Freitag, 13. Oktober 2017

Những cái thiếu trong “The Vietnam War”

 
Sau ba tuần kể từ ngày khởi chiếu, bộ phim “The Vietnam War” đã nhận được nhiều phản hồi của người xem, từ mọi phía. Phần nhiều là chê, kể cả từ Hà-Nội, phe được những người làm phim dành cho rất nhiều ưu ái.
 
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: “Hà Nội sẽ không muốn phổ biến bộ phim này” mặc dù bộ phim đã “quy gần như mọi tội lỗi cho Washington, đánh giá cao chiến binh của miền Bắc và có lúc, tỏ thái độ xem thường lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa.”
 
VOA tiếng Việt cũng loan tin:
Mặc dù “The Vietnam War”, bộ phim tài liệu gây tranh cãi về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, không bị cấm chiếu ở Việt Nam nhưng giới lãnh đạo ở Hà Nội tỏ ra không hài lòng về những gì được giới thiệu trong bộ phim mới được trình chiếu trên kênh truyền hình PBS.
“Những nhân vật có thế lực trong chính phủ Hà Nội vô cùng không hài lòng về loạt phim tài liệu này,” Jeff Stein tiết lộ trong một bài báo của tuần san Newsweek trong tháng này về bộ phim tài liệu công phu đã mất đến 10 năm mới hoàn tất.
Hai nguồn tin độc lập tiết lộ cho Newsweek rằng những “nhân vật thế lực” bực tức đến độ đã “sa thải một số quan chức phụ trách báo chí tại Bộ Ngoại giao, những người đã giúp đoàn làm phim tổ chức các cuộc phỏng vấn.”
 
“Bên thắng cuộc” được khen nức nở cũng chê. Còn bên thua cuộc, bị bôi bác trong phim, dĩ nhiên là không thể im lặng. Nhiều người đã vạch ra những cái thiếu trong “The Vietnam War” dù hai giám đốc sản xuất Ken Burns và Lynn Novick đã khoe “điều mà chúng tôi đã bỏ ra mười năm nay để làm là đào xới, khai quật toàn bộ câu chuyện về Việt Nam, do đó chúng tôi đã nhận ra rằng nhiều sự thật có thể cùng hiện hữu”.
 
“Nhiều sự thật cùng hiện hữu”, nhưng có những sự thật đã bị làm ngơ, hay cố tình bỏ qua như sự thật về Tổng thống Ngô Đình Diệm và Quân đội VNCH do ông Nguyễn Tiến Hưng vạch ra:
 
Phim phán xét về TT Ngô Đình Diệm: "Ông là con người tàn nhẫn, không tin ai ngoài gia đình, lanh lợi, tháo vát, biết khai thác những yếu điểm của đối phương." Rồi họ gán cho ông một biệt hiệu: "Đấng Cứu thế không có thông điệp."
 
Phán xét này ngược hẳn với đánh giá của tờ New York Times năm 1957, gọi ông Diệm là "một người giải phóng Á Châu," hay tuần báo Life: "Con người cứng rắn và như phép lạ của Việt Nam," hay Nghị sĩ Jacob Javits (tiểu bang New York): "Ông là một trong những anh hùng của thế giới tự do."
 
Nghị sĩ Mike Mansfield thì từng ca ngợi ông Diệm:
"Công trạng ngăn chặn được xâm lăng của Cộng sản ở Việt Nam, và vì vậy ở cả Đông Nam Á, là do sự quyết tâm, can đảm, trong sạch và chính trực của Tổng Thống Diệm, một người đã chứng tỏ khả năng rất cao trước những khó khăn thật là to lớn."
 
Năm 1961, Phó Tổng thống Johnson đi xa hơn, gọi ông Diệm là "Winston Churchchil của Đông Nam Á".
 
Phim muốn kể câu chuyện từ nhiều phía…rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến" nhưng đã phỏng vấn rất ít người từ phía VNCH, mà cuộc chiến xảy ra căn bản là ở Miền Nam Việt Nam.
 
Thời giờ dành cho những người này cũng rất vắn vỏi, coi như chỉ qua loa để gọi là có phỏng vấn. Đâu là những hình ảnh và câu chuyện của những người quân nhân anh dũng của VNCH? Đâu là những hình ảnh vợ con của họ sống trong cảnh khó khăn, cô đơn ở thôn quê Miền Nam, chờ mãi không thấy chồng về?
Phim cũng không nói đến các thành quả kinh tế, xã hội mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã gặt hái như "5-Năm Vàng Son 1955-1960". Về hành chánh đã có các cán bộ được huấn luyện chu đáo trong hai thập kỷ bởi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chẳng thua gì Ecole Nationale D'Administration của Pháp (nơi sản sinh các lãnh đạo Pháp), các đại học Luật khoa, Y khoa, nơi sản xuất ra các luật sư, thẩm phán biết đẩy mạnh truyền thống pháp trị (rule of law) và các bác sĩ làm việc trong bệnh viện thay thế bác sĩ Pháp.
Miền Nam Việt Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của chính Nam Hàn dưới thời TT Park Chung Hee.
Bộ phim có nhiều thiếu sót và sai sót. Thiếu sót quan trọng nhất trong phần đầu là không đề cập tới trách nhiệm của Mỹ trong cuộc đảo chính và hạ sát Tổng thống Diệm. Nếu như thay vì đảo chính, Mỹ ủng hộ sáng kiến và cùng với Tổng thống Diệm để tìm giải pháp hòa bình thì liệu Vietnam War xảy ra hay không? Biểu tình nửa triệu người có xảy ra hay không?
 
Không đề cập tới những gì đã xảy ra tại Dinh Gia Long, những bi kịch, hậu quả của những quyết định của Tổng thống Kennedy, như đem quân vào, đảo chính Tổng thống Diệm thì làm sao đạo diễn Lynn Novick có thể nói rằng:
"Chúng tôi muốn biết cái gì đã xảy ra ở nơi đây … mô tả thực tại… trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến?" (ngưng trích)
 
Câu chuyện về tấm ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan “xử bắn tù binh Việt Cộng” trên đường phố Sài-Gòn cũng được Ken Burns và Lynn Novick đưa vào phim với một nửa sự thật:
 
“Trong cuộc chiến Việt Nam, có lẽ bức hình tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp, do Eddie Adams chụp đã gây chấn động và bất mãn nhất trên thế giới. Ác nghiệt thay là một bức hình thường không nói hết câu chuyện. Thực ra, lý do làm tướng Loan bắn Bảy Lốp là vì ngay tối hôm trước y đã giết một sĩ quan cảnh sát cùng vợ và 3 đứa con nhỏ của ông ấy mà chính tướng Loan đã tận mắt chứng kiến và Bảy Lốp tuyên bố là đã rất hãnh diện làm chuyện này. Theo Điều 4 của Thỏa Ước Genève 1949 thì hành động hành quyết của tướng Loan hợp pháp vì Bảy Lốp không mang quân phục, không mang một nhãn hiệu nào minh chứng mình là quân đội mà đã tàn sát sĩ quan VNCH và thường dân vô tội thì quân luật cho phép trừng trị, bao gồm cả hành quyết (summary execution) như tướng Loan đã làm. Chính Eddie Adams cũng đã xin lỗi tướng Loan tại Washington, D.C. và trở thành một người bạn thân của tướng Loan.” (Nguyễn Văn Thái và Liên Thành)
 
Bank of America là một trong những nhà bảo trợ để trình chiếu phim Vietnam War của Burns với chủ trương "because we believe what's perspective, comes understanding," - "vì chúng tôi tin rằng cái gì là quan điểm thì sẽ đưa đến sự hiểu biết lẫn nhau." Quan điểm của Burns trong tập 1 như sau: 1. Hồ Chí Minh là người yêu nước hy sinh lo cho dân, họ Hồ được dân Việt mến mộ tột cùng; 2. Hồ Chí Minh không muốn dùng vũ lực tấn chiếm miền Nam, chủ trương đó là của Lê Duẫn; 3. Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì độc tài gia đình trị nên bị các tướng lãnh VNCH giết chết; 4. Quân đội của Bắc Việt và của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chiến đấu kiên trì, anh dũng, trong khi đó, các tướng tá trong QLVNCH thì tham nhũng ăn chơi phè phỡn đến độ Tổng Thống Lyndon Johnson phải bực mình nói tìm bằng mọi cách đẩy cho QLVNCH phải có trách nhiệm chiến đấu và QLVNCH phải ra chiến trường chớ không phải quân đội của Mỹ! Đây là quan điểm mà Ken Burns muốn truyền lại cho thế hệ sau, vì CSVN là kẻ thù "xứng đáng"  thì đủ trọng lượng để trở thành người bạn "hợp tác chiến lược toàn diện."
Nếu Hồ Chí Minh và các đảng viên của ông ấy tranh đấu hy sinh gian khổ như vậy cho dân chúng như Ken Burns trình bày, thì tại sao năm 1954, hàng triệu người Việt bỏ lại nhà cửa ngoài bắc để trốn chạy vào Nam và năm 1975 vài triệu người bỏ nước ra đi, trong đó có nửa triệu người làm mồi cho cá ở biển cả? Vậy thì người người Quốc Gia tỵ nạn và các đảng phái Quốc Gia rõ ràng là "phản quốc" chớ còn gì nữa? Đó là lý do tại sao tôi phẫn uất khi xem tập phim tài liệu và tôi cho rằng Ken Burns là cái loa tuyên truyền độc hiểm cho CSVN bóp méo vo tròn lịch sử và đây là sự phản bội trắng trợn lần 2 của Hoa Kỳ đối với người Việt Quốc Gia. (Hoàng Duy Hùng)
 
 Còn về phía Quân đội Mỹ trong “The Vietnam War” cũng chỉ thấy bắn giết, đốt nhà dân làng, nhất là vụ Mỹ Lai được chiếu đi chiếu lại nhiều lần. Không thấy những cảnh lính Mỹ làm đường, xây cầu, khám bệnh phát thuốc cho dân quê, phát kẹo cho trẻ em…
 
Về phía bộ đội CSBV xâm lăng VNCH, có nhiều người được phỏng vấn trong “The Vietnam War” nhưng thiếu những tiếng nói trung thực, như anh cựu cán binh Lê Minh Đức dưới đây:
Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản Việt Nam, thì tôi nói thật hận thù đó không nguôi được. Vì sao ư? Vì quá nhục.
 
Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ.
 
Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 năm máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường.
 
Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ. Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội, đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.
 
Hỏi như thế có nhục không? Mà nhục như thế thì quên thế nào được. Nay ta trải thảm đỏ mời Mỹ quay lại. Cái mặt dày đểu cáng ta biết giấu vào đâu? Đành phải lôi lại chuyện quá khứ rằng Mỹ giết dân ta. Thì sao, nó không giết ta để ta giết nó hay sao?
 
Trong cuộc chiến tranh do ta chủ trương, có thằng nào không phải là Việt Cộng trong mắt người Mỹ. Ta sống trong dân, ta giấu vũ khí trong vườn nhà dân. Dân và ta đều quần đùi đen, áo bà ba đen, tay cầm liềm cắt cỏ mà AK 47 giấu trong bờ ruộng. Ta đánh úp nó chết nhăn răng vì nó tưởng du kích ta là dân lành.
 
Trong khi đó ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn. Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt...
 
Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên rằng thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó.
 
Ta là ai? Ta là đảng cộng sản Việt Nam. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả. Ta là loài khỉ đột đã xua đuổi được mọi nền văn minh để tiếp tục tự sướng với nhau trong bóng tối của thời trung cổ.

Và còn nữa? Hãy chờ xem ta sẽ nghiến nát kẻ thù (nhân dân) như đàn anh Trung Quốc của chúng ta dùng xe tăng xay thịt nhân dân chúng nó thành thức ăn cho súc vật trên quảng trường Thiên An Môn.
 
Ta là quái thai thời đại. Ta không xứng đáng đứng ngang hàng với loài người văn minh trên trái đất này. Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. (hết trích)
 
“The Vietnam War” thiếu nhiều sự thật quá! Nửa cái bánh còn ăn được vì vẫn là bánh. Một nửa sự thật thì chỉ đáng ném vào sọt rác, dù bao nhiêu người đã bỏ ra bao nhiêu công sức và năm tháng để tạo ra nó.
 
Ký Thiệt
 
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen