Hai người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc, Yukiko Okudo (T) và Kaoru
Hasuike, về đến sân bay Haneda, Tokyo, ngày
15/10/2002.REUTERS/Kimimasa Mayama/Files
Nhật báo kinh tế Les Echos (30/10/2017) có bài phóng sự điều tra
dài liên quan đến những cáo buộc chế độ Bình Nhưỡng bắt cóc công
dân nhiều nước để đào tạo gián điệp. Bài viết đề tựa : « Khi Bắc Triều Tiên sưu tầm con người ».
Mọi nghi ngờ từ những năm 1970 đã được sáng tỏ vào tháng 11/1987.
Nữ gián điệp Bắc Triều Tiên, Kim Hyun-Hee, đã bị bắt dưới quốc tịch
Nhật Bản sau khi đã thực hiện thành công vụ đánh bom trên không máy
bay của hãng hàng không Korean Air trên vùng biển Andaman. Người
này thú nhận đã được những người Nhật bị chế độ Bình Nhưỡng bắt cóc
đào tạo.
Trong vòng gần hai thập niên, Bình Nhưỡng đã sưu tập nhân lực. Ban đầu là những ngư dân Hàn Quốc, sau đó là đàn ông và phụ nữ mang nhiều quốc tịch khác nhau (Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Libanon, Thái Lan và thậm chí có cả Pháp).
Ngoài việc đào tạo cho các gián điệp Bắc Triều Tiên về ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, Bình Nhưỡng cho bắt cóc các công dân nước khác còn để đánh cắp giấy tờ tùy thân nhằm cài đặt các gián điệp ngầm tại các nước lân cận.
Trước các lệnh trừng phạt của quốc tế về chương trình hạt nhân, Bắc Triều Tiên đã tìm cách xích lại gần Nhật Bản và đã thừa nhận vụ việc vào tháng 9/2002. Trong số 17 trường hợp bị mất tích, Bình Nhưỡng chỉ thừa nhận có 13, và chấp nhận trao trả lại 5 người, 8 người còn lại được báo là đã qua đời.
Ngày nay nhiều gia đình Nhật Bản vẫn tin rằng chế độ Bình Nhưỡng còn đang giấu giếm sự thật và tìm mọi cách kể cả đánh động quốc tế hòng tìm kiếm người thân của mình.
Trong vòng gần hai thập niên, Bình Nhưỡng đã sưu tập nhân lực. Ban đầu là những ngư dân Hàn Quốc, sau đó là đàn ông và phụ nữ mang nhiều quốc tịch khác nhau (Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Libanon, Thái Lan và thậm chí có cả Pháp).
Ngoài việc đào tạo cho các gián điệp Bắc Triều Tiên về ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, Bình Nhưỡng cho bắt cóc các công dân nước khác còn để đánh cắp giấy tờ tùy thân nhằm cài đặt các gián điệp ngầm tại các nước lân cận.
Trước các lệnh trừng phạt của quốc tế về chương trình hạt nhân, Bắc Triều Tiên đã tìm cách xích lại gần Nhật Bản và đã thừa nhận vụ việc vào tháng 9/2002. Trong số 17 trường hợp bị mất tích, Bình Nhưỡng chỉ thừa nhận có 13, và chấp nhận trao trả lại 5 người, 8 người còn lại được báo là đã qua đời.
Ngày nay nhiều gia đình Nhật Bản vẫn tin rằng chế độ Bình Nhưỡng còn đang giấu giếm sự thật và tìm mọi cách kể cả đánh động quốc tế hòng tìm kiếm người thân của mình.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen