Hãy nhớ rằng, Tập Cận Bình nổi quạu khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nói chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Và bây giờ hãy hình dung Trung Quốc sẽ sôi sục khi Trump gặp, nói chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma.Cả Đài Loan và Tây Tạng là 2 trong các nơi được Bắc Kinh gọi là “lợi ích cốt lõi” của nhà nước Trung Quốc.
Tuy nhiên, câu hỏi là, Trump có thể để gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không? Dĩ nhiên, không phải là dám hay không, vì hiển nhiên là Trump dám chứ, chuyện này nhỏ với Trump. Vấn đề là, Trump với quen suy tính kinh doanh, nên sẽ suy nghĩ rằng có lợi hay không.
Trump nói chuyện với Thái Anh Văn vì có lợi vô cùng, lợi nhiều hơn hại. Bởi vì Đài Loan có thể, và có dư tiền, để mua nhiều vũ khí đắt giá của Mỹ, mua tàu chiến, mua phi đạn. Đài Loan có nhiều đại gia tư bản nổi tiếng, có thể vào Mỹ mở cơ xưởng, tạo việc làm cho dân Mỹ.
Thí dụ trong nhóm 2000 công ty lớn nhất thế giới trong bản Forbes Global 2000, tính theo số liệu năm 2013, có 41 đại công ty Đài Loan vào bảng này:
-- ở hạng 113 có Hon Hai Precision, thương vụ 132.1 tỷ đôla;
-- hạng 227 có Taiwan Semiconductor, 17.4 tỷ...
Dĩ nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma không có tiền, không có tài sản… thậm chí ngài còn nghèo hơn rất nhiều nhà sư khác trên thế giới.
Nhưng Trump gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ lợi vô cùng tận. Vì tất cả những người yếu đuối, đang bị áp bức, đang tìm tự do dân chủ… khắp thế giới sẽ hy vọng và tin tưởng rằng Hoa Kỳ không vì lợi mà bán đứng, mà bỏ rơi, mà nhắm mắt bưng tai trước các ước vọng nhân quyền trên thế giới.
Đó cũng là lý do Dân biểu Jim Sensenbrenner (Cộng Hòa-Wis.) nói rằng Donald Trump nên gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, một quyết định sẽ gây căng thẳng với TQ.
Thêm nữa, đã lỡ gây căng thẳng rồi, tại sao không cho thêm một chút sóng gió?
Dân biểu này hôm Thứ Ba viết thư cho Trump, “Trong khi ngài gặp nhiều lãnh tụ thế giới trong khi chuẩn bị nắm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn nhân cơ hội này đề nghị ngài hãy gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Dân biểu Sensenbrenner là người đã hỗ trợ tích cực cho Trump khi Trump tranh cử.
Dân biểu này viết, “Kể từ khi lưu vong khỏi Tây Tạng 57 năm trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma là một tiếng nói mạnh mẽ và liên tục cho giải pháp hòa bình cho sự căng thẳng giữa Tây Tạng và Trung Quốc. Trong xuyên suốt nửa thế kỷ qua, Hoa Kỳ có một quan hệ mạnh mẽ và ổn định với nhân dân và chính phủ Tây Tạng. Tôi hy vọng ngài sẽ tiếp tục quan hệ mạnh mẽ này với Tây Tạng, cũng như sẽ quảng bá hòa bình giữa Tây Tạng và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.”
DB Sensenbrenner thêm rằng việc tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ gửi TQ một thông điệp mạnh mẽ rằng Mỹ hỗ trợ cho Tây Tạng.
Ông viết, “Người Tây Tạng có quyền giữ gìn văn hóa, di sản, ngôn ngữ và tôn giáo của họ. Qua nhiều năm, nhân dân Tây Tạng đã trải qua cuộc chiến liên tục để tự giải phóng ra khỏi chính phủ TQ và để giữ gìn tự do căn bản của họ. Tuy nhiên, TQ liên tục từ chối quyền tự trị của nhân dân Tây Tạng, và mãi đàn áp các cuộc phản đối và biểu tình của dân Tây Tạng.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện đang cư ngụ ở Ấn Độ, đang bị TQ liên tục xem là “kẻ kích động” bất kể ngài liên tục nói rằng ngài trân trọng hòa bình và chỉ muốn dân tộc Tây Tạng tự trị để giữ được các phương diện văn hóa – như tôn giáo, ngôn ngữ… -- để không bị đồng hóa.
Dĩ nhiên, các báo thân Tàu đã tấn công tức khắc viễn ảnh Trump có thể gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Thực tế, các vị Tổng Thống Mỹ trước Trump đều đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, xem ngài là lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng, trong khi vẫn công nhận rằng Tây Tạng nằm trong Trung Quốc.
Những gì Bắc Kinh chờ đợi là câu giờ, kéo dài thời gian… bởi vì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã 81 tuổi, và bất kỳ ai kế nhiệm đều không có đủ uy đức như Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù đó là ảnh hưởng quốc tế hay ảnh hưởng với người dân trên các đồng cỏ cao nguyên Tây Tạng.
Có thể chăng… Trump hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma? Trước, hay sau khi nhậm chức Tổng Thống Mỹ?
Và bây giờ hãy hình dung Trung Quốc sẽ sôi sục khi Trump gặp, nói chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma.Cả Đài Loan và Tây Tạng là 2 trong các nơi được Bắc Kinh gọi là “lợi ích cốt lõi” của nhà nước Trung Quốc.
Tuy nhiên, câu hỏi là, Trump có thể để gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không? Dĩ nhiên, không phải là dám hay không, vì hiển nhiên là Trump dám chứ, chuyện này nhỏ với Trump. Vấn đề là, Trump với quen suy tính kinh doanh, nên sẽ suy nghĩ rằng có lợi hay không.
Trump nói chuyện với Thái Anh Văn vì có lợi vô cùng, lợi nhiều hơn hại. Bởi vì Đài Loan có thể, và có dư tiền, để mua nhiều vũ khí đắt giá của Mỹ, mua tàu chiến, mua phi đạn. Đài Loan có nhiều đại gia tư bản nổi tiếng, có thể vào Mỹ mở cơ xưởng, tạo việc làm cho dân Mỹ.
Thí dụ trong nhóm 2000 công ty lớn nhất thế giới trong bản Forbes Global 2000, tính theo số liệu năm 2013, có 41 đại công ty Đài Loan vào bảng này:
-- ở hạng 113 có Hon Hai Precision, thương vụ 132.1 tỷ đôla;
-- hạng 227 có Taiwan Semiconductor, 17.4 tỷ...
Dĩ nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma không có tiền, không có tài sản… thậm chí ngài còn nghèo hơn rất nhiều nhà sư khác trên thế giới.
Nhưng Trump gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ lợi vô cùng tận. Vì tất cả những người yếu đuối, đang bị áp bức, đang tìm tự do dân chủ… khắp thế giới sẽ hy vọng và tin tưởng rằng Hoa Kỳ không vì lợi mà bán đứng, mà bỏ rơi, mà nhắm mắt bưng tai trước các ước vọng nhân quyền trên thế giới.
Đó cũng là lý do Dân biểu Jim Sensenbrenner (Cộng Hòa-Wis.) nói rằng Donald Trump nên gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, một quyết định sẽ gây căng thẳng với TQ.
Thêm nữa, đã lỡ gây căng thẳng rồi, tại sao không cho thêm một chút sóng gió?
Dân biểu này hôm Thứ Ba viết thư cho Trump, “Trong khi ngài gặp nhiều lãnh tụ thế giới trong khi chuẩn bị nắm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn nhân cơ hội này đề nghị ngài hãy gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Dân biểu Sensenbrenner là người đã hỗ trợ tích cực cho Trump khi Trump tranh cử.
Dân biểu này viết, “Kể từ khi lưu vong khỏi Tây Tạng 57 năm trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma là một tiếng nói mạnh mẽ và liên tục cho giải pháp hòa bình cho sự căng thẳng giữa Tây Tạng và Trung Quốc. Trong xuyên suốt nửa thế kỷ qua, Hoa Kỳ có một quan hệ mạnh mẽ và ổn định với nhân dân và chính phủ Tây Tạng. Tôi hy vọng ngài sẽ tiếp tục quan hệ mạnh mẽ này với Tây Tạng, cũng như sẽ quảng bá hòa bình giữa Tây Tạng và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.”
DB Sensenbrenner thêm rằng việc tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ gửi TQ một thông điệp mạnh mẽ rằng Mỹ hỗ trợ cho Tây Tạng.
Ông viết, “Người Tây Tạng có quyền giữ gìn văn hóa, di sản, ngôn ngữ và tôn giáo của họ. Qua nhiều năm, nhân dân Tây Tạng đã trải qua cuộc chiến liên tục để tự giải phóng ra khỏi chính phủ TQ và để giữ gìn tự do căn bản của họ. Tuy nhiên, TQ liên tục từ chối quyền tự trị của nhân dân Tây Tạng, và mãi đàn áp các cuộc phản đối và biểu tình của dân Tây Tạng.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện đang cư ngụ ở Ấn Độ, đang bị TQ liên tục xem là “kẻ kích động” bất kể ngài liên tục nói rằng ngài trân trọng hòa bình và chỉ muốn dân tộc Tây Tạng tự trị để giữ được các phương diện văn hóa – như tôn giáo, ngôn ngữ… -- để không bị đồng hóa.
Dĩ nhiên, các báo thân Tàu đã tấn công tức khắc viễn ảnh Trump có thể gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Thực tế, các vị Tổng Thống Mỹ trước Trump đều đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, xem ngài là lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng, trong khi vẫn công nhận rằng Tây Tạng nằm trong Trung Quốc.
Những gì Bắc Kinh chờ đợi là câu giờ, kéo dài thời gian… bởi vì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã 81 tuổi, và bất kỳ ai kế nhiệm đều không có đủ uy đức như Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù đó là ảnh hưởng quốc tế hay ảnh hưởng với người dân trên các đồng cỏ cao nguyên Tây Tạng.
Có thể chăng… Trump hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma? Trước, hay sau khi nhậm chức Tổng Thống Mỹ?
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen