Posted by adminbasam on 13/04/2016
Huyền Trang
13-4-2016
GNsP – “Đúng là họ bắt tôi vì bộ đồ hơn là hành động tôi đi biểu
tình bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, nhưng tôi không bao giờ hối hận điều
này mà còn tự hào về điều đó nữa”.
Cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng quả quyết như vậy với GNsP ngay sau khi
anh vừa được trả tự do vào sáng ngày 13.04.2016, tại trại giam số 2
– Hà Nội, sau 12 tháng bị cầm tù với tội danh “gây rối trật tự công
cộng” theo Điều 245 BLHS.
Bộ đồ mà Nguyễn Viết Dũng đã mặc để tham gia tuần hành bảo vệ cây
xanh ở Hà Nội vào tháng 4.2015 có in biểu tượng Quân lực Việt Nam
Cộng Hòa, chính điều đó đã “đẩy” Cựu TNLT trẻ tuổi đầy hoài bão này
vào tù. “Đây là bộ đồ mình được tặng và mình yêu mến”. Anh Dũng
nhấn mạnh.
Lý giải vì sao Nguyễn Viết Dũng tự hào khi mặc quân phục VNCH, anh
Dũng nói: “Mình cảm nhận thể chế VNCH là một thể chế tốt đẹp, đã
từng có dân chủ do đó mình đang đấu tranh để đòi lại các quyền này
cho người dân VN. Trước đây mình có xem rất nhiều tư liệu về chế độ
VNCH không giống như những gì mình đã bị nhồi sọ và cộng sản che
giấu sự thật rất nhiều.”
Điểm nổi bật của Viết Dũng sau khi ra khỏi trại giam là anh mặc
chiếc áo trắng, bên ngực trái có biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ là lá
cờ của thể chế VNCH, trên cánh tay trái của anh xâm chữ “sát cộng”
in hoa.
Nguyễn Viết Dũng được trả tự do vào sáng ngày 13.04.2016, tại trại
giam số 2, Hà Nội. Cựu TNLT Viết Dũng mặc áo trắng, bên ngực trái
có biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của thể chế VNCH. Ảnh: FB
Trung Nghĩa
Anh Dũng cũng cho biết, trong quá trình tạm giam và điều tra xét
hỏi, anh đã bị cán bộ đánh đập, bức cung, bẻ cung… Anh Dũng nói:
“Sau khi vừa mới bị bắt, tôi bị công an phường Hàng Trống đánh đập,
họ đánh tôi ngã xuống thì họ lại tiếp tục lấy mũi giầy thúc vào mạn
sườn tôi và vào mặt. Cho nên, có một tổn thương ở mắt và ở mạn
sườn. 6 ngày sau đó, họ mới đưa tôi đi khám bệnh nhưng họ không đưa
kết quả khám bệnh cho tôi và không cho tôi bất kỳ một viên thuốc
nào để uống trong thời gian này.”
“Trong thời gian [tạm giam], tôi bị ốm nhưng họ vẫn ép tôi đi làm
việc cho bằng được. Tôi có một mụn nhọt sưng lên rất to và đau, tôi
yêu cầu họ cho tôi đi khám nhưng họ không cho, nhưng họ còn ép tôi
đi làm việc, tôi không đi thì họ ép tôi đi cho bằng được. Trong khi
điều tra họ dùng nhiều lời lẽ không hay và có hành động mớn cung và
bẻ cung.” Anh Dũng nói tiếp.
Sau khi được trả tự do và đoàn tụ với gia đình, Cựu TNLT trẻ tuổi
này vẫn chưa có niềm vui trọn vẹn, bởi anh còn trăn trở cho các
phạm nhân mà anh đã từng tiếp xúc trong các trại giam – họ đang bị
đối xử một cách khắc nghiệp, cán bộ ngang nhiên tước đoạt quyền con
người và chà đạp lên phẩm giá của các phạm nhân này. Anh Dũng suy
tư nói:
“Điều trăn trở lớn nhất là quyền sống của các can phạm, phạm nhân
bị đối xử dưới mức con người. Trong trại, tôi đã đấu tranh các
quyền này cho các phạm nhân bởi vì quyền con người phải được tôn
trọng và không mất đi [dù người đó là ai]. Việc ăn uống của các
phạm nhân rất tệ không đúng như những gì luật quy định, cơm thì lấm
đất, rau thì lấm cỏ, một ngày hai bữa ăn thì làm sao mà đảm bảo
được sức khỏe trong trại giam.”
“Điều trăn trở thứ hai của tôi là những người đi tù là một gánh
nặng cho gia đình, do đó tôi nói với họ rằng, chúng ta không thể
trở thành gánh nặng cho gia đình được mà chúng ta có thể tự làm ra
và nuôi sống bản thân mình tối thiểu nhất là trong môi trường nhà
tù. Thế nhưng trong nhà tù, các phạm nhân bị bóc lột sức lao động,
làm việc không có lương thì lấy đâu ra tiền để chi trả cuộc sống
hằng ngày ở trong đó. Do đó, tôi đã đấu tranh cho các anh em ở
trong đó đi làm là phải có lương.” Anh Dũng nói.
“Tại tòa sơ thẩm, tôi đã đấu tranh quyền lợi cho anh em. Trong
phiên tòa đó, tôi không đả động gì đến vụ án của tôi mà tôi chỉ đấu
tranh cho quyền lợi của anh em can phạm.” Anh Dũng nói thêm.
Được biết, sáng cùng ngày, một số anh em có tiếng nói khác với nhà
cầm quyền đã chào đón Cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng tại trại giam số 2,
Hà Nội.
____
Mời xem lại: Nguyễn Viết Dũng sắp được trả tự do? (BBC/ BS). – Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ đã rời khỏi nhà tù (FB Trung Nghĩa/ Trần Minh Nhật/ BS).
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen