Mittwoch, 25. Oktober 2017

Ngày Tháng Buồn Hiu


 
Lời Giới Thiệu
 Ngay từ đầu trang tác giả đã xác định mình, là con gái trong một ‘gia đình cách mạng’ qua hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ như nhiều gia đình khác tại Miền Nam.
Sau biến cố 75, tác giả lúc ấy là cô gái còn rất trẻ chưa qua tuổi hai mươi, nhưng thảm trạng xã hội thời bấy giờ đã khiến cô không thể khoanh tay ngồi yên nhìn đồng bào Miền Nam mình phải chịu bao điều bất công áp bức khốn khổ trong chế độ Cộng sản, đồng thời cô phải sống trong một gia đình cách mạng.
Đáng lẽ ra cô chấp nhận cái lý lịch trong sạch có nhiều ưu thế để tiến thân như bao người trẻ khác mưu cầu cho lợi ích cá nhân, thì cô lại thấy mình bị đè nặng bởi sự xung đột về ý thức hệ, mặt trái của Xã hội chủ nghĩa qua lối hành sử và quan điểm chính trị khác với những sự thật mà cô đã thấy trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tính phản kháng bộc phát khiến cô và gia đình có những khoảng cách không thể hàn gắn được khi cô tự nhận mình bơi “ngược dòng” trong dòng thác cách mạng đang tuôn trào và sẽ nhuộm đỏ tuổi trẻ của Cô và bạn bè cô .
Với tinh thần quốc gia vững chắc, lòng bất khuất trước bạo lực, và nhất là sự can đảm dấn thân cho lý tưởng tự do, đánh đổi tuổi thanh xuân trong lao tù Cộng sản với mức án khắc nghiệt nhất trong thời điểm đó, chỉ để đấu tranh dành Tự Do cho đất nước sớm thoát khỏi ách độc tài áp bức mà Cộng sản đã và đang gieo rắc bao tang thương cho dân tộc chúng ta. 
Tác giả đã ghi lại một cách trung thực những diễn biến trong bối cảnh xã hội sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm trong cuốn “Nhật ký mực tím” và nỗi đoạn trường của người phụ nữ trẻ trãi qua trong những năm tháng lao tù đầy gian nan khốn khổ đã cho thấy lòng kiên cường và ý chí mạnh mẻ của cô học trò năm xưa dám xả thân vì đại cuộc, khiến chúng ta càng thêm cảm phục và tự hào khi tin tưởng rằng chế độ Cộng sản chắc chắn sẽ bị tiêu diệt và Đất nước Việt Nam sẽ có ngày vươn lên hùng mạnh.
Cuốn nhật ký “Ngày tháng buồn hiu” của tác giả sẽ không còn buồn hiu khi được mọi người đọc và chia sẻ đến trang cuối cùng như một thông điệp nhắc chúng ta nhớ rằng “Chính nghĩa luôn thắng bạo tàn”.
 
Mỹ Quốc, 30/4/2016
Trần Cảnh Xuân (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Ba Xuyên)
***
   ( Thú thật , tôi đã rơi lệ , không phải một lần , mà nhiều lần ,
       khi đọc lại áng văn  bi thảm , đầy trung thực ,này .
            ( nhà giáo và là người yêu nhạc , H.V. )
Cuốn nhật ký “Ngày Tháng Buồn Hiu” đến với tôi rất tình cờ. Một buổi sáng tôi đến chơi nhà người bạn, thấy cuốn sách mầu tím mới tinh nằm trên bàn, tôi lật cuốn sách ra coi trong khi chờ bạn sửa soạn ly cà phê buổi sáng. Đọc qua vài trang, tôi bị cuốn nhật ký thu hút đến nỗi nhất định phải mượn về nhà tuy người bạn cũng chưa có dịp đọc. Và tôi đã tìm được những gì mà tôi tìm kiếm mấy chục năm nay, sau cuộc chiến.

Cái mà tôi muốn tìm, là một cuốn nhật ký tương tự như nhật ký của Anne Frank. Sau Thế Chiến Thứ Hai, và khi những tội ác của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái đã được nhân loại phanh phui, thì cuốn nhật ký của một cô gái người Do Thái tên Anne Frank được người ta tìm thấy và phổ biến trên toàn thể Thế Giới. Cuốn nhật ký của Anne Frank được nhân loại tìm xem và là một trong những cuốn sách được in ra nhiều nhất, số bản in có lẽ chỉ thua kinh thánh, mà thôi.
Cuộc chiến Việt Nam được chấm dứt tháng tư năm 1975 sau 20 năm người Việt tàn sát lẫn nhau. Kể từ tháng tư năm đó, người dân Miền Nam đã bị đầy đọa, cầm tù hàng triệu người, kỳ thị và ngược đãi đến nỗi họ phải liều chết ra đi để rồi hàng triệu người bỏ mạng tại Biển Đông, gia đình ly tán, và khổ nạn đó kéo dài đến ngày hôm nay, khác với Dân Do Thái chỉ bị nạn Quốc Xã có 6 năm, từ 1939 đến 1945.
Tôi vẫn tự hỏi có ngày nào được đọc những trang nhật ký của một người thiếu nữ Miền Nam, nạn nhân vô tội của chiến tranh, , trong trắng, vô tư và trạc tuổi của Anne Frank, khi bạo lực đã không cho họ có được một cuộc đời an lành như họ ước mơ. Sở dĩ tôi mong mỏi như thế, vì tôi đã sống trong trại cải tạo, đã đọc những hồi ký viết về thời gian đó, nhưng chúng tôi là những người lính, đã tham dự chiến tranh, đã trưởng thành khi Sài Gòn thất thủ. Đối với tôi, mọi sự rất giản dị, thua trận thì bị cầm tù và hành hạ, dẫu sự thua trận đó có nhiều lý do chứ không vì thiếu can trường. Cái mà tôi thắc mắc là những thanh thiếu niên Miền Nam, chưa tới tuổi 20, họ tiếp nhận sư thua trận của chúng tôi ra sao ??

Cuốn nhật ký của Ngọc Ánh, đã giải tỏa cho tôi phần nào những thắc mắc đó, nhưng lời giải đáp không vui chút nào, đúng như tôi suy nghĩ, vì tựa đề của cuốn nhật ký là Ngày Tháng Buồn Hiu.
… ngưng trích …

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen