Văn Quang
Nói đến chuyên “nghề dạy học” tôi nhớ đến thời mới lớn, nhà cửa ruộng vườn ở quê nhà bỏ lại hết, tôi phải đi dạy học tại một trường tư ở Hải Phòng. Hồi đó cũng có nhiều cô giáo trẻ cùng dạy với tôi. Các cô giáo trẻ đã có gia đình hay có người yêu đối với tôi rất tự nhiên như bạn bè thật sự. Nhưng vài cô giáo trẻ đẹp còn “non” lại nhìn tôi bẽn lẽn như muốn rời xa nhưng có lẽ đó là sự e ấp thường có của các cô gái đã được dạy dỗ trong một nền giáo dục cổ xưa thôi, các cô muốn tôi bắt chuyện trước. Tôi đã thử vài lần và đúng như thế, khi tôi tiến tới gần bắt đầu nói chuyện, các cô đều tươi cười tiếp chuyện. Và chỉ vài câu dường như có cô muốn tìm hiểu thêm tôi có gia đình hay có người yêu chưa. Các cô thường giữ gìn rất ý tứ và nhìn quanh xem có ai theo dõi không. Chúng tôi nói chuyện vui thôi, sự nghiêm trang của các cô khiến những anh có máu “Don Juan” không dám buông lời tán tỉnh sàm sỡ. Thầy hiệu trưởng cũng lớn tuổi và rất đạo mạo, nếu bị thưa rất có thể bị đuổi việc ngay.
24/11/2016
Đó là chuyện ngày xưa, có thể kể là từ trước những năm 1975. Nhưng ngày nay mọi chuyện thay đổi hết rồi, không phải vì sự tiến bộ mà vì sự thoái hóa suy đồi của đạo đức. Trong thời buổi khó khăn, vàng thau lẫn lộn, người ta quá chú trọng đến việc kiếm tiền và quá sợ các quan trên kể cả các phòng giáo dục và thầy cô giáo. Bởi thế nên gần đây chuyện quan trên bắt các cô giáo trẻ đẹp đi tiếp khách mới ầm ĩ lên trên khắp các trang báo trong và ngoài nước. Chuyện bắt đầu từ một xã cỏn con tại một thị xã Hồng Lĩnh – tỉnh Thanh Hóa vậy mà rùm beng gần như cả thế giới đều biết.
Điều động giáo viên nữ làm lễ tân ‘tiếp khách’ cấp trên
Quả thật đây là một chuyện rất lạ và rất “độc”. Gần đây nhất, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã ra Thông báo số 77/TB – UBND, điều động 21 giáo viên nữ từ bậc mầm non đến Trung Học Cơ Sởi (THCS), tham gia phục vụ tại chương trình “Liên hoan Dân ca ví dặm”.
Ban đầu, vì sự quan trọng của các buổi lễ, các giáo viên đã tham gia đầy trách nhiệm. Tuy nhiên, theo phản ánh của các nữ giáo viên: Sau đó, họ đã liên tục bị “điều động” vào các hoạt động sai mục đích ghi trong văn bản hẳn hoi.
Theo các cô giáo, sau khi nhận nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách, các cô tiếp tục phải đi ăn, uống rượu, rồi hát hò với quan khách. Một cô giáo kể:
“Việc phải đi tiếp khách khiến bọn em cảm thấy rất ái ngại. Bọn em buộc phải đi là vì nhiệm vụ được giao chứ trong lòng không hề muốn chút nào”.
Một giáo viên mầm non khác ngậm ngùi: “Trong bữa tiệc, khi chén bia chén rượu vào, sẽ không tránh khỏi những hành động như ôm vai, bá cổ. Tỏ thái độ thì không được, sợ mất lòng quan khách; thậm chí là bị cấp trên phê bình gay gắt. Nhưng nếu dễ dãi quá sẽ bị lấn lướt, lợi dụng…”.
Theo các cô, việc thường xuyên phải đi tiếp khách đã khiến không ít lần vợ chồng, những người trong gia đình có xung đột, ghen tuông. Có những lần chồng bực tức, gay gắt, bắt vợ bỏ việc về buôn bán, chợ búa; nhất định phải từ bỏ nghề. Một cô giáo tâm sự: “Vì nhiệm vụ phải thực hiện thôi, chứ bọn em còn gia đình, chồng con và những người thân xung quanh nữa. Người ngoài nhìn vào họ bàn tán ghê lắm”.
Liên quan sự việc này, ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng Giáo Dục Đào Tạo (GD-ĐT) thị xã Hồng Lĩnh xác nhận: Có sự điều động này, có việc giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các buổi lễ. Ông Trưởng Phòng GD – ĐT này cho biết quan điểm: “Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống. Không có gì đáng lo!”
Thưa ông Trưởng Phòng Giáo Dục thị xã Hồng Lĩnh các cô giáo bị sờ mó, ôm ấp mà ông cho là chuyện bình thường và không có gì đáng lo được sao?! Nếu đó là vợ hay con gái ông thì ông nghĩ thế nào, ông có khuyến khích vợ con ông làm việc này không?
Đó cũng là câu chuyện đã làm dậy sóng dư luận những ngày qua. Có rất nhiều ý kiến gay gắt chỉ trích nặng nề lời tuyên bố này của ông Thiềm. Đáng chú ý là ý kiến của bà Bà Nguyễn Vân Anh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA). Bà nói:
“Theo quan sát của tôi, và ý kiến của nhiều người trong cuộc thì chuyện này không hiếm. Vì khá phổ biến cho nên những người trong cuộc không nghĩ rằng mình có gì sai.
Thế nên, họ mới đưa ra khái niệm rất “hùng hồn”: Đây là vinh dự, là nhiệm vụ chính trị, v.v…
Tôi cảm thấy thương những người coi những hành vi sàm sỡ, khua khoắng tay chân – những hành vi không chuẩn – là chuyện bình thường”, bởi kiến thức của họ về những điều tối thiểu là rất hạn chế…”
Thế nên, họ mới đưa ra khái niệm rất “hùng hồn”: Đây là vinh dự, là nhiệm vụ chính trị, v.v…
Tôi cảm thấy thương những người coi những hành vi sàm sỡ, khua khoắng tay chân – những hành vi không chuẩn – là chuyện bình thường”, bởi kiến thức của họ về những điều tối thiểu là rất hạn chế…”
Phải ghép vào tội xúc phạm nhân phẩm con người
… “Điều tôi lo là những giáo viên trong cuộc. Họ sẽ phải đối mặt với sự bẽ bàng của sếp mình như thế nào? Bởi những người đó vẫn có quyền lực trong việc quyết định các vị trí tồn tại, đồng lương của các cô giáo. Bây giờ, người ta sẽ xử lý như thế nào? Sẽ nhìn nhau như thế nào đây. Tôi có một cảm giác nữa là tất cả các nữ giáo viên, kể cả có chức quyền hay không đều sẽ cảm thấy bị tổn thương khi sự kiện này bùng phát.Tôi nghĩ những người tự trọng đều cảm thấy tổn thương và đau lòng”.
Và bà đã có một câu ví von rất hay:
“Cũng giống như câu ca dao: “Thân em như cái giếng làng/ Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân” vậy. Người “thanh” thì cho rằng việc điều động giáo viên đi tiếp khách là chuyện không thể chấp nhận được nhưng với những kẻ phàm phu thì lại coi “đấy là chuyện bình thường trong cuộc sống”.
Khi mà vẻ đẹp hình thức của phụ nữ đang được coi như là công cụ để giải trí hoặc mua bán, thì những hành vi lạm dụng mối quan hệ gần gũi để dùng nó để đạt được điều gì đó cũng cần được xếp vào hành vi xâm hại tình dục
Một người tận dụng thân thể của bạn để cho người khác dù chỉ là ngắm thôi, đem bản thân bạn ra để làm vật trao đổi dù chỉ là để lấy sự hài lòng của cấp trên thì cũng là vị phạm quyền, xúc phạm nhân phẩm của con người.Sự lo sợ của các cô giáo thời nay
Một người tận dụng thân thể của bạn để cho người khác dù chỉ là ngắm thôi, đem bản thân bạn ra để làm vật trao đổi dù chỉ là để lấy sự hài lòng của cấp trên thì cũng là vị phạm quyền, xúc phạm nhân phẩm của con người.Sự lo sợ của các cô giáo thời nay
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh từ Nghệ An cho biết nhận xét của cô về nguyên nhân sâu xa để UBND cũng như các cơ quan toàn quyền điều động nhân viên, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục:
“Đối với người giáo viên khi họ phải chạy bằng chạy chức họ phải bỏ một khoản tiền rất lớn và khi bỏ khoản tiền lớn để xin việc vào biên chế thì họ muốn ở lại để làm việc. Chính vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi. Đời sống đạo đức của mình nó băng hoại đến như thế và đấy là vấn nạn nhức nhối. Cái đau khổ của họ là đạo đức, họ không thể nào giữ được đạo đức”.
Có hàng ngàn ý kiến rất gay gắt của bạn đọc khắp nơi. Tôi chỉ nêu vài ý kiến của độc giả đế thấy đây không còn là chuyên hiếm mà là chuyện xảy ra ở nhiều nơi:
– Bạn Từ Minh Hải viết:
Không phải riêng Hà Tĩnh đâu. Rất nhiều nơi. Hà Tĩnh luôn nói thật và dám nói thật thôi. (Tôi cũng là cán bộ ngành Giáo dục mà).
– T.V.Vũ viết:
Ở nhiều nơi, việc này cũng diễn ra nhưng do họ sợ bị trù dập nên không dám lên tiếng mà thôi….
Chuyện khốn nạn này mà là chuyện ở rất nhiều nơi trên đất nước VN thì quả là quá nguy hiểm cho nền giáo dục ở đây. Không thể nói tất cả các cô giáo trẻ đẹp đều như thế nhưng cũng là quá nhiều bởi hệ thống quan liêu, sai phái cấp dưới bất kể họ là gì để làm vui lòng quan trên đã thành thứ bệnh dịch ở VN rồi. Thuốc gì mà chữa đây? Hầu như mọi gia đình ở VN đều lo cho tương lai con cháu mình ngày mai có thể trở thành những kẻ bất lương, không giúp ích gì cho xã hội.
Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cũng bị tố tơi bời
Vào sáng ngày 14 tháng 11 bên hành lang quốc hội Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu là sai nguyên tắc của cán bộ và ảnh hưởng uy tín của ngành vì những giáo viên này ngoài việc là các nhân viên chuyên môn còn là tấm gương xây dựng hình ảnh nhà giáo trong mắt phụ huynh và nhân dân.
Tuy nhiên, ông Nhạ sau đó lại nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.
Theo như ông Bộ trưởng trả lời lỗi này là lỗi của giáo viên trước. Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên Đại Hoc Mở, cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông rất tức giận nói:
“Hà Tĩnh trong mấy ngày qua trong việc điều động các cô giáo phải đi phục vụ tiệc rượu và Karaoke không hề có trong tiền lệ của giáo dục Việt Nam. Thông qua bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ mà VietnamNet phải rút bài rồi đưa lại bài khác, tất cả những gì trên báo chí nhất là báo Dân Trí đã đưa ra thì tôi nói với tư cách là một thầy giáo tất cả câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tôi đánh giá là trả lời của một tên đầu gấu bảo vệ cho những tên ma cô trong giáo dục Việt Nam hiện nay”.
Ông Đinh Kim Phúc có vẻ nặng lời đối với phát biểu của ông Bộ Trưởng nhưng dư luận cũng đã um sùm rồi. Ở VN thời đại này có lắm chuyện “độc và lạ” thật. Còn nhiều chuyện “độc và lạ” nữa nhưng bài đã khá dài, tôi tường thuật vào một dịp khác.
Văn Quang24/11/2016
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen