm tra tại
Vũng Áng… Phải chăng, chúng ta đã mất “chủ quyền” ngay trên chính
lãnh thổ Việt Nam?
Thùy Linh
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen