Samstag, 26. November 2016

Gạo ‘dính độc’ bị trả về: Xứ người chê thì xứ ta xài?

Nhiều lô gạo của Việt Nam xuất sang các nước gần đây bị trả về do có dư lượng các hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng hay không phù hợp với các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy, các lô gạo sau khi bị trả về đó được giải quyết như thế nào, liệu có chuyện xứ người chê thì xứ ta xài?

 
Gạo Việt xuất khẩu ồ ạt bị trả về vì “dính độc”
Nhiều lô gạo “dính độc” bị trả về
Mới đây, đại diện Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT) đã cảnh báo các DN xuất khẩu gạo cần kiểm tra chất lượng kỹ trước khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ do hàng loạt lô gạo Việt bị trả về.
Ước tính, có khoảng 10.000 tấn gạo của 16 DN Việt Nam đã bị phía Mỹ trả về trong vòng 4 năm qua. Lý do: gạo bị tồn dư các chất acetamiprid, chlopyripos, hexaconazoe,… có trong các loại thuốc bảo vệ thực vật để trị các loại bệnh trên cây lúa như đạo ôn, sâu đục thân, rầy nâu,…
Tuy vậy, danh sách các doanh nghiệp này không được tiết lộ, việc hướng dẫn xử lý với các lô hàng bị trả về cũng chưa có.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 6 tháng đầu năm 2016, đã có hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VFA cũng cho biết, những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2016, rất nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo thơm của các DN xuất khẩu gạo có tiếng đã bị trả về vì dính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phải bán trong nội địa.
Tương tự, chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân cũng cho hay, tình trạng gạo xuất khẩu sang Mỹ bị trả về đã xảy ra nhiều năm nay, nhưng điểm khác là có thể những năm trước thông tin bị “ém” đi nên dư luận không xôn xao.
“Ngoài Mỹ, gạo Việt cũng từng bị nhiều thị trường khác trả về, điển hình như thị trường Nhật Bản doi các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật thậm chí còn cao hơn Mỹ”, ông Xuân nói.
Còn đại diện một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ nhận định, gạo Việt lâu nay xuất chủ yếu vào các thị trường dễ tính về chất lượng. Điều này khiến cả nông dân và DN chạy theo số lượng, không chú ý đến chất lượng cũng như độ an toàn thực phẩm. Thế nên, thuốc bảo vệ thực vật được dùng vô tội vạ.
“Hậu quả, từ năm 2008 tới nay gạo Việt liên tiếp bị trả về và số lượng bị trả về ngày càng nhiều”, vị đại diện trên nói.
Gạo trả về bán đi đâu?
Nhiều ý kiến băn khoăn: lượng gạo “dính độc” liên tiếp bị trả về thì xử lý như thế nào, tiêu hủy hay lại bán đi đâu? Có người bày tỏ sự bất an bởi gạo xuất khẩu đã trải qua một loạt quy trình kiểm soát về chất lượng mới xuất khẩu, vậy, các loại gạo bán tại thị trường trong nước liệu có an toàn?
Nhiều người đặt câu hỏi, gạo bị trả về do dính độc vậy có bị tuồn ra bán tại thị trường trong nước (ảnh NLĐ)
Liên quan đến vấn đề trên, ông Võ Tòng Xuân thừa nhận, trong quá trình gieo trồng, nông dân thường lạm dụng phân bón khiến cho sâu bệnh nhiều. Sâu bệnh nhiều thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lại tràn lan làm cho chất lượng lúa gạo càng khó kiểm soát.
Khi xuất khẩu bị các thị trường trả về, nếu không thể xuất sang thị trường khác thì bằng nhiều cách sẽ tuồn vào tiêu thụ nội địa.
Trên thực tế, với hàng hóa nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, khi không được thị trường xuất khẩu chấp nhận, DN có thể lựa chọn cách tiêu hủy sản phẩm mà không nhận hàng trả về, song cách này gây tốn kém, tổn thất nên hầu như DN sẽ không lựa chọn.
“Doanh nghiệp không bao giờ chấp nhận mất cả chì lẫn chài nên bằng mọi cách sẽ đưa gạo quay trở lại trong nước và bán thị trường cho dân Việt mua”, ông Xuân nói.
Theo ông Xuân, không riêng gì mặt hàng gạo, trước đây các mặt hàng như tôm, cá tra, cá basa,… xuất khẩu đi bị trả về cũng được đem vào tiêu thụ nội địa. Điều này đặt ra nhiều lo ngại cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, cơ chế xử lý những sản phẩm xuất khẩu bị trả về là có. Cụ thể, những lô hàng đó sẽ được kiểm định lại, nếu dư lượng chất kháng sinh hay hóa chất khác vượt mức cho phép thì phải tiêu hủy, không vượt ngưỡng thì doanh nghiệp có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau.
Tuy nhiên, ông Tiệp cũng thừa nhận việc giám sát được nguồn hàng này hiện chưa chặt chẽ vì nhiều lý do, và phía Cục đang phối hợp với các DN để tìm ra giải pháp kiểm soát, quản lý một cách hiệu quả hơn.
--
Lou Bowie
Silverbay Properties
714-554-5400
silverbayproperty@gmail.com

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen