Montag, 25. April 2016

Giá của ngưòi trí thức

Nguyễn thị Cỏ May

                                      

Ai cũng bảo trí thức là vô giá . Người trí thức vì đó cũng là vô giá, tức không thể đánh giá  cụ thể bằng con số, như bằng tiền bạc .  Nhưng khi  căn cứ trên sản phẩm của họ để nhận diện thì cũng từ đây người ta bắt đầu xếp họ theo địa vị chiếu trên, chiếu dưới . Và cũng từ đây, giá trị của người trí thức lại được tính bằng tiền .
Ở Pháp mà chắc cũng ở nhiều nước phát trìển khác, người trí thức là những sao – minh tinh - trong các cửa hàng sách, những nhà nghiên cứu khoa học hoặc những người được xí nghiệp lớn trả lương cho những lời cố vấn của họ . Họ bán sự hiểu biết để sống qua ngày hoặc để kiếm nhiều tiền .
Pháp hiện có 15 người mà tác phẩm bán được từ  237 438 quyển (kinh tế gia Thomas Piketty) cho tới 2 210 285 quyển (nhà văn Frédéric Lenoir) . Thông thường, muốn sống được bằng ngòi viết thi tác phẩm phải bán được ít lắm là 50 000 quyển / năm .

Một nét mặt trí thức Pháp ngày nay
alt


Muốn nói tới triết gia Alain Finkielkraut, gìáo sư khoa học xã hội ở Trường Bách khoa ! Trí thức pháp thường là gương mặt nổi của truyền thông . Ông Alain Finkielkraut từ hơn ba mươi năm nay phụ trách chương trình "Répliques " (Đáp lại) cho sáng thứ bảy của Đài France-Culture ( Pháp-Văn hóa)  . Khi ông đi hưu trí năm 2014, Đài Europe 1 đề nghị ông làm việc và trả lương cho ông mỗi buổi phát thanh là 800 euros . Ông từ chối vì nghĩ đủ sống với lương hưu trí giáo sư .
Cuối năm 2014, ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Quốc gia Pháp . Tháng giêng 2016, ông nhậm chức . Được bầu vào Hàn Lâm Viện là một vinh dự lớn cho người trí thức nhưng riêng với ông, cũng là một nổi lo âu không nhỏ .
Dự lễ tấn phong làm người " bất tử " thì cũng phải giử lấy thể thống bất tử ( Theo Viện Thống kê thì thời gian " bất tử "  trung bình khoảng 15 năm) . Phải có áo cẩm bào xanh đo may, phải có thanh kiếm báu làm theo thủ công truyền thống . Hai món này đòi hỏi một số tiền không nhỏ . Không có thì không có lễ tấn phong .
Theo nhà báo Daniel Garcia, trong quyển " Coupole et Dépendance ", chiếc áo xanh giá 35 000 euros, thanh gươm giá cả tùy theo vật liệu như bằng bạc, vàng, pha lê, nạm kim cương hay không, do nhà thiết kế nổi tiếng, ..;Và giá từ 100 000 euros .
Vậy người trí thức làm sao trả chi phí này ? Thường khi được bầu, người trúng tuyển sẽ nhờ người thân, bạn bè lập ra một cái hội để quyên góp giúp giải quyết chi phí quá lớn của lễ nhậm chức đòi hỏi . Trong trường hợp trìêt gia Alain Finkielkraut, ông nhờ những bạn thân chủ xí nghiệp lớn chung lại số tiền đó cho ông .
Không có mấy trí thức được cái may mắn to lớn và trọn vẹn như ông, vừa danh dự sáng chói, vừa có bạn bè giàu giúp đở .

Trí thức và tiền bạc
alt
Không thiếu những trí thức phải " nối " hai đầu tháng cho khéo . Vì trí thức và tiền bạc vẫn là hai thế giới khó gặp nhau . Có cái này đủ thì thiếu cái kia . Người đời nghĩ rằng  giói trí thức thường không cần sự giúp đở vật chất để sống . Hình ảnh mẫu mực là triết gia Socrate .  Ở thế kỷ thứ III, sử gia Diogène Laërce cấm dùi ở Hi-lạp, từ chối tiền của môn sinh trợ cấp . Trí thức không phải trả tiền nhà, tiền ăn hàng tháng như dân chúng bình thường . Nhu cầu duy nhứt của người trí thức là sự khao khát " Chân lý " . Họ sống với Chân lý và cho Chân lý !

Nhưng thật sự người trí thức ngày nay, cụ thể, trí thức pháp, sống như thế nào ? Nên nhớ khi họ xuất hiện trên trang bìa nhựt báo hay tuần báo, hoặc họ xuất hiện trên TV, thì chính là lúc họ thâu tìền vô vì nhờ đó sách của họ sẽ bán nhiều . Chủ xí nghiệp lớn cũng mời họ cho ý kiến và trả thù lao hậu hỉn . Ông bà Clinton nói chuyện 1 giờ giá hàng trăm ngàu đô-la . Ở Pháp, Cựu Tổng thống Sarkozy mỗi lần nói chuyện cũng đòi cả trăm ngàn euros thù lao . Mắc rẻ là giá trị chênh lệch của trí thức . Và đó là cái giá của trí thức . Rất cụ thể ví đo đếm được .

Nhưng Bà Sandrine Treiner, Giám đốc Đài France-Culture, xác định lại giá trị thật của người trí thức và phủ nhận những giá trị trí thức theo số tiền người trí thức kiếm được . Theo bà, " khi người ta chọn làm người trí thức thì phải biết từ khước nếp sống xa hoa . Trí thức, không ai lại chỉ bìết làm tiền mà thôi " .
Nhà bình luận Caroline Fourest đưa trường hợp bản thân của bà ra làm điẻn hình " Bản thân tôi, tôi không thừa hưởng được gì cả, cũng không phải giới chức Đại học . Tôi chấp nhận thực tế là chưa bao giờ biết một hợp đồng làm việc vô thời hạn . Đời sống của tôi là bắp bênh" .

Ngày xưa, trí thức được những người hảo tâm giúp đở để sống mà không bận tâm lo nghĩ kiếm tiền, dành thì giờ sáng tác . Ngày nay, Nhà nước thay thế vai trò này . Đối với mọi người, có Cơ quan An Sinh xã hội . Đối với giới trí thức, có những Cơ quan chủ quản như Đại học, Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học, ...Họ làm việc theo sự hiểu biết và sở thích của họ, một cách thoải mái, vì không bị ràng buộc theo qui chế công nhơn .
Muốn vào Cơ quan Nghiên cứu hoặc Đại học, phải có bằng cấp Tiến sĩ  - chứng nhận trình độ hiểu biết cụ thể - tham dự kỳ thi tuyển . Trúng tuyển, vào làm việc ngạch tập sự, lương lối 1800 euros ( trừ các khoản) / tháng.

Hai mươi năm sau, lảnh được từ 3000 - 4000 euros / tháng . Cuối đời, lảnh được 6000 euros / tháng, với năm ba trăm euros phụ cấp .

Với mức lương như vậy, người trí thức khó sống thoải mái trong Paris . Ai cũng hiểu nhưng không ai nói ra là người trí thức Pháp làm việc, lảnh lương kém hơn ở Huê kỳ và Canada rất nhiều . Có người ở Pháp thỉnh thoảng được Đại học Mỹ hay Thụy sĩ mới dạy vài tuần, được trả 10 000 hoặc 20 000 euros . Họ có quyền làm việc này . Cũng như họ có quyền hưởng tiền tác giả của những công trình nghiên cứu của họ khi được xuất bản, từ 8 % tới 12 % trên giá bán . Một tác phẩm bán được 5000 quyển là thành công buổi đầu . Để sống được với tác phẩm thì số sách bán phải từ 50 000 quyển .

Ngoài những hoạt động như dạy học, nghiên cứu khoa học, viết sách, tham vấn, người trí thức còn làm thuyết trình viên trên du thuyền, về lịch sử, địa lý, văn hoà của lộ trình du lịch . Thù lao từ 10 000 tới 50 000 euros cho một chương trình du lịch .

Nhìn thấy mức lợi tức của người trí thức pháp quá khiêm tốn nhưng điều đó không có nghĩa là ở Pháp không có ngành nghề lương cao hơn . Có và mức chênh lệch rất lớn . Nhưng những nghề này không đòi hỏi hoàn toàn như sản phẩm trí thức .

Ký giả TV, đọc tin và lương hằng mươi ngàn / tháng . Phi công láy máy bay hành khách, học 3 năm sau Tú Tài, lương phi công phụ mới vào nghề là 3000 euros / tháng . Sau 6 tháng làm việc, lương tăng lên 6000 euros / tháng . Phi công chánh lảnh 17 000 euros / tháng .
Như vậy ngành nghề làm việc cho khu vực sanh lợi thì lương lớn . Trái lại, ngành hoạt động phục vụ giá trị nhân văn (như chơn, thiện, mỹ) thì lương kém .

Lưong chánh khách

Chuyen gia dinh giao su tre tuoi nhat Viet Nam
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích thi toán quốc tế với nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.

Nhơn viên Chánh phủ như Tổng thống, Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng, lương phải lớn vì vận mạng đất nước nằm trọn trong tay của họ .
Lương của Tổng thống Obama là 376 800 euros / năm, của Tổng thống Hollande là 179 000 euros / năm, sau khi hạ xuống 30 % vì ngân sách quốc giá quá thâm thụt ( 255 600 euros / năm), lương của Tập Cận Bình là 1581 euros / tháng vì làm cách mạng, Thủ tướng Úc 360 400 euros / năm, Thủ tướng Anh, 106 800 euros / năm, ...
Cùng tính lương thì Thủ tướng Việt nam lảnh 17 triệu đồng / tháng, bằng lối 1000 euros / tháng (?) . Thế mà những người chức quyền ở Việt nam đều giàu có . Và mức giàu của họ vượt cả những nhà giàu ở Pháp .

Trí thức Pháp có cái giá của nó rỏ ràng . Giá trị làm ra tiền phục vụ bản thân hay giá trị đóng góp thăng hoa đất nước . Riêng ở Việt nam, trí thức không có giá trị bằng cục phân . Theo sự đánh giá của Hồ Chí Minh học được từ Mao Trạch-đông . Sự đánh giá này có giá trị thực tế . Các Cụ Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, ... đều bị Hồ Chí Minh hành hạ dã man để cho họ thắm thía về giá trị trí thức . Ngày nay, nếu còn sống, chác chắn những người này cũng vẫn chưa cất đầu lên được vì tội trí thức .

Nguyễn thị Cỏ May

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen